Trẻ sợ tắm mẹ phải làm sao? 11 tuyệt chiêu “dỗ” bé đi tắm dễ dàng

Trẻ sợ tắm mẹ phải làm sao? 11 tuyệt chiêu “dỗ” bé đi tắm dễ dàng

Trẻ sợ tắm mẹ phải làm sao? 11 tuyệt chiêu “dỗ” bé đi tắm dễ dàng

Cục cưng của bạn có thể rất thích khoảng thời gian đi tắm nhưng rồi đột nhiên trẻ sợ tắm khiến mẹ không biết làm thế nào? Đừng lo lắng, đây chỉ là nỗi sợ nhất thời và con bạn sẽ sớm vượt qua được. 

Bạn đang đọc: Trẻ sợ tắm mẹ phải làm sao? 11 tuyệt chiêu “dỗ” bé đi tắm dễ dàng

Chứng sợ tắm thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đa phần là các bé từ 1 đến 3 tuổi. Trên thực tế, nhiều bà mẹ vẫn không hiểu được vì sao trẻ sợ tắm? Thế nhưng, dù bạn khuyến khích hay giải thích về sự an toàn của nhà tắm như thế nào cũng không giúp con ngoan ngoãn đi tắm. Vậy làm thế nào để dỗ bé đi tắm thuận lợi? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và thử áp dụng những tuyệt chiêu hữu ích mà Kenshin.vn gợi ý.

Vì sao trẻ sợ tắm? Điều mẹ cần thấu hiểu

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, một số bé sẽ cảm thấy sợ tắm vì những nguyên nhân như:

  • Cảm thấy mất kiểm soát khi được mẹ tắm.
  • Bé không thích cảm giác nằm ngửa và nổi trong chậu nước tắm.
  • Khó chịu với nhiệt độ nước hay xà bông tắm gội chảy vào tai, mắt…

Đối với các bé mới biết đi trong khoảng 1 đến 3 tuổi, việc trẻ sợ tắm, khóc hoặc la hét khi đến giờ tắm có thể khiến mẹ cảm thấy bối rối và không biết làm thế nào. Thế nhưng, chỉ cần tìm hiểu kiến thức, thông tin về nuôi dạy con, mẹ sẽ nhận ra chứng sợ tắm ở lứa tuổi này là điều hiển nhiên và không có gì bất thường.

Bởi vì trong giai đoạn mới biết đi, bé cũng bắt đầu phát triển nhận thức về sự vật và môi trường xung quanh. Theo lẽ tự nhiên, sự nhận thức này thường sẽ đi đôi với cảm giác lo sợ.

Trẻ sợ tắm mẹ phải làm sao? 11 tuyệt chiêu “dỗ” bé đi tắm dễ dàng

Trong trường hợp mẹ cho bé đi tắm, trẻ có thể sợ cảm giác trơn trượt trong phòng tắm, sợ tiếng nước rút xuống cống hoặc sợ việc gội đầu khiến nước cùng xà phòng chảy vào mắt… Đối với người lớn, những nỗi sợ này có vẻ thật vô lý. Thế nhưng, với trẻ nhỏ thì đây lại là những vấn đề lớn khiến bé bất an.

Hơn nữa, trong giai đoạn này, suy nghĩ của trẻ vẫn chưa được logic nên việc bạn giải thích về sự an toàn của phòng tắm hay bất cứ điều gì đều không thể ngăn được nỗi sợ của bé. May mắn thay, chứng sợ tắm ở trẻ nhỏ không kéo dài và sẽ biến mất theo thời gian khi bé dần trưởng thành. Vì vậy, mẹ hãy yên tâm rằng đây không phải là một dạng rối loạn lo âu nghiêm trọng.

10 tuyệt chiêu giúp trẻ vượt qua nỗi sợ tắm mẹ nên thử

Khi trẻ sợ tắm, mẹ nên nghiêm túc xem xét nguyên nhân khiến con sợ hãi và bài xích chuyện đi tắm. Đồng thời, không nên gấp gáp buộc con phải đi tắm khi bé có phản ứng từ chối mãnh liệt. Thay vào đó, mẹ hãy bình tĩnh áp dụng ngay những tuyệt chiêu sau để giúp con yên tâm và thư giãn hơn trong thời gian đi tắm nhé.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên:

  1. Sử dụng chậu tắm dành riêng cho trẻ nhỏ.
  2. Dùng xà phòng, dầu gội ít cay mắt dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  3. Kiểm tra và đảm bảo nhiệt độ của nước gần với nhiệt độ cơ thể.
  4. Nhìn bé bằng ánh mắt trìu mến và trấn an trong quá trình tắm cho con.
  5. Nói chuyện với em bé về những gì xảy ra trong thời gian tắm để phân tán nỗi sợ của bé.

Đối với trẻ ở lứa tuổi mới biết đi hoặc lớn hơn, mẹ nên giúp con làm quen với việc đi tắm bằng cách:

  • Giúp con yên tâm khi dùng chậu tắm. Ban đầu, mẹ để bé ngồi trong chậu không chứa nước và cho con tắm bằng bọt biển. Sau khi bé thoải mái hơn, mẹ thêm một ít nước vào chậu tắm và từ từ tăng dần lượng nước.
  • Trang bị tấm lót chống trơn trượt cho chậu tắm của con để bé không lo lắng về cảm giác té ngã khi đang tắm.
  • Một số bé có thể sợ bồn tắm lớn. Vì vậy, mẹ nên đặt chậu tắm trẻ em bên trong bồn tắm lớn một thời gian cho đến khi con quen với điều này.
  • Mẹ có thể chọn cách tắm chung với con, cho bé ngồi giữa hai chân hoặc ngồi trên đùi mẹ để con cảm thấy an toàn trong lúc tắm.
  • Nếu bé sợ tiếng nước rút xuống cống sau khi tắm xong. Bạn nên đưa con ra phòng tắm trước rồi mới đổ đi nước trong chậu tắm hoặc rút dụng cụ giữ nước của bồn tắm lớn ra.
  • Đối với trường hợp trẻ sợ tắm do từng bị xà bông chảy vào mắt hoặc tai thì các mẹ nên cẩn thận hơn khi tắm cho con và chỉ nên dùng những sản phẩm dành riêng cho trẻ em. Mẹ cũng có thể cho con sử dụng mũ trùm và kính bơi lúc tắm nếu bé muốn.
  • Mẹo giúp mẹ và bé có khoảng thời gian tắm thú vị hơn

    Tìm hiểu thêm: “Quay tay”, thủ dâm có ảnh hưởng đến chiều cao không?

    Trẻ sợ tắm mẹ phải làm sao? 11 tuyệt chiêu “dỗ” bé đi tắm dễ dàng

    >>>>>Xem thêm: Dọa sảy thai là gì? Mẹ nên làm gì để giữ thai thành công?

    Bên cạnh việc giúp con vượt qua nỗi sợ, mẹ còn có thể giúp bé cảm thấy hoạt động đi tắm không hề nhàm chán bằng những mẹo sau:

    • Mua đồ chơi phòng tắm cho bé như vịt cao su, rùa bơi, súng nước bắn bong bóng… Đây sẽ là những món đồ giúp con hứng thú hơn với hoạt động tắm rửa mỗi ngày.
    • Nếu bé có anh chị em gần tuổi thì mẹ có thể cho các bé tắm chung. Các con sẽ có cơ hội vui đùa với nhau, mẹ có thể kết hợp thêm ca hát hoặc kể chuyện… trong thời gian tắm. Điều này giúp trẻ sợ tắm nhận ra hoạt động này không hề đáng sợ chút nào.
    • Bất cứ món đồ gì liên quan đến việc đi tắm như sữa tắm, khăn tắm, kem dưỡng ẩm… Mẹ nên cho con dùng đồ có kiểu dáng, màu sắc hoặc mùi hương mà bé thích để con có cảm xúc tốt khi đi tắm nhé.
    • Đối với trẻ sợ tắm, mẹ có thể hướng dẫn bé chơi trò tắm cho búp bê hoặc một món đồ chơi nào đó. Qua hoạt động này, con sẽ hiểu hơn về quá trình vệ sinh cơ thể và nhận ra đi tắm cũng rất thú vị.
    • Ngoài ra, mẹ nên thử thay đổi thời gian tắm cho bé trong ngày, đặc biệt là vào thời điểm trẻ không cáu kỉnh và khó chịu.

    Trẻ sợ tắm là tình trạng thường gặp ở giai đoạn trẻ mới biết đi và đang phát triển nhận thức. Vì vậy, chỉ cần mẹ kiên nhẫn thì sẽ giúp con sớm vượt qua nỗi sợ này và phát triển khỏe mạnh. Chúc mẹ thành công khi áp dụng những tuyệt chiêu dỗ con đi tắm mà Kenshin.vn gợi ý nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *