Bé bị đau bụng dẫn đến quấy khóc kéo dài khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Cùng Kenshin.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Bé bị đau bụng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Hầu hết các bậc phụ huynh đều đối mặt với tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tại sao trẻ sơ sinh lại bị đau bụng mặc dù bố mẹ chăm sóc rất chu đáo?
Nội Dung
- 1 Nguyên nhân khiến bé bị đau bụng
- 1.1 1. Nhiễm trùng dạ dày hoặc đường ruột
- 1.2 2. Bệnh colic
- 1.3 3. Không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng thức ăn
- 1.4 4. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
- 1.5 5. Bé bị đau bụng do viêm ruột thừa
- 1.6 6. Thoát vị rốn
- 1.7 7. Tắc nghẽn đường ruột
- 1.8 8. Bệnh viêm ruột
- 1.9 9. Nhiễm trùng đường tiểu
- 1.10 10. Táo bón ở trẻ
- 1.11 11. Trẻ bị đầy hơi
- 1.12 12. Nhiễm chất độc
- 1.13 13. Say sóng
- 1.14 14. Quá no hay quá đói
- 1.15 15. Bị thương
- 2 Bé bị đau bụng có biểu hiện như thế nào?
- 3 Khi nào bạn cần đưa bé bị đau bụng đến bác sĩ?
- 4 Bố mẹ cần làm gì để là giảm cơn đau bụng của bé?
- 5 Bạn nên cho bé ăn gì khi bé bị đau bụng?
- 6 Cách phòng ngừa bé bị đau bụng
Nguyên nhân khiến bé bị đau bụng
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị đau bụng như:
1. Nhiễm trùng dạ dày hoặc đường ruột
- Rotavirus¹: Đây là loại virus đường ruột phổ biến thường gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ, dẫn đến mất nước nghiêm trọng và mệt mỏi. Ngoài ra, nhiễm rotavirus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới dù có thể phòng bệnh bằng vắc xin tiêm ngừa.
- Salmonella²: Vi khuẩn này xâm nhập vào dạ dày, đường ruột và gây đau bụng. Salmonella có ở trong thức ăn hay nước bị ô nhiễm. Việc giữ gìn vệ sinh tốt cho bé có thể ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Streptococcus: Vi khuẩn Streptococcus thường xâm nhập vào cổ họng nhưng 10% người nhiễm không bị ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên, nếu bị đau họng, bạn hãy tránh ôm bé và đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho bé.
- Adenovirus³: Loại virus này làm viêm thành ruột gây đau dạ dày. Trẻ có thể bị nhiễm virus này khi tiếp xúc với thực phẩm ô nhiễm hay lúc trẻ cho vật bị nhiễm virus vào miệng. Ngoài ra, bạn có thể bị lây khi bé hắt hơi. Bạn nên thường xuyên rửa tay cho trẻ và món đồ chơi để đảm bảo an toàn cho bé.
- Ngộ độc ở trẻ sơ sinh: Ngộ độc thực phẩm là tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột do virus Clostridium botulinum gây ra. Đau bụng là một trong số các triệu chứng của tình trạng này.
- Nhiễm ký sinh trùng: Điều này có thể xảy ra ở trẻ ăn dặm. Nhiễm ký sinh trùng chủ yếu là sự xâm nhập của các sinh vật ký sinh đơn bào hoặc đa bào vào đường tiêu hóa. Giardia lamblia là một sinh vật ký sinh có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh thông qua nước chưa được xử lý và thức ăn bị ô nhiễm.
2. Bệnh colic
Những cơn đau bụng co thắt lặp lại có thể gây tổn thương đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng. Đây là một triệu chứng khó chịu nhưng bình thường ở trẻ. Các chuyên gia tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng khi trẻ quấy khóc do đau bụng, bạn có thể đưa bé đi dạo bằng xe đẩy hoặc quấn chăn để bé bình tĩnh lại.
3. Không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn diễn ra khi hệ miễn dịch tương tác quá nhiều với protein. Còn không dung nạp thức ăn là tình trạng hệ tiêu hóa không tiêu hóa được các thực phẩm dẫn đến sự khó chịu. Cả 2 trường hợp đầu gây ra đau bụng cho trẻ. Tình trạng này có thể do trẻ cai sữa đang làm quen với thực phẩm cứng hoặc bé bú mẹ chuyển sang bú sữa công thức.
4. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Cơ vòng thực quản nằm giữa thực quản và dạ dày, ngăn thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Sự trào ngược thức ăn và axít trong dạ dày gây kích ứng thực quản. Tình trạng nôn do trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bé đau bụng.
5. Bé bị đau bụng do viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa ở trẻ là một chứng viêm cấp tính tại phần ruột già nằm ở gốc bụng bên phải khiến bé khóc không ngừng.
6. Thoát vị rốn
Thoát vị rốn ở trẻ là tình trạng ruột non trượt ra khỏi khoang bụng gây khó chịu và nhiễm trùng. Trẻ sơ sinh thường có nguy cơ mắc chứng thoát vị bẹn và rốn.
7. Tắc nghẽn đường ruột
Tắc nghẽn đường ruột có hai loại:
- Hẹp phì đại cơ môn vị: các cơ môn vị (dưới dạ dày) phình to đột ngột khiến thức ăn không thể từ dạ dày xuống ruột non. Trẻ sơ sinh mắc tình trạng này sẽ luôn cảm thấy đói bụng nhưng lại nôn và đau bụng liên tục. Phẫu thuật là cách duy nhất điều trị chứng bệnh này.
- Lồng ruột là một tình trạng hiếm gặp, khi một phần của ruột lồng vào bên trong phần ruột khác tạo ra một nếp gấp dày, dẫn đến sự tắc nghẽn. Thức ăn không đi qua dễ dàng vì các cơ ruột không co bóp đúng cách. Các mạch máu và dây thần kinh tại nếp gấp bị xoắn. Bệnh có thể gây đau bụng ở trẻ sơ sinh vào buổi tối khi bé được cho bú trước khi đi ngủ.
8. Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột là các bệnh gây viêm màng trong của đường tiêu hóa, từ thực quản đến ruột già. Đau dạ dày mạn tính, nôn mửa và tiêu chảy là một số triệu chứng phổ biến của vấn đề này. Viêm ruột kết và bệnh Crohn là hai bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, chủ yếu là do đột biến di truyền.
9. Nhiễm trùng đường tiểu
Các dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng đường tiểu là đau ở vùng bụng dưới và khó chịu trong khi đi tiểu. Nguyên nhân là do vệ sinh kém như dùng tã bẩn quá lâu và không vệ sinh vùng háng.
10. Táo bón ở trẻ
Táo bón ở trẻ dưới 12 tháng tuổi rất phổ biến. Phân ở quá lâu trong ruột già có thể gây ra đau bụng.
11. Trẻ bị đầy hơi
Nếu bú không đúng tư thế, bé có thể nuốt nhiều không khí vào bụng dẫn đến tình trạng đầy hơi.
12. Nhiễm chất độc
Trẻ sơ sinh thường cho mọi thứ mà chúng cầm được vào miệng. Điều này làm cho các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể khiến bé bị đau bụng. Chì hoặc lớp sơn trong nhà là nguyên nhân gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
13. Say sóng
Tuy say sóng không phổ biến nhưng có thể là nguyên nhân gây đau bụng. Say sóng xảy ra khi bé đi máy bay lần đầu tiên. Đau bụng do say sóng hay xe có kèm theo nôn không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.
14. Quá no hay quá đói
Việc quá no hay quá đói có thể khiến bé bị đau bụng. Cơ thể đang phát triển của trẻ sơ sinh không thể chịu đói lâu. Ngoài ra, việc trẻ sơ sinh bú mẹ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng dư lactose.
15. Bị thương
Trẻ lớn hơn có khuynh hướng khám phá môi trường xung quanh nên dễ bị té ngã trên sàn. Điều này có thể dẫn đến thương tích ở các mô bụng, gây đau bụng.
Bé bị đau bụng có biểu hiện như thế nào?
Mỗi nguyên nhân gây đau bụng đều có những biểu hiện, triệu chứng riêng. Tuy nhiên, có những dấu hiệu đau bụng ở trẻ thường thấy là:
- Trẻ không chịu ăn: Bạn sẽ thấy sự thay đổi qua thói quen uống sữa của bé, ví dụ như bé rút bình sữa ra khi đang bú nửa chừng.
- Bé dùng tay xoa bụng: Bé thường làm hành động này sau khi ăn cùng với biểu hiện đau đớn hoặc kèm theo khóc.
- Gập chân trong khi thể hiện sự đau đớn: Bé thường gập chân sau khi ăn hoặc vài giờ sau khi ăn. Mỗi lần bé làm thế, mặt bé thường nhăn lại thể hiện cảm giác đau đớn.
- Khóc to khi chạm vào bụng: Các cơ bụng của bé sẽ căng lên, khi chạm vào bụng, bé sẽ khóc vì đau đớn. Khóc thường là cách bé báo cho mọi người biết mình đang khó chịu.
Khi nào bạn cần đưa bé bị đau bụng đến bác sĩ?
Sau đây là một số tình huống có thể dẫn đến những chứng bệnh nghiêm trọng, bạn cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám.
- Bé bị đau bụng kèm với tiêu chảy và sốt cao: Viêm dạ dày ruột là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng cấp tính kèm theo tiêu chảy. Nhiễm trùng cấp tính có thể dẫn đến sốt cao nên bạn hãy đưa bé đến bác sĩ ngay khi có triệu chứng này.
- Đau bụng khiến bé không ăn và ngủ được: Dạ dày bị đau dai dẳng có thể làm gián đoạn ăn uống cũng như ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé nhưng bạn không thể nào kiểm soát được.
- Trẻ bị chướng bụng: Đây có thể là dấu hiệu bé bị bí tiểu do nhiễm trùng hoặc chấn thương. Đây là một dấu hiệu đáng báo động và bạn cần phải nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ.
- Nửa tỉnh nửa mê và nhịp tim yếu sau khi bị đau bụng: Đau bụng kèm theo tiêu chảy có thể là triệu chứng của mất nước nghiêm trọng.
Bố mẹ cần làm gì để là giảm cơn đau bụng của bé?
Bạn đừng tự điều trị chứng đau bụng cho bé mà hãy đưa bé đến bác sĩ. Đau bụng ở trẻ không giống với người lớn nên không thể cho trẻ uống thuốc nhuận tràng hay giảm đau. Tuy nhiên, trước tiên, bạn có thể thử một số biện pháp đơn giản giúp bé giảm đau. Nếu không hiệu quả, bạn mới đưa bé đến bác sĩ. Các cách giảm đau bụng cho bé là:
1. Cho bé uống nhiều nước
Cho bé uống nhiều nước là cách an toàn giúp bé giảm đau bụng. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bé trên 6 tháng tuổi hoặc bé bị đau bụng do táo bón. Việc uống nhiều nước giúp phân bé trở nên mềm và dễ đi ra ngoài hơn.
2. Massage cho bé
Nếu nguyên nhân đau bụng của bé là do trào ngược, bạn có thể massage nhẹ nhàng cho bé. Ngoài ra, có một số loại dầu xoa bóp giúp làm giảm cơn đau bụng. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dầu nào để massage cho bé nhé.
3. Để bé nghỉ ngơi nhiều hơn
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe trước khi kết hôn: 5 điều nhất định phải làm!
>>>>>Xem thêm: Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì, uống gì?
Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc cho trẻ ngủ thoải mái cũng có tác dụng làm dịu cơn đau bụng. Ngoài ra, bạn có thể đắp cho bé một chiếc chăn mềm và ấm lên vùng bụng. Điều này sẽ trấn an và làm giảm cơn đau bụng của bé.
Bạn nên cho bé ăn gì khi bé bị đau bụng?
Việc cho bé ăn gì còn phụ thuộc vào cơn đau bụng như thế nào. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn cho bé để đảm bảo an toàn. Dưới đây là một số thức ăn mà bạn có thể cho bé bị đau bụng sử dụng:
- Sữa mẹ: Sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng thiết yếu và đóng vai trò quan trọng. Sữa mẹ hỗ trợ cho hoạt động của dạ dày và ruột khi trẻ bắt đầu ăn những thức ăn cứng. Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp chuyển hóa những vi khuẩn đường ruột có lợi từ mẹ sang bé. Những vi khuẩn này sẽ giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Nước rau củ: Nếu bé lớn hơn 6 tháng, bạn có thể chế biến các món rau củ cho bé ăn. Thức ăn lỏng rất có lợi cho dạ dày của bé.
- Nước trái cây: Nước trái cây có chứa đường tự nhiên là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé. Bạn có thể pha loãng với nước để giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Ngũ cốc: Bạn có thể cho bé ăn cháo ngũ cốc làm từ gạo, lúa mạch hoặc yến mạch. Nếu bé bị táo bón, bạn có thể cho bé ăn những món này vì chúng có chứa chất xơ. Ngũ cốc là từ gạo không chứa gluten nên giúp trẻ dễ tiêu hóa.
Cách phòng ngừa bé bị đau bụng
Bạn có thể đề phòng cơn đau bụng ở trẻ bằng những biện pháp đơn giản sau đây:
- Chế biến thức ăn vệ sinh và sạch sẽ: Bạn hãy để trẻ tránh xa những thực phẩm mang mầm bệnh và nguồn nước bị ô nhiễm. Chế biến thức ăn cho trẻ trong điều kiện đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa sạch trái cây và rau củ trước khi chế biến chúng.
- Biết được bé dị ứng và không dung nạp được những thực phẩm nào: Việc biết được bé dị ứng với thức ăn nào là điều rất cần thiết để tránh cho bé ăn những thực phẩm này.
- Cho bé bú và ăn đúng cách: Mỗi lần cho bé bú, bạn hãy chú ý điều chỉnh sao cho bé không nuốt quá nhiều không khí vào bụng. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho bé ăn thức ăn quá cứng vì sẽ khiến bé rất khó tiêu hóa.
- Giữ vệ sinh cho bé: Vi trùng thường xâm nhập vào cơ thể khi bé vô tình đưa vật gì đó vào miệng. Việc giữ gìn vệ sinh nhà cửa và tắm bé thường xuyên cũng là điều vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn tiếp xúc với bé.
Mỗi cơn đau bụng của bé đều có thể là những triệu chúng của những vấn đề sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ và tuân theo những biện pháp phòng ngừa để có thể bảo vệ sức khỏe của bé nhé!