Thóp trẻ sơ sinh bị lõm nguy hiểm không & Cách khắc phục

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm nguy hiểm không & Cách khắc phục

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm nguy hiểm không & Cách khắc phục

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm xảy ra khi điểm mềm trên hộp sọ trở nên sâu hơn bình thường. Một trong những nguyên nhân chính khiến hộp sọ trẻ sơ sinh bị lõm đó là trẻ bị mất nước.

Bạn đang đọc: Thóp trẻ sơ sinh bị lõm nguy hiểm không & Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh thường có vài vết thóp, còn được gọi là điểm mềm trên hộp sọ. Chúng có tác dụng tạo cho hộp sọ sự linh hoạt cần thiết để có thể dễ dàng đi qua ngả âm đạo. Tính linh hoạt này cũng cho phép não và hộp sọ của bé cưng phát triển trong năm đầu đời. Ở trẻ sơ sinh, các thóp mềm được tìm thấy trên đỉnh đầu và phía sau đầu.

Số lượng các điểm mềm trên đầu sẽ phụ thuộc vào tuổi của bé. Trẻ sơ sinh bị lõm sau đầu thường biến mất sau 1 đến 2 tháng tuổi. Ở một vài bé, bạn có thể không bao giờ có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy các thóp này. Tuy nhiên ở nhiều bé, thóp mềm trên đỉnh đầu vẫn còn hiện diện cho đến khi bé được 7 – 19 tháng tuổi.

Thóp mềm của trẻ sơ sinh khi ấn nhẹ vào nên có độ cứng và hơi lồi lên một chút. Tuy nhiên nếu thóp có xu hướng cong ngược vào trong, hiện tượng này sẽ được gọi là lõm. Tình trạng mỏ ác của bé bị lõm đòi hỏi cần được chú ý ngay lập tức nhưng lại khá dễ để điều trị.

Nguyên nhân khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm nguy hiểm không & Cách khắc phục

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm, bao gồm:

1. Thiếu nước khiến thóp sau trẻ sơ sinh bị lõm

Mất nước là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Điều này xảy ra khi trẻ sơ sinh không có đủ chất lỏng trong cơ thể để duy trì hoạt động bình thường. Vấn đề này được liệt vào danh sách nguy hiểm và cần đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Do vậy, bạn nên chú ý nhận diện dấu hiệu trẻ sơ sinh mất nước để đưa bé đến phòng khám kịp thời nhằm phòng tránh trường hợp xấu có nguy cơ xảy ra.

2. Thóp sau của trẻ sơ sinh lõm do bé bị suy dinh dưỡng

Tình trạng suy dinh dưỡng và mất nước thường đi cùng nhau và có quan hệ chặt chẽ. Nếu trẻ sơ sinh thiếu nước, bé đồng thời có nguy cao mắc phải chứng suy dinh dưỡng. Điều này làm cho thóp trẻ bị lõm trở nên nghiêm trọng hơn. Suy dinh dưỡng xuất hiện do thiếu hụt calo hoặc một tình trạng tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như hội chứng kém hấp thu.

Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng hầu như sẽ luôn có các dấu hiệu khác đi kèm, bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Tóc khô dễ rụng
  • Mệt mỏi hoặc thờ ơ
  • Da khô, độ đàn hồi của da kém.
  • 3. Mỏ ác bé bị lõm do viêm đại tràng, nhiễm độc cấp tính

    Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Đây là tình trạng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng và thường là biến chứng của bệnh viêm ruột (IBD) hoặc nhiễm trùng. Nếu mắc phải căn bệnh này, bé có thể cần được phẫu thuật để chữa trị.

    4. Hội chứng Kwashiorkor

    Kwashiorkor hay còn gọi là hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, là một dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng do thiếu protein. Ngay cả khi điều trị, trẻ sơ sinh mắc phải chứng bệnh này có thể không bao giờ đạt được khả năng phát triển đầy đủ. Nếu việc điều trị diễn ra quá muộn, bé sẽ gặp phải tình trạng khuyết tật vĩnh viễn về thể chất và tinh thần. Trong trường hợp không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến hôn mê, sốc hoặc tử vong.

    5. Thóp trước của trẻ sơ sinh bị lõm có thể do đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo nhạt (DI) không phải là một dạng của đái tháo đường. Thay vào đó, đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi thận của trẻ sơ sinh không thể giữ nước, tạo ra hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị khác nhau cho loại bệnh này.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh méo đầu phải làm sao & cách giúp đầu bé tròn lại

    Bác sĩ chẩn đoán tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm như thế nào?

    Tìm hiểu thêm: 7 loại bột protein giúp bạn xây dựng cơ bắp

    Thóp trẻ sơ sinh bị lõm nguy hiểm không & Cách khắc phục

    >>>>>Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách đeo bông tai không bị dị ứng, không sưng đau ngứa

    Như đã đề cập ở trên, nếu nhận thấy thóp em bé bị lõm, bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Đây là tình trạng cảnh báo nguy hiểm, bạn không thể tự ý điều trị cho bé tại nhà.

    Khi tiến hành chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất của bé trước tiên. Điều này bao gồm quan sát và chạm vào khu vực thóp bị lõm. Bác sĩ cũng có thể sẽ đánh giá độ đàn hồi làn da của bé. Độ đàn hồi kém đôi khi là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thiếu nước. Mức ẩm trong mắt và miệng của bé cũng có thể cung cấp manh mối về mức độ mất nước.

    Tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bé, tình trạng thóp bị lõm xuất hiện khi nào. Việc bạn cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt và rất quan trọng bởi có thể sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ của tình trạng của bé. Do vậy, hãy lưu ý những đặc điểm như gần đây bé bị ốm, nôn mửa hay tiêu chảy… hay không. Thêm vào đó, tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, thường xuyên khát nước (trẻ sơ sinh bị môi khô, đòi bú liên tục,…), kém tỉnh táo… cũng là vấn đề nên được quan tâm và ghi chép lại cẩn thận.

    Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm liên quan đến việc lấy mẫu máu hoặc nước tiểu. Các xét nghiệm cụ thể có thể bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC). Xét nghiệm máu nhằm mục đích đo số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu cũng như các thành phần của chúng để phát hiện nhiễm trùng hoặc thiếu máu xảy ra do mất nước gây nên. Xét nghiệm nước tiểu có tác dụng kiểm tra tình trạng bất thường mà bé có thể gặp phải.

    Một xét nghiệm khác mà bé có thể cần phải thực hiện là làm xét nghiệm chuyển hóa toàn diện nhằm đánh giá mức độ các hóa chất trong cơ thể phân hủy, cơ thể bé sử dụng thực phẩm khác nhau như thế nào.

    >>> Bạn có thể quan tâm: “Hé lộ” cách trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh đơn giản nhưng “siêu” hiệu quả

    Phương pháp điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm

    Vậy thóp trẻ bị lõm phải làm sao? Để điều trị tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện một số biện pháp, chẳng hạn như:

    • Giúp bé tăng cường hấp thu chất lỏng: Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cho con bú thường xuyên hơn
    • Bổ sung chất điện giải: Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn sử dụng chất điện giải có công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chất điện giải sẽ bổ sung kali và đường cho cơ thể bé nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho bé đang thiếu nước do hàm lượng đường và muối trong hỗn hợp điện giải sẽ gây mất nước thêm.

    Ngăn ngừa tình trạng thóp đầu lõm của trẻ sơ sinh

    Bạn thắc mắc cách tốt nhất để ngăn chặn hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm là gì? Để chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh tốt nhất, cha mẹ cần phải:

  • Tránh để bé yêu mất nước: Bạn nên cho con bú đủ, bú khi bé có nhu cầu và đưa con đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
  • Cho bé bú nhiều: Bạn cũng nên cho con bú nhiều hơn hoặc tăng lượng sữa uống khi bé nôn hoặc tiêu chảy.
  • Giữ ấm cho bé: Nhiều cha mẹ thường bảo vệ thóp cho trẻ nhờ vào việc cho bé đội mũ trong vài ngày đầu sau sinh khi thời tiết chuyển lạnh. Theo các bác sĩ, đây là việc làm rất hiệu quả để giúp giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ.
  • Đưa bé đi khám bác sĩ: Điều này giúp bé được bổ sung vitamin D và canxi khi cần thiết.
  • Tắm nắng sáng sớm: Cho bé sơ sinh tắm nắng vào mỗi sáng giúp phòng chống còi xương. Bạn cũng lưu ý không cho trẻ sơ sinh tắm nắng trong khung giờ từ 10 – 14 giờ vì sẽ gây hại cho làn da của bé.
  • Không cho bé ăn dặm quá sớm: Khi bé đã đến tuổi tập ăn dặm, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không để vật nhọn đụng vào thóp trẻ
  • >>> Bạn có thể quan tâm: Nhận biết con có bình thường không sau khi chào đời

    Bài viết trên đã giúp bạn xác định nguyên nhân khiến mỏ ác của bé bị lõm, phương pháp điều trị tại nhà và cách phòng tình trạng thóp bị lõm của trẻ sơ sinh. Nếu bạn nhận thấy có các triệu chứng đi kèm bất thường như trên, cần đưa bé đi khám bệnh ngay lập tức, để được các bác sĩ chữa trị kịp thời.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *