Lần đầu làm mẹ chắc chắn sẽ làm cho một số mẹ bỡ ngỡ và bối rối trong khâu chăm sóc cho trẻ. Thế nên sẽ không tránh khỏi việc phạm phải sai lầm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bạn đang đọc: [Infographic] Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh: Cảnh báo từ Bác sĩ Nhi khoa
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh với bác sĩ Nhi khoa Ngọc Vy. Bác sĩ Nhi khoa Ngọc Vy sẽ đồng hành cùng mẹ và đưa ra những lời khuyên giúp giải quyết những sai lầm này hiệu quả nhất.
Nội Dung
- 1 Bác sĩ Nhi khoa cảnh báo về những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
- 1.1 Sai lầm 1: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
- 1.2 Sai lầm 2: Băng rốn trẻ sơ sinh quá kỹ
- 1.3 Sai lầm 3: Cho trẻ nằm than hơ lửa cùng mẹ
- 1.4 Sai lầm 4: Ủ trẻ quá kỹ
- 1.5 Sai lầm 5: Quấn khăn cho trẻ quá chặt
- 1.6 Sai lầm 6: Cho trẻ sơ sinh uống nước
- 1.7 Sai lầm 7: Không tắm gội cho trẻ mà chỉ dùng khăn lau người
- 1.8 Sai lầm 8: Để mọi người hôn trẻ sơ sinh
- 1.9 Sai lầm 9: Để trẻ ngủ ngày nhiều
- 1.10 Sai lầm 10: Rung lắc cho trẻ dễ ngủ
Bác sĩ Nhi khoa cảnh báo về những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Sai lầm 1: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng mật ong có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ và đây là một quan niệm sai lầm. Cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì trong mật ong có nhiều bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum, tạo ra độc tố gây ảnh hưởng tới thần kinh cơ và liệt, nặng còn có thể khiến trẻ tử vong. Trẻ dưới 1 tuổi (đặc biệt dưới 6 tháng) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, do vậy không được cho trẻ dùng mật ong cũng như đánh tưa lưỡi bằng mật ong.
Phụ huynh nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Khi trẻ bị nấm miệng, mẹ có thể sử dụng Miconazole, Nystatin để điều trị cho bé.
Sai lầm 2: Băng rốn trẻ sơ sinh quá kỹ
Cuống rốn của trẻ sơ sinh là một vết thương hở nên cần được chăm sóc đúng cách. Khi vết thương nhiễm trùng không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị nhiễm trùng máu và khi trở nặng sẽ ảnh hưởng tính mạng trẻ. Việc băng rốn quá kỹ là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh có thể gây ra tình trạng dễ tụ dịch và máu, khiến cho vi khuẩn phát triển làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Sai lầm 3: Cho trẻ nằm than hơ lửa cùng mẹ
Việc hơ lửa, nằm than có thể gây ra những mối nguy hại cho mẹ và bé sau sinh, chẳng hạn như:
- Gây ngạt khí, ngộ độc và nguy hiểm hơn là tử vong
- Trẻ có nguy cơ cao bị bỏng
- Hơ than làm cho cơ thể bé mệt mỏi
- Gây rôm sảy, nhiễm trùng da…
Sai lầm 4: Ủ trẻ quá kỹ
Việc giữ ấm cho trẻ là cần thiết đặc biệt khi trời lạnh. Tuy nhiên, nếu ủ ấm quá kỹ cho trẻ có thể phản tác dụng khiến trẻ bị nóng và toát mồ hôi. Vì lớp ủ quá dày nên lượng mồ hôi sẽ khó thoát ra ngoài mà thấm ngược vào các lớp vải ủ.
Nếu không kịp thời phát hiện và lau khô người, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm lạnh ngược trở lại và gây ra bệnh: Cảm, sổ mũi… Nặng hơn là các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi. Ngoài ra, việc ủ quá nhiều lớp áo, chăn còn có thể khiến cho trẻ bị viêm da, ngứa và gây khó chịu. Ở một mức độ nặng, việc ủ ấm quá mức có thể khiến trẻ sơ sinh bị đột tử.
Vì vậy, mẹ cần chọn quần áo ngủ thoải mái, chất liệu sợi tự nhiên, tránh đồ quá dày bí để có thể thân nhiệt của bé luôn ở mức ổn định.
Sai lầm 5: Quấn khăn cho trẻ quá chặt
Việc quấn khăn cho trẻ sau sinh giúp bé ngủ ngon, ít quấy nhưng mẹ nên biết cách quấn khăn đúng và thời điểm nào thì nên quấn khăn. Nếu mẹ làm sai cách, việc quấn khăn sẽ gây ra những tác hại sau đây:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển xương hông
- Việc quấn khăn quá chặt có nguy cơ gây ra đột tử, đặc biệt là quấn khăn chặt nhưng cho bé ngủ ở tư thế nằm sấp
- Có thể tăng nguy cơ khiến bé ngạt thở vì khăn quấn bị bung ra và chặn đường thở của trẻ.
Lưu ý: Nếu sống ở vùng có thời tiết lạnh, mẹ chỉ nên quấn khăn cho bé ở tháng đầu để giúp giữ ấm, bé ngủ ngon giấc hơn. Từ 1 tháng trở đi thì mẹ không nên quấn khăn nữa vì bé đã thích nghi được với môi trường ngoài bụng mẹ, thay vào đó mẹ có thể cho bé mặc áo liền quần.
Mẹ cũng nên hạn chế quấn khăn cho trẻ, ngay cả khi đi ra ngoài vào thời tiết nóng bức. Mẹ nên chọn cho bé những trang phục thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi và mang thêm nón, áo khoác để bé có thể mặc thêm khi lạnh và cởi ra khi nóng.
Sai lầm 6: Cho trẻ sơ sinh uống nước
Cho trẻ sơ sinh uống nước là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhất. Sai lầm này có 3 điểm cần được làm rõ cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hiện tượng khô môi
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị khô môi, chẳng hạn như:
Do đó, mẹ hãy:
- Cho bé bú đúng tư thế . Nếu bú bình, bé cần ngậm đúng khớp bình và bú đủ lượng sữa. Mẹ phải đảm bảo sữa đủ chất lượng.
- Hạn chế cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh quá lâu.
- Cân đối và bổ sung thêm dưỡng chất trong khẩu phần ăn của mẹ để tăng sức đề kháng cho trẻ phát triển và cao lớn.
- Có thể sử dụng son làm mềm môi dành riêng cho bé.
- Đưa con đi khám nếu tình trạng khô môi diễn ra trong thời gian dài.
Thứ 2: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi nhiều
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do:
- Bé quấy khóc quá nhiều
- Mặc quá nhiều lớp áo quần, ủ quá kỹ
- Trẻ vào giai đoạn ngủ sâu
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các tuyến mồ hôi ở đầu hoạt động mạnh nhất nên mẹ dễ thấy bé bị đổ mồ hôi
- Bị cảm cúm, sốt hoặc viêm nhiễm
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh
- Bệnh tim bẩm sinh
- Thiếu vitamin D
Mẹ có thể khắc phục bằng cách:
- Hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc bổ sung vitamin D cho bé
- Đảm bảo bé luôn mát mẻ, thoải mái và sạch sẽ.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ, ăn các loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cam, rau má, cải ngọt…
- Nên đưa trẻ đi khám nếu hiện tượng “mồ hôi trộm’ ở trẻ kéo dài kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng như sốt, thóp đầu chậm liền, chậm mọc răng, chậm đi… để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thứ 3: Cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống nước
Sữa mẹ có hơn 80% là nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Việc cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng uống nước có thể khiến con gặp phải các vấn đề như:
- Ảnh hưởng đến việc hấp thu sữa
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng qua đường uống
- Gây nhiễm độc nước
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ
Các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm – trẻ được hơn 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho trẻ uống nước. Khi cho bé uống nước, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Cho bé uống nước theo nhu cầu
- Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn, cữ bú vì làm bé có cảm giác no, không muốn ăn đồng thời làm loãng dịch vị, không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Hạn chế cho bé uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì có thể khiến bé dễ “tè dầm” hoặc thức giấc ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mời bạn tham khảo bài viết: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước? Xem ngay câu trả lời!
Sai lầm 7: Không tắm gội cho trẻ mà chỉ dùng khăn lau người
Việc không tắm gội cho trẻ là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc kiêng tắm cho trẻ sơ sinh không thực sự giúp trẻ tránh được các vấn đề sức khỏe nêu trên, mà còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng ngoài da, vì giai đoạn này kháng thể của bé còn non yếu.
Kiêng tắm cho trẻ khi con bị ốm càng khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn, nhiều trường hợp bệnh tình của trẻ còn kéo dài hơn và gặp nguy cơ về tình trạng suy dinh dưỡng. Không chỉ vậy, việc kiêng tắm cho trẻ khi trẻ mắc các bệnh phát ban trên da còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Tìm hiểu thêm: Bế tinh azoospermia: Khi số lượng tinh trùng bằng “không”
Sai lầm 8: Để mọi người hôn trẻ sơ sinh
Một số loại virus rất dễ lây qua đường miệng, thậm chí chỉ qua một nụ hôn. Nếu những virus đó xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh sẽ dẫn tới những vấn đề lớn cho sức khỏe của bé. Bởi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine đủ cho đến khi đủ 1 tuổi và hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện.
Những virus này có thể gây ra bệnh giang mai, viêm màng não, loét miệng, viêm lợi… Ngoài ra, nụ hôn còn gây ra nguy cơ dị ứng, phơi nhiễm hóa chất, nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và độc hại từ khói thuốc, son môi… Việc hôn môi trẻ sơ sinh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe của trẻ, bất kỳ ai, kể cả cha mẹ cũng không nên hôn môi trẻ sơ sinh.
Mẹ hãy đặc biệt lưu ý 5 nhóm người không được hôn trẻ sơ sinh:
- Những người đang mắc bệnh do virus gây ra
- Những người đang trang điểm
- Người hút nhiều thuốc lá
- Người bị bệnh răng miệng
- Người bị viêm gan
Để bảo vệ sức khỏe của bé, mẹ hãy:
- Thẳng thắn bảo vệ con trước những cái hôn (ít nhất là cho tới khi con tròn 1 tuổi)
- Không hôn, thơm má trẻ nhỏ nhà khác
- Tuân thủ các phương pháp vệ sinh khi thăm trẻ con
Sai lầm 9: Để trẻ ngủ ngày nhiều
Trẻ sơ sinh không có nhịp sinh học, bé không có khái niệm ngày và đêm cho đến khi được khoảng 3 tháng tuổi. Do đó, trẻ thường ngủ vào ban ngày và thức về đêm. Ngoài ra, trẻ ngủ ngày nhiều cũng có thể là do:
- Người lớn trong nhà để trẻ chơi đùa quá nhiều vào ban ngày và cả chập tối dẫn đến hưng phấn khó ngủ về đêm. Việc thiếu ngủ ban đêm khiến con mệt và ngủ ngày, kéo dài sẽ thành thói quen.
- Cơ thể trẻ thiếu những vi chất như canxi, kẽm, sắt, vitamin D hoặc do con bú không đủ nên thường xuyên quấy khóc ban đêm và khó ngủ về đêm.
- Tã/bỉm của trẻ bị ướt hoặc nhiệt độ phòng ngủ quá cao hoặc quá thấp, quá sáng hoặc tối khiến con khó chịu, ồn ào cũng khiến trẻ ngủ trằn trọc không sâu giấc, dễ tỉnh giấc đêm và ngủ bù lại vào ban ngày.
- Chế độ chăm sóc bất đồng, thiếu thống nhất khiến tâm lý con bị xáo trộn khiến trẻ ngủ ngày quấy đêm.
Để trẻ hết ngủ ngày, thức đêm, cha mẹ hãy:
>>>>>Xem thêm: Tinh bột đề kháng: Những thông tin thú vị
- Tập cho trẻ biết phân biệt ngày và đêm: ban ngày là lúc để chơi, rất vui và thú vị, còn ban đêm khi bố mẹ tắt đèn là đã đến giờ đi ngủ.
- Ban đêm, cho bé ngủ trong phòng tối mờ: Ánh sáng có tác động rất mạnh đến sự phát triển của các mô hình sinh học nên cha mẹ hãy cho bé ngủ trong phòng tối, mờ. Nếu cho bé bú, hãy để đèn ở mức thấp nhất và đảm bảo những hành động của bạn ít gây tiếng động. Ngay cả khi bé tỉnh táo, việc thiếu ánh sáng cũng sẽ làm cho mắt bé báo tín hiệu cho cơ thể là đã đến giờ đi ngủ.
- Tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày: Cha mẹ nên cho bé tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày như đi dạo ngoài trời, ngồi chơi gần cửa sổ, trong nhà mở đèn sáng… để giúp bé tỉnh táo hơn vào ban ngày. Đồng thời, cha mẹ cũng đừng tìm cách hạn chế tiếng ồn của những sinh hoạt bình thường, hãy cứ để điện thoại reo, tiếng chó sủa, tiếng nhạc…
- Hãy cố gắng tạo không gian ngủ thật hợp lý: Với những trẻ còn quá nhỏ, ban ngày, mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ những giấc ngắn, nhẹ nhàng đánh thức và cho trẻ bú, trò chuyện, tắm hay phơi nắng…
- Tập thói quen đi ngủ: Cha mẹ nên tập thói quen đi ngủ sớm để con làm quen với việc cả nhà cùng đi ngủ khi đêm đến. Ban đêm về mùa lạnh, hãy đắp chăn chất liệu cotton hoặc cho bé mặc áo liền quần để giữ ấm.
Để hiểu rõ hơn về giác ngủ của trẻ sơ sinh, hãy đọc ngay bài viết: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Bé yêu ngủ bao nhiêu là đủ?
Sai lầm 10: Rung lắc cho trẻ dễ ngủ
Những năm đầu đời trẻ hay bị giật mình, nhất là khi ngủ, do thần kinh đang ổn định, những điều này sẽ giảm dần theo thời gian. Nhiều bậc phụ huynh sẽ rất lo lắng nên thường cho trẻ nằm nôi, võng vì cho rằng trẻ sẽ dễ ngủ hơn. Đây là một trong những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh thường gặp nhất. Việc nằm nôi, võng sớm có thể dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng.
- Mắc hội chứng rung lắc
- Trẻ sơ sinh nằm võng nhiều gây ức chế thần kinh
- Trẻ kém vận động
- Hạn chế sự phát triển cơ bắp
- Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực
Bác sĩ Ngọc Vy bật mí cách giúp trẻ nhỏ nằm võng an toàn:
- Không cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu trẻ chưa đủ 3 tháng tuổi.
- Cha mẹ chỉ nên cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, không nên để trẻ ngủ quá lâu, nhất là ban đêm.
- Khi cho trẻ nằm võng, nên có dụng cụ chắn ngang võng và luôn để mắt đến bé nhằm tránh cho trẻ bị lật võng, té ngã trong lúc ngủ.
- Không đung đưa trẻ quá lâu và quá mạnh, tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, chỉ nên đưa nhẹ nhàng và dừng lại khi bé đã ngủ.
- Cha mẹ nên cho trẻ nằm ngang võng hoặc lót nôi mây đặt võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất, tạo cho bé tư thế ngủ thoải mái hơn cũng như tránh cột sống của trẻ bị cong, vẹo.
Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là nên tập cho trẻ quen với việc ngủ giường hoặc ngủ trên một mặt phẳng an toàn để trẻ có đủ điều kiện vào giấc ngủ sâu và đi đến sự phát triển toàn diện.