Người mắc bệnh rung giật nhãn cầu thường gặp nhiều khó khăn trong công việc hàng ngày do tầm nhìn bị hạn chế. Vì bệnh không quá phổ biến nên không phải ai hiểu rõ về nó.
Bạn đang đọc: Rung giật nhãn cầu
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng này và những vấn đề xoay quanh, nhằm điều trị và chung sống với bệnh tốt hơn.
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Bệnh rung giật nhãn cầu là gì?
Vấn đề này liên quan đến tình trạng nhãn cầu có những chuyển động (di chuyển qua lại, lên xuống, xoay tròn…) lặp đi lặp lại và không kiểm soát được. Mắt bị rung giật nhãn cầu không chỉ làm mờ tầm nhìn mà còn ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và phối hợp của cơ thể.
Rung giật nhãn cầu có thể chỉ kéo dài vài giây hoặc vĩnh viễn.
Phân loại rung giật nhãn cầu
Mắt nhìn bị rung xảy ra khi một phần của não hoặc bộ phận mê đạo trong tai trong hoạt động không chính xác. Các cơ quan này có chức năng điều chỉnh chuyển động của mắt.
Bộ phận mê đạo (labyrinth) và tiền đình ở tai giúp bạn cảm nhận được sự chuyển động và các tư thế của cơ thể. Nó cũng giúp kiểm soát chuyển động của mắt. Mắt nhìn bị rung có thể là do di truyền hoặc mắc phải và được chia thành hai nhóm chính:
Hội chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh
Hội chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh có thể là do di truyền. Mắt có xu hướng di chuyển theo kiểu xoay ngang. Bệnh thường xuất hiện trong vòng 2 – 3 tháng đầu đời của trẻ. Dạng này thường nhẹ và do một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ra, chẳng hạn như bệnh bạch tạng, không có mống mắt bẩm sinh, dây thần kinh thị giác kém phát triển và đục thủy tinh thể bẩm sinh.
Spasmus nutans
Dạng này xảy ra khi trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi và tự cải thiện trong 2 – 8 tuổi. Trẻ thường gật đầu và nghiêng đầu, đôi mắt di chuyển theo bất kỳ hướng nào.
Hầu hết những trẻ có mắt bị rung giật nhãn cầu dạng này không cần điều trị.
Chứng rung giật nhãn cầu mắc phải
Dạng này phát triển muộn hơn ở tuổi thơ ấu hoặc tuổi trưởng thành. Bác sĩ đánh giá tình trạng này là dạng cấp tính của bệnh giật nhãn cầu. Nó có thể là hậu quả của một rối loạn, nhiễm độc hoặc chấn thương.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng rung giật nhãn cầu là gì?
Khi bệnh diễn ra, mắt bạn thường chuyển động mất kiểm soát. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, nhưng thường là cả hai bên. Ngoài ra, tốc độ di chuyển của nhãn cầu cũng không ổn định, nó có thể nhanh, chậm tùy lúc.
Mắt bị rung sẽ làm tầm nhìn bị mờ. Do đó, người bệnh sẽ cố gắng cúi đầu hoặc duy trì tư thế bất thường để tập trung nhìn rõ mọi vật. Không những vậy, người bệnh còn gặp khó khăn khi nhìn trong bóng tối, đồng thời nhạy cảm với ánh sáng. Chóng mặt và khó giữ thăng bằng cũng là triệu chứng phổ biến.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Mắt nhìn bị rung có thể cảnh báo về tình trạng sức khỏe tiềm ẩn đang diễn ra. Do đó, nếu bạn bắt gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào như trên, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ. Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh ngay từ đầu sẽ giúp bác sĩ sớm có biện pháp can thiệp, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây rung giật nhãn cầu?
Rung giật nhãn cầu ở trẻ sơ sinh thường do có một vấn đề thần kinh xuất hiện từ khi mới sinh (di truyền, bẩm sinh) hoặc phát triển trong thời thơ ấu của trẻ. Trong rung giật nhãn cầu mắc phải, đây có thể là triệu chứng của một tình trạng hoặc bệnh lý khác.
Tình trạng nhãn cầu chuyển động mất kiểm soát có khả năng bắt nguồn từ các yếu tố như:
- Khả năng kiểm soát chuyển động của mắt không được phát triển đầy đủ trong giai đoạn đầu đời
- Các vấn đề về mắt khác, như đục thủy tinh thể bẩm sinh, loạn dưỡng võng mạc, quáng gà bẩm sinh
- Các bệnh như đột quỵ, đa xơ cứng, u não hoặc bệnh Meniere
- Chấn thương đầu
- Bệnh bạch tạng ở mắt (thiếu sắc tố ở mống mắt)
- Viêm tai trong, viêm mê đạo
- Một số loại thuốc, như lithium hoặc thuốc trị co giật
- Ngộ độc rượu hoặc dùng chất gây nghiện
- Thiếu vitamin B12.
Mặc dù vậy, trong vài trường hợp, nguyên nhân mắt bị rung cũng có thể không được xác định rõ.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán rung giật nhãn cầu?
Nếu trường hợp của bạn là chứng rung giật nhãn cầu bẩm sinh, bạn sẽ cần gặp bác sĩ nhãn khoa nếu tình trạng xấu đi hoặc nếu bạn lo lắng về tầm nhìn của mình.
Bên cạnh đó, để xác định một người có gặp phải vấn đề thị lực này hay không, các chuyên gia sẽ:
- Đặt câu hỏi về bệnh sử cá nhân và gia đình, các loại thuốc đang dùng hoặc điều kiện môi trường sống và làm việc
- Đo tầm nhìn để xác định mức độ ảnh hưởng tới thị lực
- Tiến hành kiểm tra khúc xạ
- Kiểm tra cách mắt tập trung, di chuyển và hoạt động cùng nhau để tìm kiếm các vấn đề ảnh hưởng đến việc kiểm soát chuyển động mắt
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn khám sức khỏe tổng quát để xác định nguyên nhân gốc rễ. Các thủ thuật xét nghiệm thường được chỉ định gồm:
- Xét nghiệm máu: loại trừ tình trạng thiếu vitamin
- Khám tai
- Kiểm tra thần kinh
- Kiểm tra tiền đình bằng cách ghi lại chuyển động của mắt
- Xét nghiệm hình ảnh (đo điện quang, chụp CT hoặc MRI): tìm kiếm cấu trúc bất thường trong đầu, tai trong hoặc não
Những phương pháp nào giúp điều trị rung giật nhãn cầu?
Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào loại bệnh mà bạn mắc phải. Thông thường, tật rung giật nhãn cầu bẩm sinh sẽ giảm dần trong thời thơ ấu và không cần điều trị. Bạn có thể áp dụng các cách sau để cải thiện thị lực, chẳng hạn như:
- Đeo kính mắt, kính áp tròng
- Luôn để không gian trong nhà luôn thoáng, nhiều ánh sáng
Tìm hiểu thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối? Khi nào cho bé nằm gối và cách chọn gối
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được can thiệp bằng phẫu thuật để thay đổi vị trí các cơ kiểm soát chuyển động mắt.
Ngược lại, với trường hợp mắt bị rung giật nhãn cầu mắc phải, bác sĩ sẽ tập trung điều trị nguyên nhân gốc rễ. Một số phương pháp điều trị phổ biến có thể bao gồm:
- Thay đổi toa thuốc làm nhãn cầu chuyển động mất kiểm soát
- Dùng thuốc nhỏ mắt trị nhiễm trùng mắt
- Dùng kháng sinh trị nhiễm trùng tai trong
- Tiêm độc tố botulinum (botox) để điều trị rối loạn nghiêm trọng về thị lực do chuyển động của mắt
- Sử dụng lăng kính
- Phẫu thuật não điều trị rối loạn hệ thần kinh trung ương hoặc bệnh não.
Kiểm soát rung giật nhãn cầu
Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát rung giật nhãn cầu tại nhà?
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tâm lý ở trẻ em, bố mẹ đừng xem thường!
Một số cách giúp bạn sống chung với tình trạng mắt bị rung giật nhãn cầu tại nhà như:
- Sử dụng sách in khổ lớn và tăng kích thước chữ trên máy tính, máy tính bảng và điện thoại. Tăng độ sáng máy tính, điện thoại.
- Sử dụng đồ chơi nhiều màu sắc, có tiếng động và thiết kế đặc biệt cho trẻ bị rung giật nhãn cầu.
- Cho trẻ đội mũ hoặc đeo kính màu – ngay cả trong nhà – để giảm độ chói.
- Nói chuyện với giáo viên của con bạn để giúp trẻ nhìn dễ hơn khi đi học.
Rung giật nhãn cầu có thể cải thiện theo thời dù có được điều trị hay không. Tuy nhiên, hội chứng này thường sẽ không biến mất hoàn toàn.
Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể làm cho công việc hàng ngày trở nên khó khăn hơn, ví dụ như lái xe. Vấn đề thị lực cũng ảnh hưởng đến cách bạn xử lý hoặc vận hành các thiết bị nguy hiểm và đòi hỏi độ chính xác. Do đó, một số người không thể làm các công việc mình yêu thích. Ngoài ra, thị lực hạn chế có thể làm tăng khả năng bạn bị chấn thương. Vì vậy, nếu có thị lực rất kém, bạn có thể cần người giúp đỡ các hoạt động hàng ngày.
Dù vậy bạn cũng không cần quá lo lắng, khi được điều trị đúng, thị lực của bạn sẽ cải thiện đáng kể.