Điểm mặt các bệnh văn phòng phổ biến không nên làm ngơ

Điểm mặt các bệnh văn phòng phổ biến không nên làm ngơ

Điểm mặt các bệnh văn phòng phổ biến không nên làm ngơ

Bệnh văn phòng liên quan đến các vấn đề sức khỏe xảy ra do ngồi quá lâu tại một chỗ. Bên cạnh đó, lối sống thụ động, ít vận động thể chất càng dễ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác.

Bạn đang đọc: Điểm mặt các bệnh văn phòng phổ biến không nên làm ngơ

Các công việc văn phòng có thể khiến bạn dành phần lớn thời gian để ngồi tại bàn làm việc và giải quyết hàng đống vấn đề mỗi ngày. Tuy chúng giúp bạn đạt được những mục tiêu bản thân, thanh toán các hóa đơn hàng tháng và giải quyết nợ nần nhưng cũng khiến bạn gặp nhiều nguy cơ về sức khỏe trong tương lai. Ngồi quá nhiều nguy hại tương đương với việc hút thuốc lá và “bào mòn” dần sức khỏe của chúng ta mỗi ngày nếu không có biện pháp khắc phục. Những bệnh xuất hiện do ngồi quá nhiều gọi là bệnh văn phòng.

Lối sống thụ động gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu bạn đứng hoặc di chuyển nhiều trong ngày, nguy cơ tử vong sẽ thấp hơn so với chỉ ngồi tại bàn làm việc. Nếu bạn có lối sống ít vận động, nguy cơ thừa cân, phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim hay trải qua trầm cảm, lo lắng cũng sẽ cao hơn.

Điều gì xảy ra khi bạn ngồi quá nhiều?

Ngồi quá lâu và không hoạt động thể chất sẽ gây ra những tác động tiêu cực lên hệ hô hấp, quá trình lưu thông máu, tư thế và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh.

Không hoạt động thể chất liên quan đến hơn 3 triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được mỗi năm trên toàn cầu. Đây được xếp hạng là nguyên nhân gây tử vong thứ tư do các bệnh không lây nhiễm.

Một số bệnh văn phòng thường gặp bao gồm:

1. Béo phì

Ngồi lâu một chỗ khiến năng lượng không được tiêu hao nhiều, do đó tích tụ chất béo và làm giảm quá trình phân giải mỡ cũng như đường trong cơ thể.

Sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và sử dụng dẫn đến thừa cân, béo phì. Hơn thế nữa, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc một vài bệnh không lây nhiễm gây tử vong cao, bao gồm hội chứng chuyển hóa và bệnh tim.

2. Đau khớp mạn tính

Các nhân viên văn phòng ngồi quá nhiều có khi phải đến phòng khám vật lý trị liệu để phục hồi chức năng khi lớn tuổi.

Các cơ bắp ở chân và hông, đặc biệt là nhóm cơ mông (glutes), cơ gân khoeo và cơ tứ đầu đùi là các cơ chính bạn sử dụng khi ngồi. Tuy nhiên, khi ngồi quá lâu sẽ khiến các cơ này căng cứng và trở nên co rút.

Những cơ này giúp bảo vệ khớp hông và lưng nhưng khi chúng mất linh hoạt và co rút, nhất là khi bạn ngồi sai tư thế, sẽ gây ra các vấn đề cho khớp. Một số biến chứng bạn có khả năng mắc phải là thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh và thoái hóa sớm các cấu trúc khớp.

Ngồi không thẳng lưng trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng cứng cổ và đau vai.

3. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có biểu hiện là những cảm giác đau lan xuống ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa trong ngón đeo nhẫn, cảm thấy tê giống như kiến bò hay kim châm. Một số người còn bị đau lan đến cổ tay, lòng bàn tay, nhất là khi về đêm. Cảm giác đau và tê đôi khi lan đến cẳng tay khiến người bệnh khó cầm nắm.

Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên xoay cổ tay theo vòng tròn 1–2 phút sau mỗi 1 tiếng làm việc. Không nên cầm chuột hay đánh máy liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.

Điểm mặt các bệnh văn phòng phổ biến không nên làm ngơ

4. Bệnh tim

Một trong những bệnh văn phòng thường thấy có liên quan đến tim mạch. Các chuyên gia cho biết những người ngồi lâu trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tim (đau tim và đột quỵ) cao hơn 147% so với người không ngồi lâu. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim lên đến 18%.

5. Đái tháo đường

Thiếu vận động do ngồi nhiều có khả năng làm thay đổi cách cơ thể xử lý đường trong máu. Các mô nhạy cảm với insulin – một hormone điều chỉnh đường huyết – có thể bị suy yếu, làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường vì lượng đường dư thừa không được sử dụng bởi các mô cơ thể và tích tụ trong máu. Nghiên cứu cho thấy ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hơn 112%.

6. Ung thư

Không hoạt động thể chất có liên quan đến một số loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, đại tràng và nội mạc tử cung. Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia công bố ngồi quá nhiều có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng lên 24%, nguy cơ ung thư phổi tăng 21% và nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tăng lên 24%.

7. Suy giãn tĩnh mạch

Ngồi quá nhiều có khả năng khiến bạn bị suy giãn tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch mạng nhện. Nguyên nhân là do ngồi lâu khiến máu ở chân không lưu thông tốt.

Giãn tĩnh mạch nhìn chung thường không nguy hiểm. Một số ít trường hợp có thể hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Hơn nữa, ngồi lâu, ít vận động kèm theo chế độ ăn uống ít nước và chất xơ có thể gây nên bệnh trĩ.

8. Huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng có cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch sâu ở chân. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì cục máu đông có thể vỡ ra và cản trở lưu lượng máu trong các mạch máu khác mà chúng di chuyển đến rồi lắng lại. Nếu huyết khối có mặt ở động mạch phổi sẽ gây tắc mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ngồi trong một thời gian là một trong những yếu tố nguy cơ chính của huyết khối tĩnh mạch sâu vì gây dồn ứ máu ở chân.

9. Bệnh về tâm thần

Ngồi nhiều mỗi ngày có liên quan đến các vấn đề sức khỏe về tâm thần, chẳng hạn như rối loạn lo âu và trầm cảm. Mặc dù mối liên hệ này không rõ ràng nhưng các chuyên gia cho rằng việc tập thể dục có khi làm cải thiện sức khỏe tinh thần.

Bất kể bạn có tập thể dục hay không, nếu thời gian ngồi mỗi ngày quá nhiều cũng sẽ chống lại các tác dụng từ những bài tập và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trên. Thực tế, các chuyên gia cho rằng nguy cơ sẽ tăng lên sau mỗi 2 giờ ngồi liên tục.

Vậy nên, bạn cần cố gắng thay đổi lối sống bằng những biện pháp khả thi để luôn cảm thấy năng động, tràn đầy sức sống.

10. Những tình trạng thường thấy khác

Bệnh văn phòng có khi ảnh hưởng đến da, hô hấp và khiến bạn lầm tưởng rằng mình bị cảm lạnh hay cảm cúm. Một vài triệu chứng thường thấy là:

  • Viêm họng
  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Sổ mũi
  • Biểu hiện giống như dị ứng, chẳng hạn như hắt hơi
  • Cảm giác nóng rát trong mũi
  • Khô da, ngứa da
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khó tập trung
  • Hay quên
  • Mệt mỏi, cáu gắt
  • Buồn nôn
  • Đau nhức cơ thể
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Phòng ngừa bệnh văn phòng

Vận động chính là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các bệnh văn phòng do ngồi nhiều gây ra. Sau đây là một vài cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện để thay đổi lối sống.

Thay đổi tư thế ngồi

Cố gắng giữ tư thế ngồi ngay ngắn, thẳng hàng trong khi làm việc, để màn hình máy tính ngang tầm mắt. Hãy nhớ đứng lên đi lại hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ, nhắm mắt nghỉ ngơi vài phút sau khoảng 30–60 phút ngồi liên tục.

Sắp xếp lại nơi làm việc

Bạn nên vệ sinh và sắp xếp mọi thứ trên bàn làm việc thường xuyên để giúp cơ thể hoạt động, chẳng hạn như lau dọn máy in, sắp đặt lại các vật dụng trên bàn. Ngoài ra, bạn có thể nâng cao mặt bàn để đứng làm việc. Một người nặng khoảng 72kg đứng làm trong 8 giờ có thể đốt cháy khoảng 1.280 calo, nhiều hơn 320 calo so với khi ngồi làm việc trong cùng khoảng thời gian.

Đứng lên và giãn cơ mỗi giờ

Sau mỗi 60 phút ngồi làm việc một chỗ, bạn nên đi dạo quanh văn phòng hoặc đi bộ ra bên ngoài để hít thở không khí trong lành.

Bạn cũng có thể thử vài động tác trong lúc nghỉ giải lao. Đứng lên, squat, xoay cánh tay hay chống đẩy là một vài bài tập có thể thực hiện trong khi nghỉ giữa giờ.

Đi bộ trong khi nói chuyện

Trong khi trả lời điện thoại với đồng nghiệp hay đối tác, bạn nên đứng lên đi lại xung quanh. Điều này không chỉ giúp đốt cháy lượng calo dư thừa mà còn cải thiện tinh thần, tăng sức sáng tạo, tâm trạng và mức năng lượng.

Điều trị các bệnh văn phòng một cách hiệu quả

Tìm hiểu thêm: Massage trị liệu là gì? Tác dụng và những lưu ý khi áp dụng

Điểm mặt các bệnh văn phòng phổ biến không nên làm ngơ

>>>>>Xem thêm: 6 biến chứng của bệnh sởi bạn không nên xem thường

Bác sĩ kiểm tra cột sống cho nhân viên văn phòng

Tình trạng căng cơ, đau nhức xương khớp do ít vận động có thể được cải thiện nhanh chóng bằng các phương pháp phục hồi chức năng trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu, vật lý trị liệu hay trị liệu thần kinh cột sống tùy từng trường hợp.

Một trong những phòng khám cơ xương khớp điều trị thành công nhiều căn bệnh liên quan đến cột sống, cơ, khớp cấp tính và mạn tính với nhiều trang thiết bị hiện đại là phòng khám ACC. Với phương châm “Chữa đau tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật”, các bác sĩ giàu chuyên môn tại ACC luôn cố gắng thiết kế các liệu pháp điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân, giúp chữa lành tận gốc căn nguyên bệnh. Đồng thời, các chuyên gia vật lý trị liệu cũng hướng dẫn các bài tập tại nhà để tăng hiệu quả điều trị.

Đặc biệt, phòng khám ACC còn sở hữu công nghệ phục hồi chức năng Pneumex hiện đại nhất Đông Nam Á, với 4 loại máy giảm áp với 4 tư thế khác nhau mang lại hiệu quả hơn những phương pháp giảm áp thông thường. Hơn nữa, tỷ lệ thành công trên 95% chính là lý do khiến nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn đồng hành cùng phòng khám ACC từ trước cho đến nay.

ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT DÀNH CHO ĐỘC GIẢ Kenshin.vn TỪ NAY ĐẾN 30/09/2019

Bạn sẽ được giảm 75% chi phí tư vấn tình trạng đau xương khớp do bệnh văn phòng với bác sĩ nước ngoài khi đăng ký tư vấn với bác sĩ lần đầu tiên tại phòng khám ACC qua đường link sau.

Địa chỉ các phòng khám ACC bạn có thể tìm hiểu:

  • TP. HCM – Quận 1: 99 Nguyễn Du, phường Bến Thành.
  • TP. HCM – Quận 5: 133 Nguyễn Trãi, phường 2.
  • Hà Nội: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng.

Hãy luôn cố gắng dành thời gian luyện tập thể dục mỗi ngày cũng như thay đổi lối sống tích cực hơn để bảo vệ sức khỏe, tránh những ảnh hưởng từ bệnh văn phòng mang lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *