Nghẹt mũi khiến bạn khó chịu, nhất là khi nước mũi cứ chảy ra gây nhột hoặc đôi khi bạn không thở được do đường dẫn khí bị nghẹt. Nhiều người cho rằng nghẹt mũi là do có nhiều dịch nhầy bên trong. Tuy nhiên, thực chất, mũi bị nghẹt thường do các mạch máu bị viêm trong xoang. Vậy, có cách nào để giảm nghẹt mũi một cách hiệu quả không?
Bạn đang đọc: 8 cách giảm nghẹt mũi cấp tốc, đơn giản, hiệu quả bất ngờ
Nghẹt mũi thường xuất hiện do cảm, cúm, dị ứng hay viêm xoang. Tuy nhiên, dù là lý do gì thì bạn cũng nên tham khảo ngay 8 cách giảm nghẹt mũi đơn giản mà hiệu quả sau để thổi bay vấn đề rắc rối này nhanh chóng.
Nội Dung
- 1 1. Cách giảm nghẹt mũi bằng máy tạo hơi ẩm
- 2 2. Tắm nước nóng
- 3 3. Uống đủ nước giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả
- 4 4. Dùng bình xịt nước muối
- 5 5. Dùng gạc ấm để giảm nghẹt mũi cấp tốc
- 6 6. Sử dụng thuốc giảm xung huyết
- 7 7. Dùng thuốc kháng histamine hay thuốc dị ứng để giảm nghẹt mũi
- 8 8. Tìm cách xoa dịu
1. Cách giảm nghẹt mũi bằng máy tạo hơi ẩm
Máy tạo hơi ẩm giúp làm giảm đau xoang, nghẹt mũi nhanh và dễ dàng. Máy chuyển nước từ từ thành hơi, làm tăng độ ẩm trong phòng. Hít thở trong không khí ẩm giúp làm dịu các mô và mạch máu bị sưng bên trong mũi và xoang. Chúng giúp làm sạch chất lỏng trong mũi và giúp bạn hít thở bình thường. Đặt máy tạo hơi ẩm trong phòng làm giảm viêm, nguyên nhân gây tắc nghẽn.
2. Tắm nước nóng
Bạn đã bao giờ bị nghẹt mũi và nhận ra chúng dịu đi khi tắm nước nóng? Đừng quá ngạc nhiên, vì tắm nước nóng chính là một trong những mẹo giảm nghẹt mũi đơn giản mà mang lại hiệu quả nhanh chóng. Có một lý do để lý giải về điều này, đó là hơi nước từ vòi sen giúp làm mỏng lớp dịch nhầy trong mũi và giảm viêm. Tắm nước nóng có thể giúp cho hơi thở trở lại bình thường, ít nhất là trong một thời gian ngắn.
Bạn có thể xem thêm:
[Infographic] 8 cách giảm nghẹt mũi không cần dùng thuốc
3. Uống đủ nước giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả
Tìm hiểu thêm: 12 tác dụng của yến sào đổi với sức khỏe không nên bỏ qua
>>>>>Xem thêm: Người hay thở dài bị bệnh gì?
Hãy uống nhiều nước khi bạn bị nghẹt mũi. Hầu hết các loại nước đều giúp cung cấp đủ nước khi bạn bị bệnh, bao gồm nước lọc, nước uống thể thao và cả nước ép. Chúng giúp hòa tan dịch nhầy trong mũi, đẩy chúng ra ngoài dễ dàng và làm giảm áp lực trong xoang. Càng ít áp lực thì mũi càng ít viêm và kích thích.
4. Dùng bình xịt nước muối
Vì sao có thể dùng bình xịt nước muối để làm giảm nghẹt mũi? Sử dụng bình xịt nước muối giúp tăng độ ẩm bên trong mũi, giảm viêm mạch máu và làm sạch dịch trong mũi. Bình xịt mũi có bán nhiều ở các tiệm thuốc tây.
Bạn có thể xem thêm:
Truy tìm nguyên nhân nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
5. Dùng gạc ấm để giảm nghẹt mũi cấp tốc
Gạc ấm giúp khai thông cơn nghẹt mũi. Để làm gạc ấp, bạn hãy dùng khăn mặt ngâm nước nóng, sau đó vắt khô, đặt chúng lên mũi và trán. Hơi ấm có thể làm dịu cơn đau và giảm viêm. Dùng gạc ấm thường xuyên giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả.
6. Sử dụng thuốc giảm xung huyết
Thuốc giảm xung quyết có thật sự làm giảm nghẹt mũi? Câu trả lời là có! Thuốc giảm xung huyết có tác dụng làm giảm sưng và dịu cơn đau do kích thích ở mũi. Nhiều loại thuốc xung huyết có thể dùng mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Chúng gồm hai dạng: dạng xịt và dạng viên. Dạng xịt phổ biến bao gồm oxymetazoline (Afrin) và phenylephrine (Sinex). Dạng viên bao gồm pseudoephedrine (Sudafed, Sudogest). Những loại thuốc này đều có ở các tiệm thuốc, vì vậy bạn có thể hỏi mua từ dược sĩ.
Bạn có thể xem thêm:
Top 7+ loại thuốc trị nghẹt mũi, sổ mũi nhanh chóng, an toàn, hiệu quả
7. Dùng thuốc kháng histamine hay thuốc dị ứng để giảm nghẹt mũi
Bạn có thể cần đến thuốc kháng histamine và thuốc dị ứng nếu nguyên nhân nghẹt mũi là do dị ứng. Cả hai loại đều giúp giảm sưng và khai thông mũi. Các loại thuốc kết hợp chứa cả thuốc kháng histamine và thuốc giảm xung huyết có thể làm dịu áp lực ở xoang và sưng do dị ứng gây ra.
8. Tìm cách xoa dịu
Nghẹt mũi gây khó chịu, tuy nhiên một số phương pháp tại nhà có thể giúp bạn. Các loại thuốc sẵn rất hiệu quả, tuy nhiên bạn nên sử dụng cẩn thận. Hãy hỏi bác sĩ khi chọn mua thuốc xung huyết, thuốc kháng histamine hay thuốc dị ứng. Hãy đến khám bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện sau hơn 3 ngày, hoặc nếu bạn lên cơn sốt.
>>> Bạn có thể xem thêm: 10 cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà hiệu quả, đơn giản
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn “bỏ túi” được 8 cách giảm nghẹt mũi vô cùng đơn giản mà mang lại hiệu quả bất ngờ!