Việc quan sát nước tiểu khi mang thai có thể tiết lộ cho bạn nhiều điều về tình trạng sức khỏe. Mặt khác, khoảng thời gian này cũng là lúc nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận tăng cao.
Bạn đang đọc: Nước tiểu khi mang thai thay đổi như thế nào? Những điều mẹ cần biết
Những thay đổi trong nước tiểu có thể vừa là dấu hiệu mang thai vừa là dấu hiệu của các vấn đề trong thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu còn có nguy cơ cao mắc phải chứng sỏi thận do nồng độ nội tiết tố estrogen tăng cao. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.
Nội Dung
1. Bạn cần biết gì về thử thai bằng nước tiểu?
Không ít chị em sẽ phát hiện ra mình đang mang thai khi sử dụng các biện pháp thử thai tại nhà thông qua nước tiểu. Khoảng 12 – 14 ngày sau khi thụ thai, thử thai bằng nước tiểu là kiểm tra nồng độ hormone human chorionic gonadotropin (hCG) trong nước tiểu. HCG là một hormone được tạo ra trong quá trình mang thai và hình thành trong nhau thai, có nhiệm vụ nuôi dưỡng trứng thụ tinh sau khi cấy vào thành tử cung. Mức hCG tăng nhanh và đạt đỉnh trong tam cá nguyệt đầu tiên, sau đó giảm dần.
Theo Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ, mức hCG trên 5 mIU/ml thường cho kết quả mang thai âm tính và nồng độ hCG trên 25 mIU/ml sẽ cho kết quả dương tính. Kết quả giữa các con số này đôi khi cần được kiểm tra lại một lần nữa. Ngoài ra, vì nồng độ hCG có thể rất khác nhau, bạn cần siêu âm để xác nhận chính xác mình đã mang thai.
Nồng độ hCG thấp có thể cho thấy vấn đề bất ổn trong thời gian mang thai chẳng hạn như sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Ngoài ra, nồng độ hCG cũng báo hiệu thai kỳ gặp trục trặc hoặc mang thai trứng, mang đa thai. Sau khi sẩy thai, phải mất khoảng 4 – 6 tuần nồng độ hCG mới trở lại bình thường.
Bác sĩ khuyên nên thử thai vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy bởi vì đây là thời gian nước tiểu đậm đặc nhất.
2. Nước tiểu thay đổi như thế nào khi mang thai?
Nước tiểu khi mang thai sẽ thay đổi khá nhiều. Một số người có thể cảm thấy mình đi vệ sinh nhiều hơn trước khi chú ý đến việc trễ kinh và nghĩ đến biện pháp thử thai. Điều này xảy ra bởi cơ thể bắt đầu sản xuất hormone hCG sau khi phôi thai bám vào tử cung thành công và hormone này có thể khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên.
Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu sẽ tăng cao và khoảng 25% lượng máu đó được dẫn trực tiếp đến thận, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn. Việc theo dõi màu sắc và mùi của nước tiểu khi mang thai có thể cho bạn biết rất nhiều về sức khỏe của bản thân. Nếu mẹ bầu nước tiểu vàng đậm và đặc thì đây sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn bị mất nước. Phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước hơn bình thường và nhìn vào nước tiểu, bạn có thể biết mình có uống đủ nước hay không. Chứng ốm nghén nặng có thể gây ói mửa hoặc mất nước.
Khi mang thai, nội tiết tố thai kỳ có thể làm thay đổi mùi nước tiểu. Nếu mùi nước tiểu nồng, màu nước tiểu hồng đỏ hay tiểu buốt rắt đôi lúc báo hiệu rằng bạn đang mắc phải chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặt khác, bạn cũng có khả năng nhận thức rõ hơn về những thay đổi về mùi nước tiểu bởi trong thời gian này, các giác quan của mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn nhiều.
Nếu nhận thấy có máu trong nước tiểu hay nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu bất cứ lúc nào trong thời gian bầu bí, hãy đến bác sĩ khám để được kiểm tra. Một số thai phụ có thể xuất huyết nhẹ vào đầu thai kỳ nhưng tình trạng này không phải là dấu hiệu nguy hiểm.
Trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể có nhu cầu đi tiểu thường xuyên nhưng cũng không nên quá lo lắng. Sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên bàng quang khiến bạn muốn đi vệ sinh hơn. Đôi lúc, bạn cũng có thể bị rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi.
3. Mang thai và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu
Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập niệu đạo và nhiễm vào bàng quang, niệu quản hoặc thận. Phụ nữ có tiền sử nhiễm trùng đường tiểu, bệnh đái tháo đường, trước đây đã có con hoặc thừa cân cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp nhanh mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú?
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên điều trị cẩn thận vì tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ lẫn con, thậm chí dẫn đến nguy cơ sinh non. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ có thể thực hiện phân tích nước tiểu nhằm phát hiện vi khuẩn. Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng kháng sinh uống . Nếu tình trạng nặng, bạn sẽ cần đến phương pháp tiêm thuốc qua tĩnh mạch.
Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng tốc độ hồi phục bằng cách uống nhiều nước, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, giữ vùng âm đạo sạch sẽ. Nên mặc đồ lót bằng vải cotton, tránh quần bó sát, ngâm mình trong nước quá lâu.
4. Mang thai và nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B
Đôi khi nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là do mẹ bầu nhiễm phải liên cầu khuẩn nhóm B, một loại vi khuẩn thường sống trong ruột hoặc đường sinh dục. Mặc dù liên cầu khuẩn nhóm B ít có nguy cơ gây nhiễm trùng ở người lớn, nhưng nó có thể lây lan sang thai nhi trong lúc chuyển dạ và gây bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
Đôi khi liên cầu khuẩn nhóm B khởi phát sớm đối với trẻ sơ sinh có các triệu chứng như sốt, hôn mê và bú kém trong vòng một tuần sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng có khả năng khởi phát muộn bệnh từ vài tuần hoặc vài tháng sau khi chào đời.
Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B vào cuối thai kỳ, thường là giữa tuần 35 và 37. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng kháng sinh penicillin trong khi chuyển dạ để ngăn ngừa nhiễm trùng khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh.
5. Tầm quan trọng của kiểm tra nước tiểu khi mang thai
Mỗi khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích nước tiểu khi khám thai lần đầu và định kỳ trong thời gian mang thai nhằm theo dõi hoặc phát hiện tình trạng nhiễm trùng bàng quang, nhiễm trùng thận, mất nước hay đái tháo đường. Nồng độ protein cao trong nước tiểu có thể chỉ ra rằng bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh thận nghiêm trọng hay phát hiện tình trạng tiền sản giật để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ nên làm thế nào?