18 lợi ích khi cho bé ngủ chung với cha mẹ

18 lợi ích khi cho bé ngủ chung với cha mẹ

Nên cho bé ngủ chung hay ngủ riêng luôn là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bạn đang đọc: 18 lợi ích khi cho bé ngủ chung với cha mẹ

Tại sao lại cho bé ngủ trong nôi, cũi thay vì cho bé ngủ chung với cha mẹ? Nếu như văn hóa phương Tây không cho phép bố mẹ ngủ chung với bé thì ở nhiều nền văn hóa khác, điều này lại được chấp nhận. Thậm chí, ở nhiều nơi, nếu bố mẹ không ngủ chung với bé thì được cho là thiếu trách nhiệm. Vậy có nên ngủ chung với bé hay không?

Ngủ chung với bé

Ngủ chung với bé tức có nghĩa là ba mẹ và con cái sẽ ngủ chung với nhau hàng ngày. Ba mẹ và bé có thể:

  • Ngủ chung trên cùng một chiếc giường hoặc một trong hai người sẽ ngủ chung với bé.
  • Bé sẽ ngủ trong nôi hoặc nệm thấp nhưng chung phòng với ba mẹ.
  • Giường của bé sẽ đặt kế bên giường của ba mẹ. Điều này sẽ giúp mẹ cho bé bú sữa dễ dàng hơn.
  • Ngủ chung khi cần. Bé sẽ ngủ trong phòng mình và chỉ ngủ chung với ba mẹ vào những dịp đặc biệt. Đôi lúc, bố mẹ sẽ ôm bé sang ngủ chung với mình vào ban đêm.
  • Lợi ích của ngủ chung

    Ngủ chung không phải là phương án phù hợp với tất cả các gia đình. Tuy nhiên, phương án này cũng đem lại một số lợi ích như:

    • Giảm nguy cơ đột tử (SIDS) khi bé ngủ chung phòng với cha mẹ.
    • Tăng thời gian ngủ của mẹ và bé. Mẹ không cần phải thức dậy, rời khỏi giường và đi đến phòng bé để cho bé bú.
    • Giảm những rắc rối khi đi ngủ.
    • Giúp gắn kết tình cảm và đem lại sự an toàn cho bé.
    • Dễ cho bé bú vào ban đêm.
    • Cha mẹ yên tâm về bé hơn khi nôi của bé nằm ngay trong tầm quan sát của cha mẹ.
    • Thời gian ngủ của bé và ba mẹ trở nên đồng nhất, tạo nên sự thoải mái.
    • Giúp bé ngủ ngon hơn.
    • Bé thường ngủ sớm và dễ thức giấc lúc nửa đêm, do đó việc chăm bé cũng dễ dàng hơn.
    • Ba mẹ sẽ được tận hưởng những giây phút tuyệt vời khi tỉnh giấc và nhìn thấy bé cưng đang ngủ bên cạnh mình.
    • Ngủ chung còn đem đến cho bé cảm giác ấm áp và sự thoải mái, điều này sẽ giúp ích cho sự phát triển của bé.
    • Mẹ dễ quan sát bé khi bé bị bệnh.
    • Cha mẹ và bé sẽ quyến luyến nhau nhiều hơn.
    • Ngủ chung là giải pháp phù hợp dành cho những gia đình có không gian nhỏ.
    • Mẹ sẽ dành nhiều thời gian cho con hơn, do đó mẹ và bé sẽ gần gũi hơn.
    • Bé ít bị rớt xuống giường.
    • Ngủ chung sẽ giúp bé cảm thấy an toàn, do đó bé sẽ tự tin hơn.
    • Hình thành một mối liên kết tuyệt vời giữa bố mẹ và con cái.

    Ngủ chung đem đến rất nhiều lợi ích, thế nhưng tại sao nhiều gia đình lại cho bé ngủ riêng?

    Bất lợi của việc ngủ chung

    Một số cha mẹ không cho bé ngủ chung vì những lý do sau:

    • Bé dễ bị nghẹt thở do thiếu không gian.
    • Ngủ chung sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc vào bố mẹ.
    • Ba mẹ không ngủ được vì bé cứ chuyển động liên tục.
    • Ngủ chung sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh cho bé nếu ba mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm.
    • Không nên cho bé ngủ chung nếu ba mẹ đang uống thuốc hoặc đang điều trị bệnh bằng liệu pháp.
    • Nếu bố mẹ có thói quen hút thuốc lá, dùng ma túy hoặc rượu thì việc ngủ chung sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
    • Khi bé đã quen với việc ngủ chung với bố mẹ thì tập cho bé ngủ riêng rất khó.
    • Nếu ba mẹ ly thân, ly dị hay một trong hai người mất thì bé sẽ bị ảnh hưởng.
    • Ngủ chung làm cản trở mối quan hệ vợ chồng.

    Ngủ chung với con có an toàn không?

    Ngủ chung giường với bé sẽ làm tăng nguy cơ tử vong (SIDS). Do đó, các bận cha mẹ không nên ngủ chung giường với bé.

    Nếu cha mẹ muốn ngủ chung với con, hãy thực hiện theo những chỉ dẫn dưới đây.

    1. Đặt bé nằm ngửa khi ngủ

    Nằm ngửa khi ngủ giúp giảm nguy cơ đột tử. Nếu mẹ phải cho bé ngủ chung giường với mình thì hãy đặt bé nằm ngửa.

    2. Giường ngủ lý tưởng cho bé

    Nệm phải được gắn chặt với giường và đặt làm sao để gối và chăn bông không đè lên mặt bé. Mẹ hãy cho bé nằm cao hơn mình một chút nhé.

    3. Đặt giường ở một vị trí thích hợp

    Đã có trường hợp bé bị rơi xuống giường. Do đó, ba mẹ cần lưu ý hãy hãy kê giường sát tường, bàn hoặc những đồ đạc khác. Vị trí lý tưởng để kê giường là trung tâm của căn phòng.

    4. Không hút thuốc

    Không được hút thuốc khi bạn ngủ chung với bé. Rượu cũng không tốt cho bé. Do đó, hãy lưu ý điều này nhé.

    5. Giữ nhiệt độ phù hợp cho bé

    Ngủ chung sẽ dễ khiến cơ thể bé tăng nhiệt độ. Do đó, bạn không nên “quấn” bé quá kỹ nhé.

    6. Mặc quần áo thoải mái

    Cho bé mặc đồ ngủ phù hợp. Vào mùa đồng, mẹ có thể cho bé mặc quần áo dài tay, vào mùa hè, hãy cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát hơn.

    7. Thời gian cho bé bú

    Bạn nên lên thời gian biểu cho bé bú. Ban đầu, bạn nên cho bé bú trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó rút ngắn dần. Bạn cũng có thể nói chồng ẵm bé đi xung quanh phòng thay vì cho bé bú vì bé thường thức dậy nhiều hơn khi bạn ngủ chung với bé.

    8. Mua một chiếc giường lớn

    Nếu ngủ chung là thói quen của cả gia đình thì bạn nên chọn mua một chiếc giường lớn hơn để có thêm nhiều không gian khi ngủ. Điều này sẽ giúp cho bạn ngủ ngon hơn đấy.

    9. Không ngủ chung trên ghế bành hoặc ghế sofa

    Đó là những nơi nguy hiểm khi bạn và bé ngủ chung với nhau bởi bé có thể bị rơi bất cứ lúc nào.

    10. Ngủ ở tư thế chữ C

    Nằm đối diện với bé, đặt cánh tay cao hơn đầu bé và cho đầu gối chạm vào ngón chân của bé. Không để gối ở gần đầu bé. Đây cũng là tư thế ngủ tốt nhất vì ngực bạn nằm gần bé, điều này sẽ giúp bé bú dễ dàng hơn.

    Một số cha mẹ thường cho bé ngủ nôi riêng thay vì nằm chung giường với bố mẹ. Đây cũng là một biện pháp rất hay để đảm bảo bé sự an toàn cho bé.

    Những vật dụng giúp bé ngủ chung với bố mẹ

    • Những chiếc giường có rào chắn xung quanh và được kê sát bên cạnh giường cha mẹ.
    • Nôi dành cho trẻ sơ sinh đặt trên giường để tránh nghẹt thở.
    • Tay vịn được đặt ở hai bên để ngăn không cho em bé lăn và té xuống giường.
    • Những chiếc giường được thiết kế đặc biệt dành riêng cho mẹ và bé để ngăn không cho bé rơi xuống.

    Khi nào nên tập cho bé ngủ riêng?

    Sau sáu tháng tuổi, việc tập cho bé ngủ riêng sẽ rất khó khăn do bé đã quen hơi khi ngủ chung với ba mẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tập cho bé ngủ riêng nhé vào thời điểm này nhé.

    Làm thế nào để cho bé quen với việc ngủ nôi thay vì ngủ chung với bố mẹ trên giường?

    Tập cho bé ngủ quen trong nôi khi bé đã quen với việc ngủ chung giường với cha mẹ là một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, những thay đổi từ tháng thứ 9 đến tháng 12 sẽ giúp bé thích nghi với điều này khá nhanh. Trước giai đoạn này, bé có xu hướng bám víu vào bạn nhiều hơn. Do đó, bạn nên chờ đến giai đoạn này để tập cho bé ngủ riêng trong nôi.

    Bí quyết giúp mẹ

    1. Đặt nôi bé ở gần mẹ

    Đặt nôi bé cạnh giường bố mẹ nhưng không quá gần. Theo cách này, dần dần bé sẽ quen với việc ngủ một mình.

    2. Đặt nôi gần bé

    Thay vì cho bé ngủ riêng, bạn hãy đặt nôi của bé trong phòng ngủ của bạn. Đặt bé vào nôi để bé thích nghi với không gian ngủ của mình. Từ từ, bạn hãy đặt nôi vào phòng ngủ riêng của bé.

    3. Thực hiện từng bước một

    Ban đầu, mẹ hãy cho bé ngủ trưa trong nôi. Sau đó, mẹ dần dần tập cho bé ngủ nôi nhiều hơn. Với cách này, bé sẽ dần dần thích nghi được với môi trường ngủ mới.

    4. Duy trì những thói quen trước khi đi ngủ

    Bé sẽ không ngủ được nếu thiếu những thói quen mà bé vẫn làm trước đây như tắm, vuốt ve, nghe kể chuyện hoặc nói chuyện với bố mẹ. Do đó, bạn hãy duy trì những thói quen này nhé.

    5. Ở bên cạnh bé

    Khi bạn cho bé ngủ nôi, hãy vuốt ve, vỗ về bé đến khi bé quen. Ngồi bên cạnh nôi và dỗ bé. Đến khi bé ngủ thì nhẹ nhàng rời đi.

    6. Trang trí phòng ngủ cho bé

    Nhiều bé cảm thấy không an toàn khi ngủ một mình. Do đó, bạn hãy chọn một số giường ngủ được thiết kế đặc biệt cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm một số vật dụng như đồ chơi, gấu nhồi bông…

    Ngủ chung có rất nhiều lợi ích. Ngủ chung giúp bé cảm thấy an toàn hơn vì có bố mẹ bên cạnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên áp dụng những biện pháp trên nhé.

    >>>>>Xem thêm: Độ tuổi niềng răng lý tưởng là khi nào? Vì sao không nên trì hoãn?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *