Cho trẻ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường

Cho trẻ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường

Cho trẻ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn của bé. Do đó, khi nghi ngờ mắt bé có vấn đề, bạn hãy cho trẻ đi khám mắt để được tư vấn và có cách khắc phục sớm.

Bạn đang đọc: Cho trẻ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường

Mỗi khi bé đến khám sức khỏe, bác sĩ sẽ xem mắt bé có gặp vấn đề gì không, giống như kiểm tra phổi, tai, nhịp tim để đảm bảo bé đang khỏe mạnh. Nếu bác sĩ nhận thấy mắt bé có vấn đề, ví dụ như nhiễm khuẩn nhẹ, bé sẽ được điều trị ngay.

Nếu bé bị bệnh mắt nghiêm trọng hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường về tầm nhìn hay gia đình bạn từng có tiền sử mắc bệnh về mắt, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đưa bé đến bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên gia về mắt.

Quá trình kiểm tra mắt bé

Mỗi khi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có mắc các bệnh bẩm sinh về mắt hoặc có các vấn đề khác không. Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra cấu trúc, liên kết và khả năng chuyển động của mắt. Bác sĩ sẽ thực hiện một số bước kiểm tra sau:

  • Bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh mắt của gia đình bạn.
  • Bác sĩ sử dụng một bút chiếu sáng để kiểm tra bên ngoài của mắt, gồm mi mắt và nhãn cầu, tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng, bệnh tật hoặc ống dẫn nước mắt bị chặn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem con ngươi ở hai mắt có kích thước bằng nhau không, có tròn không và phản ứng với ánh sáng ra sao. Nếu thấy mí mắt không đóng xuống, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí mắt, mí và lông mi.
  • Bác sĩ kiểm tra tiếp chuyển động mắt bé bằng cách cho bé dõi theo một món đồ chơi để xem phản xạ của 2 mắt có đồng đều không. Bác sĩ sẽ kiểm tra lần lượt từng mắt, sau đó đến cả hai mắt. Bé có thể theo dõi các chuyển động này khi bé 2 – 3 tháng tuổi.
  • Để kiểm tra thị lực của bé, bác sĩ sẽ cho bé nhìn theo một đối tượng với một mắt và sau đó là mắt còn lại. Nếu bé nhìn theo các đối tượng với một mắt nhưng lại không nhìn theo với con mắt khác thì có khả năng tầm nhìn ở mắt không nhìn theo đồ vật yếu hơn mắt còn lại.
  • Đa số các bác sĩ nhi khoa đều được đào tạo kiểm tra mắt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bác sĩ nhi khoa sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia nếu họ phát hiện mắt bé gặp phải vấn đề nằm ngoài khả năng của họ.

Khi có nhu cầu khám mắt, bạn sẽ đưa bé đến đâu?

Tìm hiểu thêm: Đừng bao giờ chủ quan với hạ đường huyết ở người bình thường

Cho trẻ đi khám mắt khi có dấu hiệu bất thường

>>>>>Xem thêm: Quan hệ xuất tinh lên bụng và tinh trùng vào rốn có thai không?

Điều quan trọng nhất khi chăm sóc mắt cho bé là phải sớm phát hiện các vấn đề. Thị giác tốt giúp bé làm mọi việc từ học tập đến chơi thể thao đều tốt. Việc sớm phát hiện các vấn đề về mắt như cận thị (giảm thị lực) sẽ làm tăng cơ hội thành công khi điều trị.

Bạn nên cho bé khám mắt khi sinh, lúc 6 tháng tuổi, 3 – 4 tuổi, 5 tuổi và mỗi năm sau đó. Ngoài ra, nếu bé có nguy cơ gia tăng các bệnh về mắt thì đôi mắt của bé cần được kiểm tra thường xuyên hơn. Các yếu tố khiến bé có nguy cơ cao gồm sinh non, chậm phát triển, tiền sử gia đình có bệnh về mắt, tổn thương mắt nghiêm trọng trước đó, sử dụng một số loại thuốc nhất định…

Việc cho bé đến đâu khám là do bạn tự quyết định. Trong trường hợp con bị tật khúc xạ, bạn chỉ cần đưa con đến tiệm mắt kính để đo thị lực và chọn loại kính phù hợp. Để an tâm, bạn có thể đưa con đến khu vực bán kính tại bệnh viện mắt. Còn trường hợp mắt bị viêm nhiễm, sưng đau, nhược thị, bạn nên đưa con đến bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhãn khoa nhi khám để bé được kiểm tra mắt cẩn thận hơn và được kê toa thuốc phù hợp.

Mắt bé đang được theo dõi và chăm sóc đúng cách?

Việc đầu tiên là bạn nên đảm bảo đôi mắt của bé được kiểm tra kỹ lưỡng tại các lần khám định kỳ. Nếu bạn không hài lòng với cách chăm sóc của bác sĩ, hãy tìm đến một bác sĩ khác. Thậm chí nếu đã hài lòng với việc khám mắt trong quá trình kiểm tra định kỳ, bạn cũng có thể đưa bé đến bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra toàn diện.

Giữa các kỳ kiểm tra định kỳ, bạn vẫn quan sát thị lực của bé ở nhà. Nếu bạn nghĩ rằng có điều gì đó không bình thường ở mắt con, hãy đưa bé đi kiểm tra.

Phân biệt nhân viên chuyên khoa mắt

Bác sĩ nhãn khoa là bác sĩ đã tốt nghiệp trường y và đã thực tập ít nhất 3 năm. Ngoài khám mắt, kê đơn kính mắt và kính áp tròng, bác sĩ nhãn khoa còn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt, kê toa thuốc và thực hiện phẫu thuật.

Bác sĩ nhãn khoa nhi là người đã hoàn thành nghiên cứu sinh một năm về điều trị và phẫu thuật các bệnh về mắt ở trẻ em sau khi hoàn thành thực tập ở khoa mắt.

Bác sĩ đo thị lực được đào tạo và cấp phép để kiểm tra mắt, chẩn đoán và điều trị các vấn đề về thị lực với kính mắt và trị liệu. Họ cũng có thể kê một số loại thuốc.

Kỹ thuật viên làm kính mắt thực hiện kiểm tra, lấy các loại kính và các loại thiết bị hỗ trợ mắt. Họ được đào tạo để chọn loại mắt kính đã được bác sĩ nhãn khoa chỉ định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *