Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp vai. Việc hiểu rõ các lý do gây đau vai sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên nhân vì sao bạn bị đau khớp vai
Vào những ngày cuối năm, mọi người thường bận rộn dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị chào đón năm mới. Điều này có thể dẫn đến đau ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là đau khớp vai. Tuy nhiên, nếu đau vai không phải vì lý do này mà do các tình trạng sức khỏe khác thì sao? Và làm thế nào để điều trị tình trạng đau khớp vai hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.
Nội Dung
Vì sao bạn tự nhiên bị đau khớp vai?
Việc dọn dẹp nhà cửa quá nhiều vào những ngày Tết có thể khiến cơ thể làm việc quá sức, dẫn đến một số chấn thương không đáng có, chẳng hạn như đau vai. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau vai vì nhiều lý do khác. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác gây đau khớp vai thường bị mọi người bỏ qua, dẫn đến bệnh tiến triển nặng và khó điều trị hơn. Việc xác định sớm nguyên nhân gây đau khớp vai sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả.
Sau đây là các nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau khớp vai:
Viêm gân
Viêm gân gồm hai nhóm chính là viêm gân cấp tính và viêm gân mạn tính. Tình trạng cấp tính thường xảy ra đột ngột do chấn thương hoặc vi chấn thương do hoạt động quá mức chịu đựng của cơ thể (1). Trong trường hợp dọn dẹp nhà đón Tết, các hoạt động quá sức như với tay cao qua đầu, như lau cửa sổ, quét trần nhà… có thể gây ra tình trạng này. Viêm gân mạn tính thường do các vấn đề thoái hóa khớp hoặc hao mòn và rách dây chằng lặp đi lặp lại do tuổi tác (1). Việc dọn dẹp quá nhiều để đón Tết sẽ khiến các tình trạng viêm khớp hoặc rách dây chằng tái tái phát, gây đau vai.
Thông thường, 4 gân ở chóp xoay vai và 1 gân ở cơ hai đầu sẽ bị ảnh hưởng khiến bạn không thể di chuyển vai thoải mái (1).
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chứa đầy dịch ở vai có chức năng như miếng đệm giữa cơ và xương (1). Trong những ngày dọn dẹp đón Tết, việc vận động vai quá nhiều, như nâng đồ nặng, có thể gây viêm và sưng túi dịch, từ đó khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm bao hoạt dịch ở dưới mỏm cùng vai.
Thông thường, tình trạng viêm bao hoạt dịch đi kèm với viêm gân quanh chóp xoay vai. Lúc này, các mô ở vai sẽ viêm và đau. Do đó bạn không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như chải đầu hay mặc quần áo sẽ trở nên khó khăn. (1)
Rách sụn
Phần sụn xung quanh phần vành khớp vai có thể bị tổn thương bởi các hoạt động lặp đi lặp lại, té ngã hoặc có một lực mạnh tác động vào. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau khi với tay cao qua đầu và vai trở nên yếu, không còn sức lực. (8)
Hội chứng chèn ép
Hội chứng chèn ép xảy ra khi các gân của chóp xoay vai mắc kẹt ở xương vai, gây sưng, đau và hạn chế vận động ở vai. (1)
Viêm khớp
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng mụn rộp sinh dục nữ – Bệnh có chữa dứt điểm được không?
>>>>>Xem thêm: Viêm da tiết bã: Làm sao để sống chung với bệnh dễ dàng?
Đôi khi, bạn bị đau khớp vai không phải do các hoạt động hiện tại gây ra mà do bệnh viêm khớp. Các bệnh viêm khớp, đặc biệt là viêm xương khớp, thường tiến triển chậm và cơn đau thường nặng dần theo thời gian. Do đó, người bệnh thường không nhận biết bệnh trong thời gian đầu.
Loại viêm khớp thường xảy ra ở vai là viêm xương khớp, với các triệu chứng như sưng, đau và cứng khớp. Nguyên nhân phổ biến gây viêm xương khớp là do tai nạn (té ngã), chấn thương chơi thể thao hoặc rách/mòn sụn lặp đi lặp lại. (1) Các loại viêm khớp khác ở vai có thể do rách cơ chóp xoay vai, nhiễm trùng hoặc viêm lớp niêm mạc khớp.
Những người bị viêm khớp vai thường tránh cử động vai vì cho rằng sẽ giảm đau. Tuy nhiên, điều này có thể khiến các phần mô mềm của khớp vai bị cứng hoặc siết chặt, làm bạn không thể vận động vai thoải mái và bị đau (1).
Gãy xương
Nếu bị té ngã mạnh, bạn sẽ có nguy cơ cao gãy xương. Nếu xương đòn hoặc xương cánh tay gãy, bạn sẽ thấy đau và khu vực gãy sẽ có bầm tím. Ngoài ra, nếu xương đòn gãy, vai sẽ lệch xuống và bạn không thể nhấc vai lên. Đối với tình trạng này, bạn cần phải được sơ cứu đúng cách và đưa đi cấp cứu ngay. (1)
Làm sao để điều trị đau khớp vai hiệu quả?
Nếu bị đau vai nghiêm trọng hoặc cơn đau nhẹ kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Tình trạng rách cơ hoặc gãy tay sẽ được điều trị bằng nắn chỉnh, phẫu thuật hoặc bó bột.
Đối với tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu nghỉ ngơi và chườm nhiệt. Ngoài ra, họ cũng sẽ chỉ định các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen hoặc aspirin, để điều trị. Đây là các thuốc NSAID không chọn lọc, đánh vào các men COX. Men COX là tác nhân gây viêm quan trọng trong cơ thể, gồm hai loại men riêng biệt men COX-1 và men COX-2. COX-1 có sẵn trong đường tiêu hóa (dạ dày, tá tràng) và một số cơ quan khác, trong khi men COX-2 chỉ xuất hiện khi có yếu tố tấn công, gây ra những biểu hiện viêm. (5)
Các thuốc NSAID không chọn lọc sẽ đánh vào cả hai men trên và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu bạn sử dụng liều lớn trong thời gian dài (2, 3). Ảnh hưởng phổ biến nhất khi dùng các thuốc này là tác động lên hệ tiêu hóa, làm giảm hàng rào bảo vệ của lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng. (3), (4)
Sử dụng các thuốc NSAID ức chế không chọn lọc sẽ làm bạn có nguy cơ cao bị loét, xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày hoặc ruột (5). Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định các thuốc bảo vệ dạ dày (như PPI) để tránh tổn thương đường tiêu hóa. PPI là thuốc ức chế bơm proton, có tác dụng giảm quá trình sản xuất axit của dạ dày. (10) Tuy nhiên, các thuốc PPI chỉ bảo vệ đường tiêu hóa trên (từ miệng đến dạ dày), không thể ngăn chặn tác dụng phụ của thuốc NSAID ở đường tiêu hóa dưới (từ dưới dạ dày đến hậu môn). Nếu sử dụng trong thời gian dài, người bệnh sẽ bị tổn thương đường tiêu hóa dưới do rối loạn hệ vi khuẩn ruột. (6)
Vì lý do này, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời thuốc NSAID ức chế có chọn lọc trên men COX-2. Đây là loại thuốc ít gây tổn thương trên cả đường tiêu hóa khi dùng trong thời gian dài. Các thuốc NSAID ức chế có chọn lọc men COX-2 ít ảnh hưởng tiêu cực đến hàng rào bảo vệ của lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng, giúp giảm các vấn đề trên cả đường tiêu hóa (7).
Do đó, nếu tình trạng của bạn được chỉ định dùng NSAID trong khi bạn có triệu chứng đau dạ dày, hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình để được chỉ định một loại thuốc NSAID khác phù hợp hơn.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về triệu chứng đau khớp vai để đón Tết vui vẻ. Hãy đến gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn, điều trị bằng các phương pháp phù hợp với tình trạng của mình.
Viatris đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Viatris không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0470