Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Tìm hiểu ngay để biết!

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Tìm hiểu ngay để biết!

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Tìm hiểu ngay để biết!

Bàn chân là nơi chịu rất nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể và cọ xát giày dép. Vậy, bạn có biết bàn chân thường gặp phải những bệnh gì không?

Bạn đang đọc: Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Tìm hiểu ngay để biết!

Bàn chân bình thường của một người có khoảng 42 cơ, 26 xương, 33 khớp và ít nhất 50 dây chằng và gân được hình thành từ các mô sợi bền chắc giúp giữ cho tất cả các bộ phận chuyển động nhịp nhàng. Ngoài ra, bàn chân còn chứa khoảng 250.000 tuyến mồ hôi. Bàn chân là một bằng chứng kỳ diệu của quá trình tiến hóa, có khả năng chịu đựng hàng trăm tấn lực (trọng lượng cơ thể khi bạn thực hiện các chuyển động) mỗi ngày.

Vậy bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Các bệnh về chân phổ biến bao gồm: ngón chân biến dạng, mụn nước, bướu bunion, chai bàn chân, gai xương gót chân do giày cao gót, ngón chân bị quặp, móng chân mọc ngược, nấm bàn chân. Các vấn đề trên bàn chân cũng có thể cho biết dấu hiệu cơ thể bạn đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng, ví dụ như bệnh gout sẽ tấn công các khớp chân đầu tiên.

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì: Nấm móng

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Tìm hiểu ngay để biết!

Những khuẩn nấm nhỏ có thể xâm nhập vào bên trong móng chân thông qua một vết nứt hoặc gãy ở móng. Bệnh sẽ gây nhiễm trùng làm cho móng dày, đổi màu và giòn hơn.

Nấm thường có xu hướng phát triển mạnh ở những nơi ấm và ẩm ướt. Do đó, chúng có thể lan truyền mầm bệnh đến những người thường đi bơi nhiều hoặc những người tiết mồ hôi chân quá nhiều. Thông thường, bệnh nhiễm trùng sẽ không tự hồi phục và có thể gây khó khăn trong việc điều trị.

Các loại kem thoa trị nấm chỉ có tác dụng chữa trị đối với các trường hợp nhẹ. Dùng thuốc kháng nấm hoặc phẫu thuật để loại bỏ móng nhiễm nấm là biện pháp tốt nhất để trị dứt bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng này.

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Mụn nước

Lý do bạn thường đau đầu vì bàn chân bị mụn nước rất đơn giản: Nếu bạn mang một đôi giày vừa vặn, bạn sẽ không bị mụn nước.

Mụn nước là các túi da phồng, mềm và chứa đầy chất lỏng trong suốt, nó thường gây đau đớn và có thể cản trở quá trình đi đứng. Điều quan trọng bạn cần nhớ là tránh chọc thủng nó. Hãy vệ sinh vùng da bị mụn nước kỹ lưỡng, sau đó dùng cây kim (may đồ) đã được khử trùng để mở một góc của mụn nước nằm gần lòng bàn chân nhất. Hãy để dịch bên trong chảy hết ra, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh lên và dùng gạc băng lại. Tương tự như vậy, bạn hãy làm theo các bước chăm sóc trên nếu có một mụn nước tự vỡ ra.

Bướu bunion (xương chân cái biến dạng)

Tìm hiểu thêm: Cách làm mứt bí đao thanh mát, giòn ngon

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Tìm hiểu ngay để biết!

Sự va chạm xương ở ngón chân cái sẽ khiến cho ngón cái đưa về phía trước nhiều hơn so với những ngón còn lại. Nó khiến xương chân lệch ra khỏi các khớp và có thể gây đau đớn khi có lực tác động hoặc bị viêm khớp. Bướu bunion cũng có thể dẫn đến bệnh chai bàn chân.

Các loại thuốc giảm đau, miếng đệm bướu, chèn lót giày phù hợp hoặc phẫu thuật là những biện pháp có thể giúp ích cho bạn. Bạn cũng nên mang giày rộng và tránh mang các loại giày cao gót để cải thiện tình trạng bệnh.

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? – Bệnh gout

Đây là một dạng chứng viêm khớp gây đau, sưng đỏ, cứng đơ đột ngột. Gout thường gây ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái. Ngoài ra, nó cũng có thể gây thương tổn ở bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.

Bệnh gout là tình trạng gặp phải khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric (UA) – axit có thể hình thành các tinh thể nhọn giống kim trong các khớp. Thời gian phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần tùy mức độ. Bạn có thể điều trị bệnh gout bằng dùng các loại thuốc chống viêm (chống đau, sưng đỏ) hoặc thuốc làm giảm UA. Một vài thay đổi trong chế độ ăn uống cũng sẽ giúp bạn phá vỡ các phân tử axit uric cũng hỗ trợ bạn trong việc điều trị.

Mụn cóc gan bàn chân

Người mắc bệnh này sẽ nhận thấy những mụn cóc sần sùi hình thành trong lòng bàn chân. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh khi một virus xâm nhập vào cơ thể bạn qua vùng da bị nứt nẻ hoặc trầy xước. Chúng có thể lây lan khi bạn chạm vào làn da người bệnh hoặc bề mặt của những nơi như hồ bơi công cộng.

Mụn cóc không phải là các bệnh về chân nguy hiểm nên bạn không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng gây đau rất nhiều nếu bạn không chữa trị. Bạn có thể thoa axit salicylic lên vùng da bị mụn cóc để loại bỏ chúng. Nhưng đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn, các biện pháp đốt, làm lạnh, trị liệu bằng laser và phẫu thuật những cách tốt nhất để loại bỏ chúng.

Ngón chân biến dạng

Khi các cơ bắp quanh khớp của ngón chân bị lệch khỏi vị trí cân bằng, chúng có thể gây đau đớn. Bệnh biến dạng ngón chân thường khiến cho các ngón chân thứ hai, thứ ba, hoặc thứ tư có xu hướng uốn cong xuống tại phần khớp giữa.

Tình trạng này đôi khi mang tính di truyền trong gia đình. Những tác nhân khác gây bệnh bao gồm việc mang giày dép quá chật hoặc từng gặp một chấn thương trong quá khứ. Những đôi giày vừa vặn khiến ngón chân có khoảng không gian thoải mái, những miếng lót hỗ trợ giày và phẫu thuật có thể giúp giảm bớt tình trạng biến dạng này.

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Móng chân mọc ngược

Bàn chân thường gặp phải những bệnh gì? Tìm hiểu ngay để biết!

>>>>>Xem thêm: Những lợi ích của tinh dầu tràm trà đối với sức khỏe của trẻ em

Móng chân mọc ngược dẫn đến móng đâm sâu vào da. Tình trạng này có thể gây ra đau đớn, sưng đỏ và nhiễm trùng ngón chân. Đây là câu trả lời phổ biến cho câu hỏi “bàn chân thường gặp phải những bệnh gì”. Bạn có thể mắc bệnh nếu cắt móng chân quá sát hoặc không cắt dứt khoát, bị thương ở móng chân và cả mang giày quá chật. Đối với các trường hợp nhẹ, bạn nên ngâm chân trong nước ấm, giữ móng luôn sạch, đồng thời nhét thêm một miếng bông gòn nhỏ dưới góc móng để khiến móng dần dần mọc lại bình thường. Một cuộc tiểu phẫu có thể giúp loại bỏ tất cả hoặc một phần móng bị mọc ngược.

Bàn chân bẹt (Pes Planus)

Bạn có thể nhận biết bệnh chân phẳng nếu như gan bàn chân của bạn hoàn toàn hoặc gần như chạm mặt đất. Hầu hết người mắc phải dị tật này thường không nhận thấy bất kỳ trở ngại nào.

Tuy nhiên, việc tăng cân, mang giày dép không phù hợp hoặc đứng quá lâu sẽ gây đau nhói cho cẳng chân và bàn chân. Việc tập luyện thể dục tăng cường sức mạnh kết hợp mang các loại giày hỗ trợ tốt có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng bệnh.

 Hy vọng các thông tin trên đây tự giải đáp được “bàn chân thường gặp phải những bệnh gì” nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *