Ù tai

Ù tai

Ù tai

Bạn đang đọc: Ù tai

Ù tai không phải là bệnh mà là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác, như mất thính lực, chấn thương tai hoặc rối loạn hệ tuần hoàn máu. Hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Vậy nguyên nhân gây ù tai là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Hiện tượng ù tai là gì?

Ù tai là tình trạng xuất hiện một tiếng ồn bất thường trong tai. Đây là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tiếng ồn này chỉ có người bệnh mới có thể nghe được, thường là âm thanh giống ve kêu. Tai bị ù có thể khiến người bệnh khó chịu, nhưng nó thường không liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng.

Ít hơn 1% trường hợp, những người xung quanh có thể nghe được tiếng ồn trong tai người bệnh. Loại tiếng ồn trong tai này có thể gây ra bởi các chuyển động của tim mạch (ù tai kiểu mạch đập) hoặc cơ xương khớp. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe cần được điều trị ngay lập tức.

Triệu chứng

Các triệu chứng ù tai là gì?

Tiếng ồn trong tai có thể liên tục hoặc ngắt quãng ở một hoặc cả hai tai. Âm vực có thể thấp hoặc cao.

Ngoài ra, âm thanh ồn cũng có nhiều kiểu, như tiếng huýt sáo, tiếng gầm, tiếng đập…

Người bệnh thường nghe tiếng ồn rõ nhất vào ban đêm hoặc ở những nơi yên tĩnh. Ở một số người, họ có thể bị mất thính lực.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu tiếng ồn trong tai khiến bạn khó chịu, xuất hiện sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh, hoặc không cải thiện trong vòng một tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu:

  • Tiếng ồn trong tai xuất hiện đột ngột hoặc không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Bạn bị mất thính lực hoặc ù tai chóng mặt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến tai bị ù là gì?

Ù tai

Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng tiếng ồn trong tai. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ không thể xác định chính xác nguyên nhân gây hiện tượng này.

Nguyên nhân phổ biến khiến tai bị ù là do tổn thương tế bào lông tai trong. Những sợi lông nhỏ, mỏng manh ở tai trong di chuyển theo sóng âm. Điều này kích hoạt các tế bào giải phóng tín hiệu điện thông qua dây thần kinh thính giác đến não. Bộ não sẽ diễn giải những tín hiệu này là âm thanh. Nếu những sợi lông ở tai trong bị cong hoặc gãy, chúng có thể “rò rỉ’ các xung điện ngẫu nhiên lên não, gây ra tiếng ồn.

Các nguyên nhân gây ù tai khác bao gồm các vấn đề về tai, tình trạng sức khỏe mãn tính và chấn thương tai, các tình trạng ảnh hưởng đến dây thần kinh trong tai hoặc trung tâm thính giác trong não.

Nguyên nhân thường gặp khiến tai bị ù

Ở nhiều người, tiếng ồn trong tai là do:

  • Tuổi tác. Đối với nhiều người, thính giác trở nên kém hơn khi về già, thường bắt đầu trong độ tuổi 60. Mất thính giác có thể khiến tai bị ù.
  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Những tiếng ồn lớn, chẳng hạn như những tiếng máy móc, là những nguyên nhân phổ biến gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn. Các thiết bị nghe nhạc di động, như máy nghe nhạc, cũng có thể gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn nếu phải nghe trong thời gian dài. Tiếng ù trong tai do tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian ngắn, chẳng hạn như tham dự một buổi hòa nhạc lớn, thường biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian ngắn hay dài đều có thể gây ra tổn thương tai vĩnh viễn.
  • Ráy tai. Ráy tai bảo vệ ống tai bằng cách chặn bụi bẩn bên ngoài và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi quá nhiều ráy tai tích tụ, nó có thể gây mất thính giác hoặc kích thích màng nhĩ, khiến tai bị ù
  • Xương tai thay đổi. Tình trạng xơ cứng tai có thể ảnh hưởng đến thính giác và khiến tai bị ù. Tình trạng này gây ra bởi sự phát triển xương tai bất thường và có xu hướng di truyền.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn khiến tai có tiếng ồn như:

  • Bệnh Meniere. Tiếng ồn trong tai có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Meniere – một chứng rối loạn tai trong có thể do áp lực dịch tai trong bất thường.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Chấn thương đầu hoặc chấn thương cổ. Chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác. Chấn thương như vậy thường chỉ khiến một bên tai có tiếng ồn.
  • U thần kinh âm thanh. Khối u không ung thư (lành tính) này phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong, giúp kiểm soát sự cân bằng và thính giác. Tình trạng này khiến bạn có tiếng ồn ở một bên tai.
  • Rối loạn chức năng ống Eustachian. Trong tình trạng này, ống Eustachian, nối tai giữa với cổ họng, không đóng lại như bình thường, khiến bạn cảm thấy đầy trong tai. Rối loạn chức năng ống Eustachian có thể do sụt cân quá nhiều mang thai và xạ trị gây ra.
  • Co thắt cơ ở tai trong. Cơ ở tai trong có thể căng lên (co thắt), dẫn đến ù tai, giảm thính lực và cảm giác đầy trong tai. Điều này đôi khi xảy ra không có lý do rõ ràng, nhưng cũng có thể được gây ra bởi các bệnh thần kinh, bao gồm cả đa xơ cứng.

Rối loạn mạch máu liên quan đến tiếng ồn trong tai

Trong một số ít trường hợp, tiếng ồn trong tai là do rối loạn mạch máu. Đây là kiểu ù tai mạch đập. Nguyên nhân bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch. Sự tích tụ cholesterol và các chất khác ở các mạch máu lớn gần tai giữa và trong khiến chúng mất đi một phần tính đàn hồi. Điều đó khiến tim phải dùng lực mạnh hơn để bơm máu chảy qua đoạn xơ vữa, do đó bạn sẽ nghe một tiếng ồn theo nhịp trong cả hai tai.
  • Khối u ở đầu và cổ. Một khối u đè lên các mạch máu trong đầu hoặc cổ (u mạch máu) có thể gây ra tiếng ồn trong tai và các triệu chứng khác.
  • Huyết áp cao. Tăng huyết áp và các yếu tố làm tăng huyết áp, chẳng hạn như căng thẳng, rượu và caffeine, có thể làm cho chứng ù tai dễ nhận thấy hơn.
  • Dòng chảy máu rối loạn. Thu hẹp hoặc xoắn động mạch cổ (động mạch cảnh) hoặc tĩnh mạch cổ có thể gây rối loạn lưu lượng máu đến tai.
  • Mao mạch bất thường.

Các loại thuốc có thể gây ù tai

Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng tiếng ồn trong tai. Thông thường, liều của các loại thuốc này càng cao thì tiếng ồn trong tai càng nặng. Tình trạng này sẽ biến mất khi bạn ngừng sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh, bao gồm polymyxin B, erythromycin, vancomycin và neomycin
  • Thuốc trị ung thư methotrexate và cisplatin
  • Thuốc lợi tiểu, như bumetanide, axit ethacrynic hoặc furosemide
  • Thuốc quinine dùng cho bệnh sốt rét hoặc các tình trạng sức khỏe khác
  • Một số thuốc chống trầm cảm
  • Aspirin dùng với liều cao

Nguy cơ

Những ai dễ bị ù tai?

Bất cứ ai cũng có thể có thể có tiếng ồn trong tai, nhưng một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc hiện tượng này, như:

  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Tiếp xúc kéo dài với tiếng ồn lớn có thể làm hỏng các tế bào lông cảm giác nhỏ trong tai giúp truyền âm thanh đến não.
  • Tuổi tác. Khi bạn già đi, số lượng sợi thần kinh hoạt động trong tai sẽ giảm, có thể gây ra các vấn đề về thính giác.
  • Giới tính. Nam giới thường dễ mắc hiện tượng này hơn nữ giới.
  • Hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc hiện tượng này cao hơn.
  • Vấn đề về tim mạch. Các tình trạng  ảnh hưởng đến lưu lượng máu, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc hẹp động mạch (xơ vữa động mạch), có thể làm tăng nguy cơ tai bị ù.

Bị ù tai có nguy hiểm không?

Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường không nên uống gì? 5 đồ uống người tiểu đường nên tránh

Ù tai

Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.Tiếng ồn trong tai có thể dẫn đến:

  • Mệt mỏi
  • Căng thẳng
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Các vấn đề về trí nhớ
  • Trầm cảm
  • Lo lắng và cáu kỉnh

Mặc dù việc điều trị các tình trạng sức khỏe này không giúp chữa ù tai nhưng nó có thể giúp giảm tiếng ồn.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán hiện tượng tiếng ồn trong tai

Bác sĩ sẽ quan sát tai của bạn và tiến hành kiểm tra thính giác để chẩn đoán tiếng ồn trong tai.

Bạn cũng có thể cần làm các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như quét CT hoặc MRI, để xem bạn có bị dị tật hoặc tổn thương tai không. Phim X-quang thường không cho thấy các khối u, rối loạn mạch máu hoặc các bất thường khác có thể ảnh hưởng đến thính giác.

Các cách chữa ù tai

Ù tai

>>>>>Xem thêm: Cùng khám phá “mặt tối” của món sinh tố rau và trái cây

Điều trị tình trạng sức khỏe tiềm ẩn

Để chữa ù tai, trước tiên, bác sĩ sẽ cố gắng xác định bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc các phương pháp điều trị có liên quan đến các triệu chứng của bạn. Nếu nguyên nhân là do các vấn đề sức khỏe, bác sĩ có thể thực hiện các bước sau để làm giảm tiếng ồn:

  • Loại bỏ ráy tai.
  • Điều trị các vấn đề mạch máu. Theo tình trạng sức khỏe về mạch máu có thể cần dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các biện pháp khác để chữa trị.
  • Thay đổi thuốc. Nếu nguyên nhân khiến xuất hiện tiếng ồn trong tai là do thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dừng hoặc giảm liều thuốc hay chuyển sang một loại thuốc khác.
  • Trong một số trường hợp, tiếng ồn trắng (white noise) có thể giúp người bệnh quên đi tiếng ồn trong tai.

Thuốc

Thuốc không thể chữa ù tai, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc biến chứng. Các loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, như amitriptyline và nortriptyline. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường chỉ được sử dụng cho các trường hợp nghiêm trọng, vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm khô miệng, mờ mắt, táo bón và các vấn đề về tim.
  • Alprazolam có thể giúp giảm triệu chứng ù tai, nhưng tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ và buồn nôn. Nó cũng có thể trở thành thói quen.
  • Thay đổi lối sống

    Một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát tiếng ồn trong tai, như:

    • Tránh các chất kích thích, như nicotine hoặc caffeine, và tiếng ồn lớn
    • Kiểm soát căng thẳng bằng cách áp dụng các liệu pháp thư giãn, như yoga hoặc thiền
    • Hạn chế uống rượu

    Các phương pháp thay thế khác

    • Châm cứu
    • Sử dụng Ginkgo biloba
    • Bổ sung kẽm và vitamin B

    Phòng ngừa

    Phòng ngừa tiếng ồn trong tai

    Trong một số trường hợp, bạn không thể phòng ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, đối với nhiều trường hợp, bạn có thể phòng ngừa tai có tiếng ồn bằng cách:

    • Theo thiết bị bảo hộ tai khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn
    • Nghe nhạc hoặc đeo tai phone với mức âm lượng vừa phải
    • Duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách chăm tập thể dục và ăn uống lành mạnh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *