Trẻ sơ sinh biết cười cũng là lúc bạn có được khoảnh khắc đáng nhớ trong đời làm cha mẹ. Nụ cười của con còn là cột mốc quan trọng về sự phát triển thị giác và não bộ.
Bạn đang đọc: Khi nào trẻ sơ sinh biết cười? Làm sao khuyến khích trẻ nở nụ cười?
Thực tế, trẻ sơ sinh biết cười từ rất lâu trước khi con chào đời. Tuy nhiên, nụ cười này hoàn toàn không phải là do cố ý hoặc do bị kích thích bởi một yếu tố nào mà đơn thuần chỉ là một phản xạ của cơ thể mà thôi. Vậy chính xác thì em bé mấy tháng biết cười theo cảm xúc thật? Bạn có thể khám phá thông tin thú vị này qua bài viết sau nhé!
Nội Dung
Trẻ sơ sinh biết cười, cột mốc phát triển về kỹ năng xã hội, thị giác và cảm xúc của con
Nụ cười đầu tiên chứa đựng rất nhiều ý nghĩa về sự phát triển của bé. Đây là dấu hiệu cho thấy thị giác của bé đã được cải thiện và bé có thể nhận ra khuôn mặt của bạn. Bộ não và hệ thần kinh của bé cũng đã trưởng thành để loại bỏ những nụ cười theo phản xạ. Lúc này, bé đã biết được rằng cười là cách để tương tác với mọi người.
Bé cũng bắt đầu nhận ra rằng cảm xúc của mình sẽ có ảnh hưởng đến mọi người. Bé sẽ mỉm cười để diễn tả niềm vui, sự hưng phấn, mãn nguyện và hạnh phúc. Đây là một cách để bé nói: “Mẹ đang chăm sóc con thật tốt” hoặc “Sữa hết rồi, con muốn uống thêm”. Ý nghĩa của việc trẻ sơ sinh biết cười quả thật rất quan trọng.
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết cười?
Nụ cười theo phản xạ sẽ biến mất trước khi bé được 2 tháng tuổi và nụ cười thực sự sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 1,5 đến 3 tháng (từ 6 đến 12 tuần). Bạn có thể phân biệt nụ cười theo phản xạ và nụ cười thực sự dựa theo thời điểm và thời lượng khi bé cười.
Nhìn chung, nụ cười phản xạ thường xảy ra ngẫu nhiên, khi bé ngủ hoặc mệt mỏi và thường khá ngắn. Còn nụ cười thực sự chỉ xuất hiện khi bé phản ứng trước một điều gì đó, chẳng hạn như nhìn thấy gương mặt của bạn hoặc nghe giọng nói của người thân. Nếu đó là nụ cười thực sự, bạn sẽ thấy được cảm xúc của bé thông qua đôi mắt.
Tìm hiểu thêm: Ánh nắng và sức khỏe của đôi mắt
>>>>>Xem thêm: 10 tuyệt chiêu cho cánh mày râu khi vợ không mặn mà chuyện chăn gối
Nếu bạn vẫn đang đợi để nhìn thấy nụ cười của bé, hãy khuyến khích bé bằng những hành động như nói chuyện với bé thường xuyên, tương tác bằng ánh mắt và mỉm cười với bé suốt cả ngày. Trò chuyện với bé thường xuyên còn mang đến nhiều lợi ích về sự phát triển ngôn ngữ của bé sau này nữa đấy.
Bạn cũng có thể tạo ra một gương mặt vui nhộn, bắt chước âm thanh, hành động của một con vật nào đó, chơi ú òa với bé… Tuy nhiên, bạn đừng quá lạm dụng nó nhé. Trẻ sơ sinh đang phát triển khả năng điều tiết cảm xúc của mình, nếu bé bị kích thích quá mức thì sẽ có ảnh hưởng không tốt.
Khi đã biết cười, bé sẽ cười nhiều lần. Khi bé cười với bạn, đôi mắt sẽ sáng lên, bạn sẽ chơi ú òa với bé và đáp lại nụ cười của bé. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy thích thú. Ban đầu, bé sẽ dùng nụ cười của mình để phản ứng lại cả những kích thích về hình ảnh lẫn âm thanh. Vì vậy, bé thường cười khi nghe thấy bạn hát hoặc nói chuyện với bé khi thay tã.
Sau khi thị giác và nhận thức của bé đã phát triển, chỉ cần nhìn thấy gương mặt những người mà bé thân thuộc, yêu thích, bé sẽ nở nụ cười. Khi đã quen với việc cười, bé bắt đầu tạo ra âm thanh. Lúc đầu đó chỉ là những tiếng rù rì, sau đó sẽ là những tiếng cười khúc khích. Đến 5 tháng tuổi, bé sẽ làm bạn ngạc nhiên với những tiếng cười to và tiếng hò hét mỗi khi phấn khích đấy.
Có thể bạn quan tâm
Khi nào bé biết lắng nghe bạn và mọi người xung quanh?
Nếu nụ cười đầu tiên của trẻ sơ sinh đến chậm, điều này có đáng lo ngại?
Khi thấy bé chưa biết cười, bạn cũng không cần phải quá lo bởi điều này không có nghĩa là bé không vui hoặc bé có điều gì đó bất thường. Mỗi bé sẽ đạt được cột mốc phát triển quan trọng này ở những thời điểm khác nhau và một số bé sẽ phải cần thêm vài tuần.
Khi 3 tháng tuổi, bé cần giao tiếp với bạn hay người chăm sóc khác và cả người lạ bằng mắt và biểu hiện âm thanh (ví dụ như tạo tiếng ồn phản kháng bạn kéo bé ra khỏi bình sữa hoặc vú mẹ). Tuy nhiên, nếu đến 3 tháng mà bé vẫn không có những biểu hiện trên thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nhé.