Nghịch ngợm, phá phách, bướng bỉnh là những điều rất thường thấy ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, nếu những hành vi của trẻ “vượt” khỏi khuôn khổ, bạn nên nghĩ đến chứng rối loạn hành vi ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Liệu bé cưng nhà bạn có mắc phải rối loạn hành vi ở trẻ em?
Nuôi con đã khó, nuôi một “đứa con khó” lại càng khó khăn gấp bội. Là cha mẹ, bạn cần xác định hành vi của con là do quá trình phát triển hay là do con đang mắc phải một rối loạn nào đó. Chẳng hạn, một đứa bé trong độ tuổi mẫu giáo không chịu ngồi yên không đồng nghĩa với việc trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Để hiểu hơn về rối loạn hành vi cảm xúc ở trẻ em, bạn hãy cùng Kenshin.vn xem tiếp những chia sẻ dưới đây nhé.
Nội Dung
Cẩn thận khi xác định rối loạn hành vi ở trẻ em
Rối loạn hành vi cảm xúc ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường bắt đầu từ thời niên thiếu. Đặc trưng nhất của tình trạng này trẻ sẽ gặp khó khăn khi phải tuân theo các nguyên tắc hành xử thông thường được xã hội chấp nhận. Theo thống kê, khoảng 20% thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn về hành vi và cảm xúc, trong đó lứa tuổi vị thành niên là nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất.
Các chuyên gia tâm lý học trẻ em từ Đại học Oxford và Đại học Pittsburgh cho rằng thuật ngữ “rối loạn hành vi” nên được sử dụng thận trọng khi chẩn đoán cho trẻ dưới 5 tuổi. Bởi các bằng chứng về rối loạn hành vi ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn rất hạn chế. Ngoài ra, cũng rất khó để phân biệt hành vi nào ở trẻ là bình thường, hành vi nào là bất thường ở giai đoạn mà tốc độ phát triển đang diễn ra rất nhanh.
3 rối loạn hành vi ở trẻ em thường gặp
1. Rối loạn thách thức chống đối (ODD)
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ dưới 12 tuổi mắc chứng rối loạn thách thức chống đối là khoảng 1/10. Ngoài ra, tình trạng này cũng gặp nhiều ở bé trai hơn là bé gái. Bạn có thể nghi ngờ bé mắc chứng rối loạn thách thức chống đối (ODD) nếu trẻ có các triệu chứng như:
- Dễ tức giận, khó chịu hoặc cáu kỉnh
- Hay nóng nảy
- Tranh luận thường xuyên với người lớn, đặc biệt là những người quen thuộc trong cuộc sống như cha mẹ
- Từ chối tuân theo các quy tắc
- Thiếu tự tin
- Luôn cảm thấy vô dụng, bất tài
- Tìm cách đổ lỗi cho người khác về mọi hành vi sai trái của bản thân
Nếu trẻ có các hành vi trên kéo dài liên tục trong 6 tháng và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập cũng như giao tiếp, kết nối xã hội của trẻ, bạn nên đưa con đi khám.
2. Rối loạn cư xử (CD)
Những đứa trẻ mắc chứng rối loạn cư xử (CD) thường bị đánh giá là những đứa trẻ hư vì bé có những hành vi côn đồ và không tuân theo các quy tắc. Khoảng 5% trẻ 10 tuổi được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn cư xử và thường gặp nhiều ở bé trai. Khoảng 1/3 trẻ mắc chứng rối loạn cư xử cũng mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Những trẻ bị rối loạn cư xử (CD) sẽ có các hành vi như:
- Thường xuyên không vâng lời cha mẹ hoặc người lớn
- Trốn học nhiều lần
- Xu hướng sử dụng ma túy, có xu hướng dùng thuốc lá và rượu
- Thiếu sự đồng cảm với người khác
- Gây hấn với động vật và người khác hoặc có các hành vi bạo lực như bắt nạt, lạm dụng thể chất hoặc tình dục
- Luôn muốn gây hấn, đánh nhau với các bạn
- Thường xuyên nói dối
- Có các hành vi phạm tội như trộm cắp, phá hoại
- Có suy nghĩ “bỏ nhà ra đi”
- Có suy nghĩ tự sát.
3. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Khoảng 2 – 5% trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)và hội chứng này cũng thường gặp nhiều ở các bé trai hơn. Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ mắc phải rối loạn hành vi ở trẻ em này thường là:
- Thiếu chú ý – khó tập trung
- Gặp khó khăn trong việc tập trung vào 1 nhiệm vụ
- Gặp rắc rối khi được phân nhiều nhiệm vụ cùng lúc
- Không thực hiện được theo các hướng dẫn, hay bỏ lỡ chi tiết quan trọng
- Bồn chồn, năng động quá mức
- Khó ngồi yên, khó giữ im lặng khi cần thiết
- Mơ màng, hay quên và hay làm mất đồ
- Hay gây hấn, có hành vi nguy hiểm đến người khác
- Có phản ứng cảm xúc, căng thẳng quá mức so với tình huống.
Điều trị rối loạn hành vi ở trẻ em cần thực hiện như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Nhận biết những dấu hiệu suy hô hấp cấp và mạn tính để xử trí kịp thời
>>>>>Xem thêm: Trắc nghiệm: Nguy cơ biến chứng tiêu hóa và tim mạch ở người bị thoái hóa khớp khi dùng NSAIDs
Nếu nghi ngờ trẻ mắc phải các chứng rối loạn hành vi, cha mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để tránh gây ra những ảnh hưởng nặng nề khi trưởng thành. Tùy vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Điề cần lưu ý là dù trẻ được điều trị như thế nào thì quan trọng nhất vẫn là gia đình cần phải yêu thương, quan tâm và chia sẻ với trẻ. Ngoài ra, cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để trẻ nhanh hòa nhập và không cô lập bản thân.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ:
- Nâng cao nhận thức của cha mẹ trong việc giao tiếp và quản lý con cái
- Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi để giúp trẻ kiểm soát suy nghĩ và hành vi của mình
- Dạy trẻ các kỹ năng xã hội quan trọng như cách trò chuyện hoặc hợp tác với người khác
- Dạy trẻ cách quản lý cơn giận của mình. Trẻ cần nhận biết khi nào cơn giận dữ của bản thân sắp bắt đầu và trẻ cần được cung cấp một loạt các kỹ năng đối phó để xoa dịu cơn giận dữ và hành vi hung hăng
- Khuyến khích trẻ phát huy năng khiếu đặc biệt của mình (chẳng hạn như thể thao) để xây dựng sự tự tin. Bởi trẻ bị rối loạn hành vi sẽ gặp khó khăn trong học tập và khi tương tác với người khác
- Sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ để kiểm soát các hành vi.
Kiên nhẫn là chìa khóa quan trọng nhất khi bạn xử lý các vấn đề về rối loạn hành vi ở trẻ em. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đồng cảm, bình tĩnh và có thái độ hợp tác để việc điều trị có hiệu quả.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn cảm xúc hành vi ở trẻ em
Nguyên nhân của các chứng rối loạn hành vi cảm xúc ở trẻ em như ODD, CD và ADHD vẫn chưa xác định rõ nhưng những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc phải những hội chứng này:
- Giới tính: Các bé trai sẽ có nguy cơ cao mắc các rối loạn hành vi hơn là các bé gái.
- Mang thai và sinh nở: Bé sinh non, nhẹ cân khi sinh cũng có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về hành vi khi trưởng thành.
- Tính cách: Những đứa trẻ khó quản lý, tính khí thất thường hoặc có tính cách hung hăng ngay từ nhỏ có nhiều nguy cơ sẽ bị rối loạn hành vi khi lớn lên.
- Gia đình: Trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc phải các rối loạn hành vi ở trẻ em nếu lớn lên trong gia đình không hạnh phúc, gia đình có xu hướng bạo lực, nghèo đói hoặc cha mẹ lạm dụng chất kích thích.
- Khó khăn trong học tập: Việc gặp các vấn đề về đọc và viết thường liên quan đến các vấn đề về hành vi.
- Khuyết tật trí tuệ: Trẻ có các khuyết tật trí tuệ sẽ có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp đôi.
- Sự hoạt động của một số vùng trong não bộ: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vùng não kiểm soát sự chú ý dường như ít hoạt động hơn ở trẻ mắc rối loạn ADHD.
Phương pháp chẩn đoán rối loạn hành vi ở trẻ em
Rối loạn hành vi ở trẻ em là tình trạng rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố kết hợp với nhau. Ví dụ, một đứa trẻ mắc rối loạn cư xử (CD) cũng có thể mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), lo âu, trầm cảm…. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán rối loạn hành vi ở trẻ em:
- Chẩn đoán chuyên khoa
- Phỏng vấn sâu phụ huynh, trẻ em và giáo viên
- Kiểm tra hành vi hoặc các bài kiểm tra tâm lý
Việc nuôi dạy những đứa trẻ mắc các vấn đề hành vi không hề đơn giản. Nhưng trước khi đưa ra kết luận hay thay đổi cách nuôi dạy trẻ, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào hành vi thực tế của trẻ, bác sĩ sẽ cung cấp các thông tin chi tiết để bạn cân nhắc xem liệu hành vi của con có bình thường so với độ tuổi của bé hay không cũng như các giải pháp hỗ trợ cần thiết.