Thủy đậu là một căn bệnh thông thường nhưng những biến chứng của bệnh lại rất nghiêm trọng. Việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách thức phòng ngừa là rất cần thiết.
Bạn đang đọc: Những điều bố mẹ cần biết về vắc xin thủy đậu
Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh, Kenshin.vn mời bạn đọc bài viết sau đây.
Nội Dung
Lợi ích của việc tiêm ngừa thủy đậu
Nhiều người thường nghĩ rằng không cần thiết phải tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ em vì thủy đậu chỉ là bệnh nhẹ. Trên thực tế, một số phụ huynh nghĩ rằng tốt hơn hết là để cho bé tiếp xúc với thủy đậu một cách tự nhiên để trẻ có thể bị bệnh và được miễn dịch.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều khuyên bạn nên tiêm ngừa thủy đậu cho con và nhiều trường mầm non cũng luôn yêu cầu trẻ phải được tiêm ngừa thủy đậu. Lý do là vì:
* Thủy đậu không phải là một căn bệnh đơn giản. Nếu con bạn mắc bệnh, cơ thể bé có thể bị phát ban sẩn ngứa, bóng nước rất đau kèm theo sốt và rất mệt mỏi. Nếu bóng nước bị nhiễm trùng, bé cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Các nốt bóng nước cũng có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ. Nếu bị thủy đậu khi đang học mẫu giáo, bé sẽ phải ở nhà trong vòng một tuần cho đến khi tất cả các bóng nước đã xẹp đi.
* Thủy đậu có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí gây chết người. Các biến chứng của thủy đậu bao gồm viêm phổi và nhiễm trùng da nặng nề. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở những người trước đây vốn khỏe mạnh.
* Vắc xin thủy đậu giúp bảo vệ trẻ em khỏi tránh khỏi các nguy cơ bị biến chứng của bệnh. Nếu tiêm ngừa đủ 2 liều sẽ có hiệu quả khoảng 98% trong việc ngăn ngừa bệnh. Trẻ em đã được tiêm vắc xin nếu mắc bệnh thì chỉ có triệu chứng rất nhẹ, thường bao gồm nổi ít hơn 50 bóng nước, không sốt và thời gian bị bệnh ngắn hơn.
* Vắc xin ngừa thủy đậu có thể giúp bảo vệ con bạn khỏi một căn bệnh cũng do cùng loại virus gây ra, gọi là bệnh giời leo. Cứ 1 trong số 3 người lớn đã từng bị thủy đậu trước đây sẽ khởi phát ban biến dạng và rất đau.
* Bệnh giời leo xuất hiện khi virus gây ra thủy đậu, vốn đã xâm nhập ẩn náu trong hệ thần kinh trung ương, được đánh thức và hoạt động trở lại. Những người đã được tiêm vắc xin thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh giời leo, nhưng tình trạng bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với những người không được tiêm ngừa.
Số liều vắc xin được khuyến cáo là 2 liều và tiêm cách nhau ít nhất 3 tháng.
Độ tuổi được khuyến nghị
- Từ 12 đến 15 tháng tuổi
- Từ 4 đến 6 tuổi (nếu tiêm trễ).
Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu có thể được sản xuất kèm theo vắc xin phòng sởi, quai bị và Rubella trong một mũi, được gọi là mũi MMRV (Sởi – Quai bị – Rubella – Thủy đậu).
Những đối tượng nào không nên tiêm ngừa thủy đậu?
– Các bé từng bị dị ứng nặng với gelatin (có trong những loại thực phẩm như chè khúc bạch) hoặc thuốc kháng sinh thì không nên tiêm ngừa thủy đậu. Nếu trẻ đã từng có phản ứng dị ứng trầm trọng khi tiêm vắc xin thủy đậu lần đầu thì cũng không nên tiêm mũi thứ hai.
– Nếu con của bạn bị ung thư hoặc bất cứ căn bệnh nào ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé, hoặc đã được truyền máu gần đây, hoặc đang dùng steroid đường uống liều cao (ví dụ như để điều trị bệnh suyễn), bé sẽ cần được đánh giá cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm ngừa loại vắc xin này.
– Một số trẻ khi tiêm ngừa vắc xin MMRV có nhiều nguy cơ bị sốt cao, co giật. Nếu con của bạn từng có tiền sử co giật hoặc gia đình có người có tiền sử co giật, hãy chắc chắn rằng bé được tiêm mũi MMR và mũi vắc xin thủy đậu riêng biệt (không dùng mũi MMRV kết hợp).
Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu có phải là vắc xin sống không?
Vắc xin thủy đậu là một loại vắc xin sống giảm độc. Vắc xin này chứa virus gây bệnh thủy đậu còn sống nhưng đã được xử lý để không có khả năng gây bệnh như virus bình thường. Thay vào đó, virus chỉ có khả năng tái tạo trong các tế bào của cơ thể và làm cho cơ thể tạo ra miễn dịch. Điều này giúp cho cơ thể bé chống lại nếu bị nhiễm virus thủy đậu thực sự.
Các phản ứng phụ nào có thể xảy ra?
- Khoảng 20% trẻ sẽ bị đau ở chỗ tiêm. 10% trẻ có thể có sốt nhẹ
- Trong một số trường hợp, trẻ có thể biểu hiện bệnh nhẹ. Khoảng 4% có thể bị phát ban nhẹ (nổi khoảng 10 bóng nước giống như thủy đậu)
- Ít hơn 1/2.500 trẻ có thể bị sốt cao co giật (tỷ lệ này cao hơn một chút nếu tiêm mũi MMRV). Mặc dù sốt cao co giật nghe có vẻ đáng sợ, nhưng chúng hầu như không gây hại gì cho trẻ. Dù vậy, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu bé bị co giật.
Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm khi xảy ra với các loại vắc xin. Nếu bé có bất kỳ phản ứng phụ nào khi tiêm ngừa thủy đậu hay bất cứ loại vắc xin nào khác, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý.
Bài viết trên đây đã cung cấp phần nào những thông tin quan trọng về bệnh thủy đậu. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con cái nhé!
>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn nho được không? “Điểm danh” lợi ích và rủi ro cần chú ý