Phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ

Phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ

Phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, bố mẹ không có đủ thời gian quan tâm con cái. Vì thế, nhiều người không phát hiện hành vi bất thường của trẻ.

Bạn đang đọc: Phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ

Bé Bo (5 tuổi) khó kiểm soát bản thân, rất cứng đầu và trả lời thô bạo trước bất cứ câu hỏi nào của mẹ. Cậu bé còn thường cãi lời mẹ, thậm chí ở nơi công cộng. Đưa con qua chơi nhà bạn, mẹ cậu gần như gặp ác mộng khi Bo không chịu nghe lời mẹ và quậy phá khó kiểm soát.

Hiện nay, tình trạng này thường gặp ở trẻ. Không có tiêu chuẩn nào để đánh giá hành vi phát triển bình thường hay không ở trẻ. Điều này phụ thuộc vào tính cách, sự phát triển tình cảm và môi trường trưởng thành của bé. Làm thế nào để bạn phân biệt hành vi đó là bình thường hay không?

Dấu hiệu bất thường ở trẻ

Thỉnh thoảng trẻ cáu giận, tranh cãi hay la hét là bình thường. Tuy nhiên, nếu hành vi này cứ diễn ra mỗi ngày, thì đó là một vấn đề cần chú ý. Dưới đây là một số dấu hiệu chỉ ra rằng hành vi của trẻ là bất thường:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc điều khiển cảm xúc, dễ bộc phát cơn giận với những việc nhỏ làm phiền bé.
  • Hành vi bốc đồng như đánh, ném, hét lên là biểu hiện không bình thường.
  • Nói chuyện thô lỗ và không có lý lẽ.
  • Con thường xuyên nói dối và có thói quen trộm cắp.
  • Hành vi bất thường ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của trẻ. Ví dụ, trẻ có thể đánh nhau, đi học muộn hay cúp học.
  • Việc bất đồng với bạn cùng trang lứa cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của bé. Bé không thể tập trung vào một điều gì đó, bồn chồn, lười biếng hoặc mất phương hướng.
  • Thú vị với những hành vi tình dục ở độ tuổi không cho phép.
  • Con bắt đầu thắc mắc về điều bạn nói và không nghe lời bạn, thậm chí là phản đối những quy tắc mà bạn đề ra.

8 vấn đề hành vi thường gặp ở trẻ

Thông thường, trẻ làm ngược lại với những điều mà bạn quy định và cho rằng như vậy là đúng.

1. Không tôn trọng và cãi lời người lớn

Một đứa bé ba tuổi cãi lời bạn có vẻ buồn cười và đáng yêu. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ 7 tuổi luôn hét lên là “không” với những điều bạn nói thì thật đáng lo ngại. Nếu bạn không xử lý đúng cách, việc cãi lời có thể dẫn đến tranh cãi giữa bố mẹ và con cái. Những cách sau đây hiệu quả để dạy dỗ bé yêu.

  • Nếu trẻ cãi lại nhưng vẫn làm theo yêu cầu của bạn hoặc trẻ không phá hoại, lúc này, bạn có thể suy nghĩ và bỏ qua lỗi lầm cho trẻ.
  • Nếu trẻ làm theo những điều bạn yêu cầu nhưng vẫn cãi lời, lúc này, bạn nên xem xét điều trẻ nói có đúng không hay những hành vi bé làm có gây ảnh hưởng gì không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giải thích rằng trẻ có thể tức giận nhưng không được nói chuyện thiếu tôn trọng với bạn.
  • Nếu phản ứng của trẻ làm ảnh hưởng người khác hay bản thân chúng, bạn cần chú ý kỹ.
  • Bạn không nên phản ứng dữ dội với biểu hiện bất thường của trẻ. Chờ trẻ bình tĩnh, bạn nói chuyện về hành vi của trẻ, giải thích hành động nào có thể chấp nhận, hành động nào không? Cho trẻ biết đến những hậu quả có thể xảy ra về hành vi đó.
  • Đừng đe dọa trẻ mà hãy phạt bằng cách không được ăn kem hay xem phim.
  • Xem lại cách cư xử của bạn và mọi người xung quanh với bé. Nếu bạn cũng thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác, hãy thay đổi chính mình.

2. Trẻ chửi tục

Trẻ em thường la hét khi chúng giận nhưng nếu trẻ chửi thề trước 10 tuổi, bạn nên quan tâm hơn về điều này. Khi trẻ chửi thề, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Không được chửi thề trước mặt trẻ.
  • Không bỏ qua việc bé chửi thề, tìm hiểu tại sao con lại biết điều này. Giải thích cho bé biết việc chửi thề là không tốt.
  • Nếu bạn cũng sử dụng những từ ngữ không hay này trước mặt trẻ, hãy xin lỗi trẻ vì mình đã lỡ miệng.

3. Có hành vi hung hăng và bạo lực

Khi tức giận, trẻ hung hăng là bình thường. Rối loạn tâm trạng, tâm lý, hành vi, chấn thương, bốc đồng hoặc thất vọng có thể dẫn đến sự gây hấn ở trẻ. Đôi khi trẻ có thể sử dụng bạo lực để bảo vệ mình. Tuy nhiên, trẻ có thể học cách bạo lực ở trường hay ở nhà. Nếu con có những hành vi tiêu cực như đánh, cắn, đá, bạn hãy thưc hiện những điều sau đây:

  • Bạn hạ giọng và bình tĩnh nói chuyện với bé.
  • Nói rõ với bé hành động như đánh, đá hay cắn là những hành vi không đúng, dẫn đến hậu quả gì và bé nên làm gì thay vì thể hiện sự tức giận. Ví dụ, bé nói: “Con tức giận” thay vì “Con không thích nó” hay “Con cảm thấy không vui vì điều đó’.
  • Điều quan trọng là bố mẹ phải là một tấm gương tốt cho con. Ngoài ra, bạn cũng nên khen hành vi tích cực và phê bình hành vi không tốt của con.

4. Nói dối

Trẻ nhỏ hay nói dối cũng là nỗi lo của bố mẹ. Bạn có thể cảm thấy bị lừa dối và đau lòng, thậm chí là không tin bé nữa. Lúc này, điều bạn cần làm là:

  • Tìm hiểu xem tại sao trẻ nói dối. Có thể do sợ bị bố mẹ la mắng về việc gì đó nên đã nói dối để che giấu sự thật. Nếu vậy, bạn khuyến khích trẻ bày tỏ mong muốn của mình cho bố mẹ biết, thay vì nói dối để che giấu.
  • Dạy bé thành thật và bạn hãy là tấm gương tốt cho bé.

5. Bắt nạt bạn bè

Bắt nạt bạn bè là một vấn đề nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tình cảm và thể chất của người khác. Trẻ thường có xu hướng bắt nạt người khác để chứng tỏ mình mạnh mẽ. Khi thấy con bắt nạt người khác, bạn hãy:

  • Dạy cho trẻ biết rằng bắt nạt người khác là không tốt. Bạn cho bé biết thế nào là bắt nạt người khác, tức là bắt người khác làm việc gì đó cho mình, dùng bạo lực lấy tài sản của người khác.
  • Đặt ra những quy tắc trong nhà, viết những câu như: “Không được bắt nạt trong nhà” hoặc “Con không được cư xử như vậy trong nhà”.
  • Quan sát để phát hiện sớm dấu hiệu bắt nạt bạn của trẻ. Khi thấy con đang bắt nạt bạn mình, bạn hãy sửa hành vi đó ngay lúc đó.

6. Vòi vĩnh

Trẻ có xu hướng bạo lực, khóc để đạt được điều mình muốn. Nếu chiều theo hành vi xấu này, bạn chỉ khiến trẻ cảm thấy điều mình làm là đúng. Ví dụ, trẻ bực tức chỉ vì bạn không mua kẹo hay đồ chơi. Khi trẻ la khóc, bạn nghĩ lại mua kẹo cho trẻ chỉ để làm hạ cơn giận, vô tình bạn đã nuông chiều trẻ không đúng cách. Tóm lại, khi bé vòi vĩnh, bạn kiên quyết không chiều theo ý bé mà giải thích cho bé rõ để không trở thành cuộc chiến.

7. Thiếu động lực, lười biếng

Phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ

Dù là tập thể dục ở trường, tham gia văn nghệ hay chơi đùa với bạn bè, bé đều từ chối tham gia. Để giúp con có động lực, bạn hãy:

  • Khuyến khích bé bằng cách kể chuyện lúc nhỏ của bạn để chia sẻ kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho bé.
  • Đừng ép buộc trẻ phải có sở thích nào mà hãy để bé tự lựa chọn. Điều này sẽ giúp trẻ hứng thú hơn với điều chúng chọn.
  • Bạn có đang ép trẻ làm điều gì đó không? Bạn có hỏi bé thích điều gì chưa? Hãy quan sát để biết bé thích gì từ đó tạo động lực cho bé.

8. Gặp vấn đề trong cư xử ở trường

Mỗi buổi sáng, trẻ đều nói: “Con không muốn đi học”. Trẻ thường từ chối đi học với những lý do như bị bắt nạt, làm bài tập, không muốn xa bố mẹ, không thích tuân theo quy định của trường lớp hay lo lắng. Việc bạn cần làm là:

  • Tìm ra nguyên nhân tại sao con không thích học và làm bài tập. Sau khi biết được nguyên nhân, bạn có thể đến trường giúp con tìm cách xử lý. Ví dụ: con bị bắt nạt, bạn dẫn con đến gặp người bạn hay bắt nạt để nói chuyện. Nếu tình hình không cải thiện, bạn có thể nhờ cô giáo hỗ trợ.
  • Bạn nên khuyến khích bé học tập, dạy cho bé những bài tập khó, nhưng không nên treo thưởng để bé học.
  • Khi tình trạng không thích đến trường của con không cải thiện, bạn có thể nhờ chuyên gia tâm lý, bác sĩ giúp.

Những chứng rối loạn ở trẻ

Đôi khi những hành vi bất thường của trẻ có thể là triệu chứng rối loạn hành vi. Dưới đây là một số chứng rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ.

1. Rối loạn thách thức chống đối (ODD)

Rối loạn thách thức chống đối là một hành vi gây hại phổ biến ảnh hưởng đến trẻ. Triệu chứng của ODD là: tức giận, bùng phát những cơn thịnh nộ, thường xuyên giận dữ, chống lại quy tắc, quấy rầy người khác, đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của mình.

2. Rối loạn xử lý cảm giác (CD)

Những trẻ mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác thường có hành vi gian lận và không tuân theo quy tắc. Ở Mỹ, có khoảng 5% trẻ em dưới 10 tuổi mắc chứng rối loạn này. Những hành vi của chứng rối loạn xử lý cảm giác là không tuân theo quy tắc bố mẹ hay nhà trường đưa ra, thường xuyên trốn học, lạm dụng rượu, thuốc lá, ma túy khi còn nhỏ, hiếu chiến, đánh đập vật nuôi, sử dụng vũ khí, hay nói dối, thích làm những hành vi phạm tội như trộm cắp, đốt tài sản, đột nhập vào nhà người khác, bỏ nhà, có xu hướng tự tử (rất hiếm).

 3. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có liên quan đến hành vi tập trung, bốc đồng ở trẻ, biểu hiện là khó tập trung vào một vấn đề, không định hướng được khi nói chuyện với trẻ, khó nhớ kiến thức học ở trường hay lời hướng dẫn, khó tập trung vào chi tiết.

4. Rối loạn nhân cách

Trẻ mắc chứng rối loạn nhân cách thường trở nên thờ ơ với vấn đề của người khác. Chứng rối loạn này thường trở nên trầm trọng hơn khi lớn tuổi, dẫn đến các hoạt động phi pháp và phi đạo đức.

5. Không phát triển kỹ năng xã hội

Triệu chứng của việc không phát triển kỹ năng xã hội là trẻ rất khó khăn khi bắt chuyện cũng như tương tác với người khác. Chứng rối loạn hành vi ở trẻ biểu hiện rõ hơn khi trẻ lớn lên.

Giúp trẻ năng động để cải thiện hành vi

Tìm hiểu thêm: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em qua các giai đoạn

Phát hiện sớm hành vi bất thường của trẻ

>>>>>Xem thêm: Tẩy tế bào chết cho da mặt bằng AHA và BHA đúng cách

Để giải quyết hiệu quả những vấn đề hành vi ở trẻ, bạn cho trẻ tham gia các hoạt động như:

  • Tập thể dục: Việc đưa trẻ ra ngoài công viên tập thể dục hoặc chơi vào mỗi buổi sáng có thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nếu không giúp giải tỏa tâm lý đúng cách, trẻ có thể tìm cách giải tỏa như cáu giận hay phá hoại.
  • Cho bé đọc to một quyển sách phù hợp với tuổi của bé, hay đọc những gì mà chúng viết.
  • Kể một hoạt động thu hút trí tưởng tượng của bé. Điều này giúp bé sử dụng năng lượng hợp lý và tâm trạng bé cũng tốt hơn.
  • Chơi các trò chơi lành mạnh hay đọc sách giáo dục về những việc làm tốt như giúp đỡ người khác, biết chia sẻ, xin lỗi khi làm việc gì không đúng hay cảm ơn khi được người khác cho đồ hay giúp đỡ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *