Ngáy ngủ có thể là một vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn và những người xung quanh. Có nhiều cách trị ngủ ngáy khác nhau. Trong đó, tinh dầu có thể giúp giảm các triệu chứng và đem đến cho bạn giấc ngủ ngon hơn.
Bạn đang đọc: Trị ngủ ngáy bằng tinh dầu thiên nhiên có hiệu quả không?
Cùng tìm hiểu các loại tinh dầu có tác dụng trị ngủ ngáy và cách sử dụng chúng trong bài viết sau.
Nội Dung
Tác dụng trị ngủ ngáy của tinh dầu
Từ lâu, tinh dầu đã được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Các thử nghiệm lâm sàng chỉ ra rằng các loại tinh dầu có thể giúp giảm buồn nôn và lo lắng ở người bị ung thư. Các nghiên cứu khác cũng đã chứng minh được tác dụng kháng khuẩn của các loại tinh dầu bôi ngoài da. Liệu pháp mùi hương cũng sử dụng các loại tinh dầu để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của người điều trị.
Mặc dù khoa học hiện vẫn chưa có bằng chứng về tác dụng trị ngủ ngáy của tinh dầu, nhưng qua thực tế, một số loại tinh dầu đã đem lại nhiều hiệu quả điều trị đối với tình trạng này. Một thử nghiệm lâm sàng sơ bộ cho thấy hỗn hợp tinh dầu đặc biệt có thể làm giảm ngáy hiệu quả ở một số người. Tuy nhiên, vẫn không rõ tại sao và làm thế nào mà những tinh dầu này có thể giúp giảm ngáy.
Khoảng 45% người trưởng thành thỉnh thoảng ngáy trong khi ngủ và 25% người trưởng thành ngáy như một thói quen. Ngủ ngáy gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Không chỉ làm ồn, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, mà ngáy còn có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ.
13 loại tinh dầu trị ngủ ngáy và cải thiện giấc ngủ
Dưới đây là một số loại tinh dầu có tác dụng trị ngủ ngáy và cải thiện giấc ngủ mà bạn nên tham khảo:
1. Cỏ xạ hương
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực massage cho biết, xoa một chút tinh dầu cỏ xạ hương vào bàn chân vào ban đêm có thể giúp trị chứng ngủ ngáy.
2. Bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng thanh lọc, giúp làm thông xoang mũi và đường thở của bạn. Nghẹt mũi có thể khiến tiếng ngáy to và nặng nề hơn. Khi đó, tinh dầu bạc hà sẽ phát huy tác dụng của nó.
3. Khuynh diệp
Nghiên cứu ban đầu cho thấy tinh dầu khuynh diệp có thể giúp loại bỏ chất nhầy trong hệ hô hấp, bao gồm cả ở xoang và sau cổ họng. Do đó, bạn có thể sử dụng tinh dầu này để trị ngủ ngáy hoặc để làm giảm các triệu chứng của hen suyễn và viêm phế quản.
4. Gỗ tuyết tùng
Mùi gỗ tuyết tùng có thể giúp giảm lo lắng và thư giãn cơ bắp. Do đó, tinh dầu này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
5. Chanh
Mùi hương của tinh dầu chanh đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện tâm trạng. Nó có thể giúp bạn giảm lo lắng và cảm thấy hạnh phúc hơn.
6. Đinh hương
Đinh hương là một loại thảo mộc có nhiều công dụng chữa bệnh. Dầu đinh hương thường được sử dụng để làm lỏng đờm trong ngực. Nó có thể giúp loại bỏ đờm ở phía sau cổ họng khi bạn đang ngủ.
7. Cây thông
Tinh dầu thông có đặc tính chống vi khuẩn và chống oxy hóa. Các chuyên gia trị liệu mùi hương cũng sử dụng loại tinh dầu này để xoa bóp các cơ và trị đau khớp. Massage trị liệu là một phương pháp điều trị mất ngủ rất hiệu quả.
8. Thì là tây
Thì là tây có đặc tính chống viêm. Do đó, bạn có thể sử dụng tinh dầu thì là tây để giảm viêm mũi họng và thông khí đường thở.
9. Cây xô thơm
Tinh dầu cây xô thơm từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Nó có thể giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh. Ngoài ra, loại tinh dầu này cũng giúp cải thiện đường thở, có tác dụng trị ngủ ngáy.
10. Cây sả
Tìm hiểu thêm: Những điều bạn nên biết nếu ăn trước khi ngủ
Uống rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng ngủ ngáy. Tinh dầu cây sả có đặc tính giải độc. Do đó nó có thể giúp bạn đi tiểu và bài tiết độc tố để hạn chế việc phát ra tiếng ngáy trong lúc ngủ.
11. Hoa oải hương
Tinh dầu oải hương là loại được sử dụng phổ biến nhất để điều trị chứng mất ngủ. Nó giúp bạn thư giãn và kích hoạt giải phóng melatonin, một loại hormone giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nó cũng rất hữu ích trong việc chữa ngủ ngáy.
12. Kinh giới
Kinh giới có thể giúp loại bớt chất nhầy cản trở hơi thở của bạn trong khi ngủ.
13. Nữ lang
Rễ cây nữ lang có tác dụng an thần. Vì vậy, nó thường được sử dụng để giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn. Tinh dầu nữ lang có thể giúp bạn ngủ sâu, hạn chế ngáy và thay đổi tư thế ngủ.
Cách dùng tinh dầu trị ngủ ngáy
Bạn có thể sử dụng tinh dầu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
- Khuếch tán tinh dầu vào không khí
- Thêm dầu pha loãng vào bồn tắm nước nóng
- Thêm vài giọt dầu vào cốc nước và súc miệng trong 30 đến 60 giây
- Thêm vài giọt tinh dầu vào dầu dừa hoặc dầu ô liu và mát xa trên da
- Xoa vài giọt tinh dầu pha loãng vào lòng bàn chân
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu trị ngủ ngáy
Để sử dụng tinh dầu một cách an toàn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Tinh dầu phải luôn được pha loãng bằng một loại dầu dung môi, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân.
- Luôn đọc hướng dẫn sử dụng tinh dầu và làm theo hướng dẫn.
- Để tinh dầu tránh xa mắt của bạn.
- Một số loại tinh dầu sẽ độc hại khi nuốt vào. Do đó nên để chúng tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
- Nếu bạn đang dùng các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào.
Dùng tinh dầu trị ngáy do chứng ngưng thở khi ngủ
>>>>>Xem thêm: Cây hương thảo
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng sức khỏe khá nghiêm trọng. Khi bị ngưng thở khi ngủ, hơi thở của bạn sẽ liên tục bị ngừng lại khi bạn đang say giấc. Các đợt ngưng thở thường xảy ra rất nhanh và bạn thường không nhận thấy chúng, mặc dù trong mỗi giờ bạn có thể bị ngưng thở đến 30 lần.
Chứng ngưng thở khi ngủ có hai dạng: Ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương. Ngưng thở tắc nghẽn phổ biến hơn, xảy ra khi các cơ trong cổ họng của bạn thư giãn quá mức. Khi đó, đường thở của bạn bị thu hẹp và dẫn đến tắc nghẽn. Ngưng thở trung ương xảy ra khi não bạn có vấn đề trong việc truyền tín hiệu cho các cơ hô hấp.
Theo Healthline, các triệu chứng phổ biến của ngưng thở khi ngủ bao gồm:
Sử dụng tinh dầu thường không đem lại hiệu quả rõ rệt nếu việc ngủ ngáy của bạn là do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra. Tuy nhiên, thay đổi lối sống bằng cách bỏ thuốc lá hoặc giảm cân có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn nghi ngờ rằng mình hoặc người thân bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên hẹn gặp bác sĩ ngay. Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp, bệnh tim và tiểu đường.
Bên cạnh đó, nếu chứng ngáy ngủ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn cũng cần đi kiểm tra để xác minh nguyên nhân gây ra nó. Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:
- Chụp X-quang: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xem xét cấu trúc đường thở của bạn.
- Nghiên cứu giấc ngủ nội trú: Trong nghiên cứu này, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị để theo dõi nhịp thở của bạn trong khi ngủ.
- Nghiên cứu giấc ngủ tại nhà: Bạn cũng có thể cần thực hiện một nghiên cứu giấc ngủ ở nhà. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thiết bị để theo dõi nồng độ oxy và các chỉ số khác trong khi ngủ.