Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón: Mẹ phải làm gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón: Mẹ phải làm gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón: Mẹ phải làm gì?

Con bị táo bón, đau đớn mỗi khi đi ngoài là nỗi ám ảnh của cả mẹ và bé. Nguyên nhân gây táo bón thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì? Làm cách nào để giúp con khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày?

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón: Mẹ phải làm gì?

Tác hại của táo bón với sức khỏe trẻ nhỏ

Táo bón là tình trạng bất thường của hệ tiêu hóa, vấn đề khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón sẽ không đi tiêu thường xuyên, mỗi khi đi ngoài phân thường cứng, khô. Điều này khiến nhiều bé khóc, khó chịu, thậm chí là sợ hãi mỗi khi đi tiêu. Một số triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ thường gặp là:

  • Đau bụng
  • Phân rắn và khô
  • Chảy máu hậu môn
  • Cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Gặp khó khăn và mất rất nhiều thời gian cho mỗi lần đi tiêu
  • Nhiều ngày không đi tiêu, so với tần suất đi tiêu bình thường của bé

Thông thường, vấn đề táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, khi tình trạng táo bón kéo dài, bé hình thành nỗi sợ đi đại tiện, chủ động nhịn đi tiêu sẽ làm cho tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến các vấn đề như chảy máu khi đi vệ sinh, nứt/rách niêm mạc hậu môn…

Ngoài ra, táo bón còn ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng khiến bé chậm lớn. Trẻ bị táo bón, nhất là khi bị táo bón lâu ngày sẽ dễ bị căng thẳng, hay quấy khóc, cáu gắt.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như:

  • Uống không đủ nước và chế độ ăn thiếu chất xơ có thể khiến trẻ dễ bị táo bón do nhu động ruột của trẻ hoạt động không hiệu quả.
  • Ít vận động: Vận động giúp kích thích nhu động ruột. Trẻ ít vận động khiến phân dễ bị tắc ứ lâu trong ruột, dần trở nên khô cứng.
  • Thói quen nhịn đi tiêu: Bé ham chơi, ngại xin phép người lớn, mới đi học hay đi chơi xa, lạ chỗ, lạ nhà vệ sinh hoặc từng gặp khó khăn trong việc đi ngoài nên có thể chủ động nhịn đi tiêu trong thời gian dài dẫn đến táo bón.
  • Stress: Bé có thể bị táo bón khi căng thẳng, lo lắng về điều gì đó, chẳng hạn như: gia đình có vấn đề, thay đổi môi trường sống, chuẩn bị đi học…
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý về ruột có thể khiến trẻ bị táo bón.
  • Công thức sữa không phù hợp: Đối với các bé nhỏ, nếu mẹ không thể cho bé bú và cho bé dùng sữa ngoài thì đôi lúc nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón có thể là do công thức sữa không phù hợp. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm khó tiêu, gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu trẻ dùng công thức sữa có chứa các đạm sữa bị biến tính này thì có khả năng đây chính là “thủ phạm” gây táo bón cho trẻ.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón?

Tìm hiểu thêm: Khám phá 6 bí quyết giúp nàng có âm đạo đẹp và quyến rũ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón: Mẹ phải làm gì?

>>>>>Xem thêm: Creampie là gì? Liệu creampie có an toàn không?

Tình trạng táo bón ở trẻ thường tự hết và không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón lâu ngày, lặp đi lặp lại, mẹ hãy giúp bé cải thiện bằng 6 gợi ý sau:

Cho con uống đủ nước

Trẻ nhỏ cần uống ít nhất 3 – 4 ly nước một ngày (trung bình khoảng 1 lít). Mẹ có thể cho con uống kết hợp nước lọc và nước ép rau củ quả để bổ sung chất xơ cho trẻ.

Khuyến khích bé vận động đầy đủ

Bé cần vận động, chạy nhảy, vui chơi ít nhất 30 phút/ngày. Mẹ có thể cho bé chơi các môn thể thao như bơi lội, võ thuật, đá bóng… để rèn thói quen vận động cho bé từ nhỏ.

Tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn cho trẻ nhỏ

Chất xơ trong thực phẩm giúp làm mềm phân và đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn. Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho trẻ bằng cách cho bé ăn táo, lê, cam, chuối, yến mạch, bánh mì nguyên cám, các loại rau xanh… Một số món mẹ có thể làm để “dụ” bé ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn là sinh tố chuối và rau bó xôi nấu canh, bánh mì nguyên cám phết mứt trái cây, sữa chua trộn hoa quả và yến mạch…

Chọn sữa dễ tiêu hóa, hấp thu nhanh

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc nhờ đến sự hỗ trợ của các công thức sữa. Tuy nhiên, cần lưu ý là mẹ nên tìm hiểu kỹ càng và ưu tiên chọn các công thức sữa giúp bé dễ tiêu, đi phân đều, đẹp để “đỡ đần” mẹ trong việc nâng niu, bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của con cũng như giúp bé giảm nguy cơ táo bón. 

Để chọn được công thức sữa giúp bé hấp thu nhanh, dễ tiêu, đi phân đều, mẹ sẽ cần lưu ý đến nhiều yếu tố, trong đó quy trình sản xuất là điều mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Bởi như đã đề cập ở trên, đạm sữa rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ và dễ biến đổi cấu trúc thành đạm khó tiêu, gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa, như táo bón. Do đó, ưu tiên hàng đầu mẹ nên cân nhắc là những công thức sữa chỉ qua quy trình xử lý nhiệt nhẹ một lần. Quy trình này sẽ giúp bảo toàn 90% đạm sữa, giúp đạm sữa không bị biến tính và khiến bé khó hấp thu. 

Ngoài ra, khi chọn sữa cho bé, mẹ cũng nên ưu tiên chọn những công thức sữa giúp bé dễ tiêu, êm bụng, êm giấc với nguồn sữa mát chất lượng cao, ví dụ như nguồn sữa từ giống bò thuần chủng Hà Lan. Cùng với đó, công thức sữa cũng nên có hương vị thanh nhạt, không chứa đường sucrose (đường mía) để giúp bé giảm nguy cơ sâu răng và béo phì từ những năm tháng đầu đời.

Rèn cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Nếu bé sợ đi tiêu, có thói quen nhịn đi đại tiện, hãy tập cho bé ngồi bô hay ngồi toilet ít nhất 10 phút vào một khoảng thời gian cố định mỗi ngày (tốt nhất là 30 phút sau khi ăn). Cố gắng không gây áp lực cho bé dù bé đi được hay không. Hãy kiên nhẫn để bé dần hình thành thói quen mới.

Massage cho bé, ngâm mình trong nước ấm

Mẹ có thể cho bé tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm, nhẹ nhàng massage bụng cho bé để giúp con thư giãn và làm mềm phân.

Trường hợp đã thử đủ cách mà tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn tiếp diễn, kéo dài 2 – 3 tuần hay vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn, ví dụ như bé đi ngoài có nhầy máu, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *