Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến. Khi trẻ mắc bệnh, bạn cần phải chú ý đến việc điều trị bởi nếu không bệnh sẽ chuyển biến thành viêm cầu thận mãn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bạn đang đọc: Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

Bé nhà bạn bị chẩn đoán mắc viêm cầu thận cấp và bạn đang cảm thấy rất lo lắng? Bạn không biết nên chăm sóc bé như thế nào? Nếu bạn đang có những băn khoăn trên, hãy theo dõi những chia sẻ sau của Kenshin.vn để hiểu rõ thêm về căn bệnh này cũng như biết cách chăm sóc trẻ phù hợp.

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh gì?

Thận là cơ quan có hình hạt đậu, to cỡ nắm tay nằm ở hai bên hông, gần với thắt lưng. Chức năng chính của thận là lọc máu, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Các đơn vị nhỏ đảm nhiệm chức năng lọc máu trong thận được gọi là cầu thận.

Viêm cầu thận ở trẻ em là tình trạng các cầu thận bị viêm, sưng và kích thích khiến cho thận làm việc không đúng cách. Từ đó, chất lỏng sẽ bị ứ trong cơ thể khiến trẻ bị sưng mặt, bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân…

Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm cầu thận thường là do:

  • Các rối loạn miễn dịch: lupus ban đỏ (một bệnh viêm mãn tính có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, hội chứng Goodpasture (một rối loạn miễn dịch phổi).
  • Nhiễm virus: virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người và các virus ảnh hưởng đến gan như virus viêm gan B, virus viêm gan C.
  • Bệnh u hạt Wegener: một bệnh gây viêm các mạch máu ở mũi, xoang, cổ họng và thận.
  • Các bệnh làm ảnh hưởng đến mạch máu: viêm mạch hoặc ban xuất huyết Henoch Schonlein.
  • Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng): Ở trẻ em, đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

Triệu chứng của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em

Trẻ bị viêm cầu thận cấp sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung những triệu chứng sau đây là phổ biến nhất:

  • Nước tiểu có màu nâu sẫm (do có lẫn máu và protein)
  • Sưng, phù xung quanh vùng mặt, mắt, mắt cá chân, chân và bụng, đặc biệt vào buổi sáng
  • Viêm họng
  • Đi tiểu ít
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Đau đầu
  • Huyết áp cao
  • Động kinh
  • Phát ban, đặc biệt là ở mông và chân
  • Sút cân
  • Đau khớp
  • Màu da nhợt nhạt
  • Các triệu chứng của viêm cầu thận có thể giống với các bệnh khác. Do đó, nếu bạn nghi ngờ trẻ có thể bị viêm cầu thận cấp, hãy đưa trẻ đi khám ngay.

    Chẩn đoán viêm cầu thận cấp ở trẻ em

    Ngoài việc kiểm tra sức khỏe tổng quát và tìm hiểu về tiền sử bệnh của trẻ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cho trẻ làm một số xét nghiệm sau:

    • Cấy trùng cổ họng (Throat culture)
    • Xét nghiệm nước tiểu
    • Xét nghiệm máu
    • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG)
    • Siêu âm thận
    • X-quang ngực
    • Sinh thiết thận

    Điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em

    Phương pháp điều trị viêm cầu thận cho trẻ sẽ được chỉ định dựa vào các yếu tố:

    • Tuổi, sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh của trẻ
    • Nguyên nhân gây bệnh
    • Mức độ bệnh
    • Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ tục hoặc liệu pháp cụ thể

    Nếu viêm cầu thận là do nhiễm liên cầu khuẩn, việc điều trị sẽ tập trung điều trị các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, đa phần các phương pháp điều trị sẽ tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

    Tìm hiểu thêm: Viêm gan B lây qua đường nào?

    Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

    >>>>>Xem thêm: 8 nguyên tắc mặc đồ lót để bảo vệ sức khỏe vùng kín, bạn đã biết chưa?

    Chế độ ăn dành cho trẻ bị viêm cầu thận cấp

    Ngoài việc tuân thủ các biện pháp điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn của trẻ để tăng cường hiệu quả điều trị và giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng:

    1. Ăn ít muối

    Bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa ít muối để cải thiện và kiểm soát huyết áp, hạn chế nguy cơ tăng huyết áp và ngăn chặn nguy cơ ứ nước dẫn đến sưng tấy.

    2. Hạn chế nước

    Hạn chế cung cấp nước quá nhiều cho cơ thể để giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm gánh nặng cho thận khi thận đã bị suy yếu.

    3. Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein

    Bạn nên chú ý tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có quá nhiều chất đạm. Điều này giúp thận làm việc hiệu quả hơn. Việc ăn ít các thực phẩm giàu protein sẽ làm giảm gánh nặng công việc của thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu.

    Biến chứng của bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em

    Nếu không được điều trị triệt để, tình trạng viêm cầu thận cấp có thể dẫn đến suy thận mạn tính. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp hoặc suy tim. Thậm chí trẻ có thể bị vô niệu, thận hư, không lọc được nước tiểu và dẫn đến tử vong.

    Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em. Nếu bạn nghi ngờ bé đang mắc phải căn bệnh này, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm nhé.

    Ngân Phạm/Kenshin.vn 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *