Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

Bạn có thấy con thứ của mình thường sẽ nghịch ngợm và chống đối hơn con đầu lòng không? Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy một trong những tính cách của con thứ trong gia đình là sinh ra để nổi loạn.

Bạn đang đọc: Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

Dù là anh chị em cùng huyết thống nhưng mỗi người vẫn sẽ có những tính cách khác nhau. Một vài ý kiến cho rằng con thứ trong gia đình sẽ có phần nghịch ngợm và nổi loạn hơn anh chị mình. Liệu tính cách trên có ảnh hưởng đến tương lai của trẻ không và vì sao lại có tình trạng này? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu nhé.

Con thứ sinh ra để nổi loạn?

Trước đây, các nhà khoa học đã khám phá ra những hành vi của trẻ mà ba mẹ thường thấy như: con cả thường sẽ ngoan và nghe lời hơn trong khi những con thứ trong gia đình sẽ độc lập hơn, thích phiêu lưu và thay đổi.

Nghiên cứu từ Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ, cho biết đặc điểm nhân cách của con thứ trong gia đình có thể ảnh hưởng đến khả năng phạm tội của trẻ. Nói cách khác, con thứ có khả năng trở thành tội phạm. Hai nghiên cứu từ Đan Mạch và Florida cũng cho kết quả tương tự.

Tác giả nghiên cứu giải thích rằng trong gia đình có hai hay nhiều con, khi so sánh với con đầu lòng, con thứ sẽ có khuynh hướng phạm tội từ 20 – 40%. Chúng thường dễ bị phạt vì vi phạm kỷ luật ở trường và gia nhập nhóm tội phạm nhiều hơn.

Ba mẹ ít quan tâm đến con thứ hơn

Các nhà nghiên cứu ghi nhận được rằng sức khỏe lúc mới sinh và chất lượng trường học không ảnh hưởng đến sai phạm của trẻ. Tuy nhiên, thời gian ba mẹ dành cho con mới là điều quan trọng. Đối với con đầu lòng, ba mẹ dành thời gian cho con nhiều hơn, dành hết tình yêu của mình chăm sóc con.

Thế nhưng, khi con thứ chào đời, con thứ sẽ không được như anh chị của mình. Thời gian của ba mẹ sẽ phải chia ra để chăm sóc cho cả 2 đứa con. Con thứ có khi sẽ chịu thiệt thòi hơn con đầu lòng, ví dụ như mặc quần áo cũ hay chơi đồ chơi cũ, có khi đã bị hỏng một phần của anh/chị mình.

Tác giả nghiên cứu cho rằng do con đầu lòng được ba mẹ dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc nên sẽ phát triển hoàn thiện hơn. Như vậy, bé thường sẽ trưởng thành sớm. Trong khi đó, con thứ trong gia đình lại nhận được ít sự quan tâm từ người lớn so với anh chị của mình. Có nhiều lý do dẫn đến việc này:

  • Cạnh tranh để giành sự chú ý: Người lớn đôi khi dành nhiều thời gian để chăm sóc con cả hơn so với con thứ. Vì thế, bé sinh sau cần phải tranh giành sự chú ý từ ba mẹ, không chỉ với con cả mà còn với công việc trách nhiệm khác của ba mẹ.
  • Trẻ noi gương không đúng người: Trong khi con cả xem bạn là hình mẫu, con thứ có thể sẽ có sự sai lệch về tính cách khi noi gương theo anh chị của mình, một đứa trẻ khác hay bất kỳ người nào tiếp xúc với bé nhiều.

Tìm hiểu thêm: Bệnh dịch tả: 5 điều quan trọng nhất định bạn phải biết

Con thứ trong gia đình sẽ có hành vi phạm tội nhiều hơn?

>>>>>Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của dầu mè đối với sức khỏe

  • Ba mẹ ít chơi với con: Trong nghiên cứu, nhiều bố mẹ ít háo hức khi vui đùa với con thứ trong gia đình hơn là con cả. Họ ít kể chuyện đêm khuya trước khi ngủ, chơi xếp hình hay các trò khác với con thứ.
  • Liệu con của bạn có trở thành tội phạm không?

    Không phải kết quả nghiên cứu cho thấy con thứ có khuynh hướng phạm tội thì con bạn sẽ trở thành tội phạm. Cần nhiều bằng chứng hơn để khẳng định yếu tố ảnh hưởng đến con là bố mẹ.

    Bạn cũng không cần quá lo lắng cho dù con thứ trong gia đình có ham chơi, nghịch ngợm thì cũng chẳng là vấn đề lớn. Tỷ lệ thật sự là 1/20 trẻ có vấn đề nghiêm trọng. Quan trọng nhất là cách nuôi dạy con cái, sự quan tâm và chú ý đến con của ba mẹ sẽ quyết định con bạn trưởng thành như thế nào.

    Đối xử công bằng với các con

    Chỉ cần đối xử công bằng về tình cảm và sự quan tâm với con, bạn sẽ giảm được khả năng con mình trở nên quấy phá, sai phạm hay phạm tội trong tương lai. Dưới đây là những bí quyết mà bạn có thể tham khảo:

    • Lắng nghe con nếu bé muốn được quan tâm và chú ý kèm theo việc bày tỏ quan điểm của mình và chấp nhận thái độ của con.
    • Đừng nói với con rằng cuộc sống không công bằng. Nếu bé tranh cãi rằng bạn không đối xử công bằng với con, bạn nên giả vờ không nghe. Đừng đáp lại và tiếp tục công việc của mình. Bé có thể hờn dỗi nhưng rồi sẽ nghe lời bạn.
    • Khi đã bình tĩnh lại, hãy hỏi trẻ về cách cư xử tốt hơn trong trường hợp tương tự. Con bạn sẽ hiểu và biết cách kiềm chế hành động của bản thân.
    • Nếu con đổ lỗi cho bạn vì đã không quan tâm, bạn nên dành cho con thời gian nhiều hơn bằng cách chọn ra một thời điểm nhất định trong ngày cũng như bỏ qua công việc và chỉ tập trung vào việc vui đùa cùng bé.

    Vai trò của bố mẹ trong việc nuôi dạy con cái rất quan trọng. Nghiên cứu cũng đã ghi nhận được sự khác biệt về khuynh hướng bạo lực của con thứ trong gia đình và con cả là có liên quan đến sự quan tâm và đối xử giữa ba mẹ với con cái. Dĩ nhiên, không dễ để làm một người mẹ tốt, nhưng hãy luôn giữ bình tĩnh và dành mọi tình yêu cho các con nhé.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *