Sinh một con có thể giúp bạn chăm lo cho trẻ tốt nhất. Thế nhưng, việc giáo dục con không hề đơn giản bởi nếu không khéo, trẻ có thể mắc phải hội chứng con một.
Bạn đang đọc: Không còn nỗi lo hội chứng con một nếu biết 9 bí quyết nuôi dạy hữu ích
Khoảng vài thập kỷ trước, việc gia đình có ba hoặc bốn người con là điều khá bình thường. Thế nhưng, ngày nay, đời sống ngày càng cao với những yêu cầu ngày một khắt khe, đa phần các cặp vợ chồng trẻ chỉ muốn sinh một con để chăm sóc và giáo dục cho tốt. Nuôi dạy con một không phải là việc dễ. Nếu bạn đang cảm thấy đau đầu trong việc nuôi dạy bé cưng nhà mình, vậy hãy cùng Kenshin.vn theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để biết thêm 9 bí quyết nuôi dạy con một hữu ích nhé.
Nội Dung
- 1 1. Cho trẻ chơi chung với bạn nhiều hơn
- 2 2. Để trẻ tự làm thay vì làm hộ con
- 3 3. Không nói với trẻ những vấn đề quá trọng đại
- 4 4. Cho trẻ không gian và thời gian riêng
- 5 Tìm hiểu thêm: Hoa cứt lợn chữa viêm xoang có hiệu quả không? 5 bài thuốc hay dùng>>>>>Xem thêm: Quần lót rung là gì và có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?
- 6 5. Thúc đẩy vừa phải
- 7 6. Đừng tạo áp lực và bắt trẻ trở thành người hoàn hảo
- 8 7. Không là không
- 9 8. Nhìn vào những điều tích cực trong những tình huống căng thẳng
- 10 9. Cho trẻ nuôi thú cưng
1. Cho trẻ chơi chung với bạn nhiều hơn
Việc là con một trong gia đình sẽ khiến trẻ ít có cơ hội học hỏi và thực hành các kỹ năng xã hội như xếp hàng, làm việc nhóm. Cho trẻ chơi chung với bạn bè nhiều hơn là cách đơn giản nhất để khắc phục điều này. Khi bé được khoảng 2 – 3 tuổi, bạn hãy rủ những đứa trẻ cùng tuổi với bé về nhà chơi hoặc cho bé đến chơi nhà các bạn hoặc đưa con đến công viên làm quen với các bạn cùng độ tuổi. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng kết bạn và hiểu được một số kỹ năng sống quan trọng.
2. Để trẻ tự làm thay vì làm hộ con
Đa phần, cha mẹ thường làm hộ con các hoạt động hàng ngày như xúc cơm, đánh răng, thay quần áo… Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt bởi nếu thường xuyên làm như vậy, trẻ sẽ trở nên lười biếng và quá phụ thuộc vào cha mẹ. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, bạn nên khuyến khích trẻ tự làm mọi việc như tự tắm, đánh răng… Điều này sẽ giúp trẻ học được tính tự lập và biết cách chịu trách nhiệm về những việc mình làm.
3. Không nói với trẻ những vấn đề quá trọng đại
Những đứa trẻ không có anh chị em thường có xu hướng cư xử như một người lớn dù trẻ chỉ mới 2 – 3 tuổi. Trẻ sẽ hay đưa ra ý kiến và bày tỏ về mối quan hệ của cha mẹ, họ hàng, anh em họ, bạn bè… Để ngăn chặn thói quen này, hãy tránh tranh luận với vợ/chồng trước mặt trẻ và chỉ hỏi ý kiến trẻ những vấn đề đơn giản, chẳng hạn như nên nấu món gì cho bữa tối. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng trong gia đình, trẻ vẫn chỉ là một đứa bé.
4. Cho trẻ không gian và thời gian riêng
Vì chỉ có một đứa con, đôi lúc, bạn sẽ muốn ở bên trẻ mọi lúc mỗi khi có thời gian rảnh. Điều này không có gì là xấu, tuy nhiên bạn vẫn nên cho trẻ có không gian và thời gian riêng để làm những việc mình thích. Khuyến khích trẻ chơi nhạc cụ hoặc đọc sách khi ở một mình, điều này sẽ rất hữu ích cho việc học và sự nghiệp của trẻ sau này.
Tìm hiểu thêm: Hoa cứt lợn chữa viêm xoang có hiệu quả không? 5 bài thuốc hay dùng
>>>>>Xem thêm: Quần lót rung là gì và có tác dụng gì? Cách sử dụng như thế nào?
5. Thúc đẩy vừa phải
Nuôi dạy con một là cả một nghệ thuật bởi bạn phải cân bằng giữa nhiều và ít. Những đứa trẻ không có anh chị em cần rất nhiều sự khuyến khích và hỗ trợ từ cha mẹ. Chẳng hạn, bạn cần thúc đẩy trẻ kết bạn nhiều hơn bởi nếu không trẻ sẽ không nói chuyện với ai khác ngoài bố mẹ.
Tuy nhiên, nếu bạn làm quá “mạnh”, trẻ sẽ bắt đầu phản kháng trước lời nói của bạn và trở thành một người nổi loạn. Vì vậy, khi nuôi dạy con một, bạn nên hiểu rõ hành vi của trẻ để có cách cư xử phù hợp.
6. Đừng tạo áp lực và bắt trẻ trở thành người hoàn hảo
Những bậc cha mẹ có một con thường có xu hướng đặt tất cả hy vọng vào đứa con duy nhất. Họ mong muốn con mình phải giỏi tất cả mọi thứ, từ học hành cho đến việc chơi thể thao.
Tuy nhiên, dù bạn có mong muốn như vậy đi nữa thì đừng quá tạo áp lực cho bé, đừng bao giờ để trẻ nghĩ rằng mình đã làm hết khả năng nhưng điều này không bao giờ là đủ với bố mẹ.
7. Không là không
Do chỉ có một con, cha mẹ thường có xu hướng chiều chuộng và đáp ứng hết mọi yêu cầu của trẻ. Lợi dụng điều này, trẻ sẽ đưa ra những yêu cầu khó nhằn bắt bạn phải đáp ứng, nếu không được, trẻ sẽ gắt gỏng và khó chịu. Một số cha mẹ sẽ cố gắng đáp ứng hết tất cả những đòi hỏi vô lý đó. Tuy nhiên, đây không phải là một cách ứng xử thông minh, nếu bạn thấy yêu cầu đó không chính đáng, hãy dứt khoát nói không với trẻ và tuyệt đối không nhân nhượng.
8. Nhìn vào những điều tích cực trong những tình huống căng thẳng
Một nghiên cứu đã chỉ rằng những đứa trẻ không có anh chị em thường có chỉ số IQ cao và thành tích học tập tốt hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng thuận lợi, đôi lúc trẻ sẽ nhận được những lời góp ý không tốt từ giáo viên và bạn bè. Hãy dạy cho bé hiểu đây là một phần của cuộc sống và dạy trẻ cách làm thế nào để những lời nói ấy không làm tổn thương con. Ngoài ra, bạn cũng nên nói với trẻ thay vì tập trung vào những điều tiêu cực, hãy chú ý đến lời khuyên và dùng nó để cải thiện bản thân.
9. Cho trẻ nuôi thú cưng
Nếu bạn thường xuyên bận rộn với công việc, trẻ sẽ phải chơi một mình. Sự buồn chán sẽ khiến trẻ tiếp xúc nhiều với các chương trình truyền hình hoặc trò chơi điện tử để cải thiện tâm trạng. Để tránh điều này, hãy cho trẻ nuôi một con chó hay một con mèo hoặc một loài thú cưng mà con thích. Điều này sẽ giúp trẻ bớt cô đơn và ít tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi dạy bé cưng của mình. Việc nuôi dạy con một không hề đơn giản và dù bạn nuôi dạy theo cách nào, hãy nhớ cho trẻ sự hỗ trợ và để trẻ hiểu rằng bạn vẫn luôn yêu thương trẻ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ngân Phạm/Kenshin.vn