Tầm quan trọng của sự phát triển não bộ: Yếu tố ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời trẻ

Tầm quan trọng của sự phát triển não bộ: Yếu tố ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời trẻ

Tầm quan trọng của sự phát triển não bộ: Yếu tố ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời trẻ

1000 ngày đầu đời là giai đoạn rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển trí não của trẻ. Bởi đây là giai đoạn mà não phát triển nhanh nhất trong các giai đoạn của cuộc đời và là nền tảng cho sự thành công trong tương lai. Để quá trình phát triển não bộ diễn ra tốt nhất, chế độ dinh dưỡng và sự chăm sóc của cha mẹ là những yếu tố đóng vai trò quyết định.

Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của sự phát triển não bộ: Yếu tố ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời trẻ

Trong bài viết này, Kenshin.vn giới thiệu đến bạn vai trò của sự phát triển não bộ đối với cuộc sống của trẻ trong tương lai và bí quyết để giúp não bộ của bé phát triển tối ưu trong 1000 ngày đầu đời. Mời bạn cùng tìm hiểu!

Vai trò của sự phát triển não bộ đối với cuộc sống của trẻ trong tương lai

Tầm quan trọng của sự phát triển não bộ: Yếu tố ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời trẻ

Bộ não là trung tâm chỉ huy của cơ thể và giữ nhiều chức năng quan trọng như điều khiển chức năng của các cơ quan, điều khiển các cử động, các hoạt động, cảm xúc, khả năng nhận thức (học hỏi và ghi nhớ)… Mỗi chức năng sẽ được một phần khác nhau của não đảm nhiệm như:

  • Trung não điều khiển các cử động của mắt.
  • Cầu não chịu trách nhiệm phối hợp cử động của mắt và mặt, cảm giác khuôn mặt, nghe và thăng bằng.
  • Tiểu não giúp phối hợp các động tác hay tạo nhịp điệu khi cử động.
  • Vùng hạ đồi kiểm soát các chức năng như ăn, ngủ, điều hòa thân nhiệt, cảm xúc, sự tiết các nội tiết tố và vận động.
  • Bán cầu não trái chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và lời nói và giữ vai trò chủ đạo trong xử lý thông tin và xác định không gian.
  • Vùng hải mã liên quan đến khả năng ghi nhớ thông tin.
  • Vỏ não trán trước đóng vai trò quan trọng về trí nhớ, trí thông minh, sự tập trung, tính khí và cá tính….

Khi các kết nối thần kinh dần hoàn thiện trong thời thơ ấu, trẻ sẽ có thể vận động và suy nghĩ theo những cách phức tạp.

Từ lúc mới sinh, bộ não đã được “trang bị” đầy đủ các tế bào não (tế bào thần kinh) cần thiết, tuy nhiên, kết nối giữa những tế nào này vẫn chưa thực sự hoạt động. 1000 ngày đầu đời chính là thời điểm các kết nối này dần được hình thành và hoàn thiện. Theo nghiên cứu, 1000 ngày đầu đời, mỗi giây các tế bào não có thể tiến hành đến 1000 kết nối và chỉ diễn ra ở giai đoạn này. Những kết nối sẽ góp phần vào sự phát triển chức năng của não và khả năng học hành của trẻ, tạo nền tảng cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ trong tương lai. Cụ thể hơn, chúng giúp hình thành những kỹ năng quan trọng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp khi trẻ lớn hơn.

Do đó, những năm đầu đời là cơ hội tốt nhất để não bộ của bé yêu phát triển hoàn thiện để con lớn lên khỏe mạnh, có năng lực, thành công trong tương lai. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, những kết nối thần kinh này sẽ rất khó được hình thành trong những giai đoạn tiếp theo khi bé đã lớn.

 Xem sơ đồ giải phẫu não bộ để hiểu rõ hơn 

Làm thế nào để giúp não bộ của trẻ phát triển tối ưu trong 1000 ngày đầu đời?

Giúp trải nghiệm hằng ngày của bé luôn thú vị và tích cực

Ngay từ khi mới lọt lòng, các kết nối não bộ dần phát triển thông qua những trải nghiệm hàng ngày của trẻ. Các kết nối này được xây dựng thông qua các tương tác tích cực giữa trẻ với cha mẹ, người chăm sóc và bằng cách trẻ sử dụng các giác quan để tương tác với thế giới.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những trải nghiệm hàng ngày của trẻ sẽ quyết định những kết nối não nào phát triển và sẽ tồn tại suốt đời. Do đó, sự chăm sóc tốt, tình yêu thương từ những người thân yêu, những kích thích và tương tác mà con nhận được trong những năm đầu đời tạo nên sự khác biệt.

Bố mẹ chăm con càng nhiều, con cảm nhận được tình thương yêu, sự tin cậy sẽ phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, để trẻ yêu thích việc đọc sách, khám phá, tìm tòi, học hỏi và ghi nhớ, ngay từ khi con chỉ mới 2 – 3 tháng, cha mẹ nên đọc sách, hát cho con nghe, cho con những món đồ chơi phù hợp, dành thời gian chơi cùng con, giáo dưỡng con về mặt tinh thần, cảm xúc.

Bổ sung dưỡng chất giúp phát triển trí não

Theo nữ giáo sư Bing Wang, Đại học Charles Sturt, New South Wales, Australia, sự phát triển của não bộ sẽ có liên quan mật thiết đến hàm lượng dinh dưỡng mà trẻ được cung cấp mỗi ngày. Bởi các chất dinh dưỡng có thể điều chỉnh các con đường dẫn truyền thần kinh, dẫn truyền synap, dẫn truyền tín hiệu và tạo độ dẻo của khớp thần kinh. Do đó, để não bộ của trẻ phát triển tối ưu, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn vàng này.

Trong 6 tháng đầu tiên sau khi con ra đời, bạn cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn bởi sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất mà bé cần với tỷ lệ thích hợp. Không những vậy, sữa mẹ còn giúp tăng trí thông minh của trẻ trong suốt nhiều năm trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời hoặc thậm chí có thể kéo dài tới giai đoạn trưởng thành. Sữa mẹ làm được điều này là nhờ vào lượng axit béo giúp phát triển não (DHA) cùng dưỡng chất HMO có trong sữa và sự tương tác, vuốt ve giữa mẹ và bé khi con được bú mẹ.

Tìm hiểu thêm: Ngứa đầu ti và ngứa đầu nhũ hoa nguyên nhân do đâu?

Tầm quan trọng của sự phát triển não bộ: Yếu tố ảnh hưởng lâu dài trong cuộc đời trẻ

>>>>>Xem thêm: Kỹ thuật nắn khớp xương: Nên hiểu sao cho đúng?

Nếu vì một lý do đặc biệt nào đó mà không thể cho bé bú mẹ, bạn có thể cho trẻ dùng sữa công thức để thay thế. Khi chọn sữa công thức cho trẻ, bạn cần chọn những loại sữa có công thức tương đồng với sữa mẹ và có những dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển trí não. DHA là dưỡng chất cực kỳ có lợi cho sự phát triển trí não mà hầu như cha mẹ nào cũng biết và đặc biệt để tâm khi chọn sữa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng DHA rất dễ bị oxy hóa và dưỡng chất này chỉ hoạt động tốt nhất khi có sự hiện diện của những chất chống oxy hóa mạnh như lutein và vitamin E tự nhiên. Do đó, để chọn sữa cho con, bạn cần ưu tiên loại sữa cung cấp đầy đủ bộ ba dưỡng chất gồm lutein – vitamin E tự nhiên – DHA để cung cấp nhiều dưỡng chất nhất cho sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh, đồng thời giúp tăng cường hơn 81% kết nối thần kinh.

Có một thực tế là khi cho con dùng sữa công thức, không ít bố mẹ băn khoăn rằng: Sữa công thức giàu dưỡng chất giúp con phát triển não bộ sẽ gây ra táo bón? Bên cạnh đó, những biểu hiện tức thời ở hệ tiêu hóa của trẻ khi dùng sữa công thức như táo bón càng khiến bố mẹ thêm hoang mang trước tin đồn này. Lời khuyên là bố mẹ hãy cứ yên tâm vì sữa công thức đã được các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ nghiên cứu và phát triển qua nhiều năm để sản phẩm có chất lượng gần với sữa mẹ nhất. Hơn nữa, do con đang trong giai đoạn thích nghi đầu đời nên các vấn đề tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này của bé sẽ dần được cải thiện.

Những cha mẹ quan tâm đến các tiêu chí về dinh dưỡng cho trẻ hay thành phần trong sữa công thức có thể tham khảo bài: Công thức tốt cho hệ tiêu hóa cùng ba mẹ giúp trẻ phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên.

Khi con đến độ tuổi ăn dặm, mẹ cần chú ý cho bé ăn nhiều thực phẩm tốt cho trí não như trứng, bơ, cá hồi, các loại rau xanh… Những thực phẩm này chứa nhiều DHA, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát trí não toàn diện ở trẻ nhỏ.

Với một chế độ dinh dưỡng tốt, bạn sẽ giúp con có những biểu hiện thể hiện sự thông minh, lém lỉnh trong 1000 ngày đầu đời như khả năng tiếp thu thế giới xung quanh, phản xạ âm thanh, ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ, phát triển thị giác…

Khoa học đã chứng minh sự phát triển trí não của trẻ nhỏ phần lớn được quyết định trong 1000 ngày đầu đời và nếu bạn bỏ lỡ giai đoạn này thì về sau dù có nỗ lực đến đâu cũng không thể bù đắp được. Do đó, để tạo nền tảng cho quá trình phát triển khỏe mạnh và thành công của trẻ trong tương lai, bố mẹ cần tập trung quan tâm đến sự phát triển não bộ của trẻ bằng cách cung cấp cho con những dưỡng chất tốt nhất trong 1000 ngày đầu tiên của cuộc đời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *