Những biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ

Những biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ

Những biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ

Cơ thể của trẻ em còn rất mỏng manh nên dễ bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là nhiệt độ. Nhiệt độ có thể gây nên các vết bỏng trên da trẻ, mức độ nghiêm trọng của chúng phụ thuộc vào cường độ cũng như độ nóng của vật mà trẻ tiếp xúc. Tuy nhiên, vết bỏng của trẻ bao giờ cũng nghiêm trọng hơn người lớn. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp để phòng tránh bỏng cho trẻ.

Bạn đang đọc: Những biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ

Kenshin.vn sẽ gợi ý cho bạn một số biện pháp để phòng tránh bỏng cho trẻ.

Bỏng là gì?

Bỏng hay phỏng là một dạng chấn thương ngoài da hay các mô do nhiệt, điện, hóa chất (axit, cồn), ma sát hay bức xạ gây ra.

Các vết thương do bỏng thường chia làm 4 loại là bỏng do lửa, bỏng do nước, bỏng do tiếp xúc với các vật nóng và bỏng do nắng (cháy nắng). Dù là loại bỏng nào thì cũng có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn, biến dạng hoặc tàn tật trên cơ thể. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn bắt buộc phải phẫu thuật cấy ghép da hoặc điều trị kéo dài tại bệnh viện để khắc phục tình trạng này. Một vết bỏng nghiêm trọng cũng có thể giết chết một đứa trẻ vì da của chúng thường nhạy cảm hơn nhiều lần so với người lớn.

Những nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng

1. Bỏng do lửa

Lửa là nguyên nhân lớn nhất gây nên bỏng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Để phòng tránh bỏng cho trẻ, bạn nên tránh để trẻ tiếp xúc với lửa, bề mặt nóng hoặc các đám cháy. Hãy để diêm, bật lửa và các vật nóng ra khỏi tầm tay trẻ em.

  • Trẻ em thường rất hiếu động và hay tò mò về mọi thứ xung quanh. Các bé thường đặc biệt thích chơi với lửa hoặc bếp lò đang nấu, vì vậy, không được trẻ đến gần bếp gas hoặc bếp lò. Những gia đình sử dụng bếp gas hoặc bếp hồng ngoại để nấu ăn, hãy đảm bảo rằng chúng đã hết nóng hoàn toàn trước khi bạn rời mắt khỏi chúng.
  • Lò vi sóng là một thiết bị giúp ích rất nhiều trong cuộc sống bận rộn của chúng ta. Nó giúp làm nóng thức ăn nhanh chóng. Tuy nhiên sau khi hâm nóng, lò vi sóng cần một khoảng thời gian nhất định để nguội hẳn. Đôi lúc trẻ bất cẩn chạm vào phía trong lò vi sóng có thể gây bỏng. Vì vậy hãy đặt lò ở vị trí cao tránh xa tầm tay trẻ em và cẩn thận khi hâm thức ăn bằng lò vi sóng. Bạn phải luôn nhớ đóng cửa lò sau khi sử dụng xong. Điều này cũng nên áp dụng cho cả lò nướng.
  • Tại một số quốc gia, chính phủ bắt buộc các gia đình phải lắp đặt thiết bị báo cháy tại nhà. Tuy nhiên, các gia đình ở Việt Nam thường không lắp đặt thiết bị này. Chúng tôi khuyến khích bạn nên lắp đặt các thiết bị báo cháy để đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra tại nhà.

Những biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ

  • Sử dụng ổ điện có các công tắc bảo vệ an toàn và thường xuyên kiểm tra dây điện trong nhà để tránh nguy cơ bị chập điện dẫn đến cháy nổ. Bạn nên rút điện khi không sử dụng các đồ gia dụng và thiết bị nhà bếp, đặc biệt đối với các loại bếp. Điều này vừa giúp phòng tránh bỏng cho trẻ, vừa giúp ngăn ngừa hỏa hoạn trong gia đình.
  • Sau khi sử dụng xong bàn ủi, bạn phải nhớ rút dây và để chúng ở những nơi xa tầm tay trẻ nhỏ. Không để bàn ủi dưới đất vì trẻ con có thể vô tình đá phải hoặc cầm phải.
  • Không hút thuốc khi ở cạnh trẻ nhỏ, có nhiều trường hợp trẻ bị bỏng do tàn thuốc của bố mẹ. Bạn cũng tuyệt đối không được hút thuốc khi đang mệt mỏi hoặc buồn ngủ vì đôi khi lửa từ điếu thuốc có thể gây cháy.
  • Hãy dự phòng các trường hợp cháy trong nhà và dạy bé cách dập lửa nếu có cháy xảy ra. Hãy trang bị bình và khăn chữa cháy trong bếp hoặc các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy nổ và dạy con cách sử dụng chúng. Bạn cũng nên dạy cho trẻ những kỹ năng cơ bản để đối phó khi có hỏa hoạn. Ví dụ như để tránh khói và khí độc, bé nên bò thấp dưới sàn nhà, dùng khăn hoặc áo thấm nước để bịt mũi và tìm đến lối thoát hiểm gần nhất càng sớm càng tốt.
  • Hãy dạy trẻ cách xử lý nếu quần áo chúng bị bắt lửa. Trong những tình huống như vậy, chúng không nên hoảng loạn mà phải nằm ngay xuống sàn, lấy tay che mặt, sau đó lăn tròn trên sàn để dập lửa.

2. Bỏng nước sôi

Nước sôi là một nguyên nhân khác gây bỏng ở trẻ em khá phổ biến. Hãy thực hiện theo những gợi ý dưới đây để phóng tránh bỏng cho trẻ:

  • Bạn nên kiểm tra kỹ nhiệt độ nước trước khi tắm cho con. Vì da trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) mỏng manh và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều nên bạn chỉ nên dùng nước ấm vừa phải (tầm 37 – 38° C) để tắm cho bé. Khi pha nước, bạn nên cho nước lạnh vào thau trước, từ từ cho thêm nước nóng đến khi thấy ấm là được. Nếu các bé đã tự có thể tắm một mình, hãy dạy bé cách điều chỉnh nhiệt độ nước để tránh gây bỏng da.
  • Giữ các đồ uống nóng tránh xa tầm tay của trẻ. Đừng ẵm bé nếu đang uống hoặc cầm nước nóng. Nếu bé ngồi ăn cùng gia đình, hãy để các món ăn nóng ở giữa bàn hoặc ở những vị trí xa bé. Bạn không nên dùng khăn trải bàn nếu ăn cùng trẻ em vì chúng có thể kéo khăn trải bàn và làm đổ thức ăn nóng lên người.
  • Khi pha sữa cho bé, hãy lưu ý đến nhiệt độ nước. Theo một số khuyến cáo, nước dùng để pha sữa cho trẻ phải có nhiệt độ trên 70°C để thanh trùng và không để quá 30 phút sau khi đun sôi. Tuy nhiên, khi cho trẻ bú hoặc uống, bạn nên xả bình sữa trong nước lạnh để sữa nguội đến nhiệt độ phù hợp. Trước khi cho trẻ bú, bạn nên thử lại nhiệt độ bằng cách nhỏ một ít sữa lên tay hoặc nếm thử. Nếu sữa vẫn còn nóng so với bạn, thì đối với trẻ sẽ rất nóng.
  • Không di chuyển thức ăn hoặc đồ uống nóng khi trẻ em đang chơi dưới sàn. Khi nấu ăn, hãy đóng các song an toàn lại để tránh trẻ đi lung tung vào nhà bếp.
  • Nếu nhà bạn sử dụng ấm nấu nước siêu tốc, hãy chắc rằng bạn để chúng ở những vị trí cao, xa tầm tay trẻ em, không để dây ở gần mép bàn vì bé có thể kéo dây và làm đổ nước nóng trong ấm lên người.
  • Xoay tất cả tay cầm của nồi vào phía trong để tránh trường hợp bé cầm được. Bạn cũng hãy sử dụng thêm cả các tấm lót phía dưới nồi nhé.

3. Bỏng do ống pô xe gắn máy

Người Việt Nam sử dụng xe máy rất nhiều và pô xe chính là một trong những nguyên nhân có thể gây bỏng cho trẻ. Trẻ thường hấp tấp và dễ chạm phải ống pô khi xuống xe. Vết bỏng do pô xe thường không lớn bằng 2 dạng bỏng kể trên nhưng lại có thể gây đau nhức, phồng rộp hoặc hoại tử một vùng da. Do đó, bạn nên thực hiện theo những cách sau để phòng ngừa nguyên nhân gây bỏng này:

  • Hãy dặn trẻ không nên vội vàng khi lên và xuống xe, bởi vì chủ yếu nguyên nhân gây bỏng ống pô là do sự bất cẩn của trẻ. Đối với các bé còn nhỏ, bạn có thể chống chân xe và bế bé xuống để tránh trường hợp bé tự xuống có thể vô tình đụng vào pô xe.
  • Bạn không nên đậu xe quá sát nhau vì khi bước xuống, trẻ có thể đụng trúng ống pô của các xe khác.
  • Khi dựng xe, bạn nên quay phía có ống pô vào trong tường hoặc những vị trí trẻ khó đụng tới.
  • Lắp các tấm chắn pô xe để trẻ không tiếp xúc trực tiếp được với sức nóng của ống pô. Dù các tấm chắn này có thể nóng lên nhưng sức nóng của nó vẫn thấp hơn nhiều so với sức nóng từ ống pô nên có thể giúp phòng tránh bỏng cho trẻ.

4. Bỏng do nắng (cháy nắng)

Sức nóng từ mặt trời cũng như tia UV có thể khiến da bé bị bỏng. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn xem thường và không bôi kem chống nắng cho trẻ. Bỏng do nắng thường không gây ra các tình trạng nghiêm trọng, tuy nhiên có thể khiến trẻ khó chịu vì cảm giác đau rát ở da. Tình trạng này thường xảy ra ở lưng, cổ, cánh tay, đùi và mặt của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm 4D là gì? Mách bạn các mốc siêu âm thai 4D quan trọng

Những biện pháp phòng tránh bỏng cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Máy đo huyết áp Microlife có tốt không?

Khi đi dưới trời nắng nóng hay khi đi tắm biển, bạn nên:

  • Cho trẻ mặc thêm quần áo chống tia UV để bảo vệ tay, lưng và bụng của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời. Hãy bôi kem chống nắng đều trên da 30 phút trước khi cho trẻ ra ngoài nắng. Bạn nên lưu ý bôi kem ở toàn thân cho trẻ, kể cả những phần đã được che bởi quần áo. Hãy trang bị thêm cả mũ rộng vành và kính để bảo vệ mắt và gương mặt của bé.
  • Hạn chế cho trẻ chơi ngoài trời vào khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ vì vào thời điểm này, ánh sáng mặt trời cực mạnh và dễ làm bé bị cháy nắng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Nếu có thể, hãy giữ trẻ chơi dưới các bóng cây hoặc bóng dù. Việc này sẽ giúp hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào da khiến bé bị cháy nắng.
  • Ngay sau khi trẻ chơi ngoài nắng, hãy thoa các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay. Các loại kem này có công dụng làm dịu và cung cấp độ ẩm cho da, có thể giúp hạn chế hoặc làm giảm nhẹ tình trạng cháy nắng cho trẻ.

Cách xử trí khi bé bị bỏng?

Dù đã thực hiện các biện pháp để phòng tránh bỏng cho trẻ, tuy nhiên trong một số trường hợp, bé vẫn bị bỏng, vậy bạn nên làm gì?

Trong trường hợp đó, hãy xả nước vào vùng bị thương tổn trong ít nhất 20 phút. Nếu vết bỏng nghiêm trọng hoặc quần áo dính vào miệng vết thương, hãy đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Bạn có thể tham khảo thêm cách sơ cứu cho trẻ tại bài bài viết Cách sơ cứu khi bị bỏng mà bạn nên biết.

Bỏng thường là một tai nạn rất hay gặp ở trẻ em, nó có thể gây ra nhiều tình trạng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Vì vậy, các mẹ nên thực hiện các biện pháp đơn giản mà Kenshin.vn đã gợi ý để phòng tránh bỏng cho trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ em, đặc biệt là các trẻ từ 0 – 5 tuổi, việc bạn nên làm nhất chính là quan sát bé mọi lúc, vì nguy hiểm có thể rình rập ở bất cứ đâu. Một việc làm nhỏ của bạn có thể bảo vệ con khỏi các nguy cơ gây ra do bỏng, hãy thực hiện ngay nhé!

Phương Quỳnh/Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *