Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa – khu vực chứa các xương nhỏ có tác dụng dẫn truyền âm thanh nằm sau màng nhĩ. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.
Bạn đang đọc: Các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm tai giữa có thể gây ra các vấn đề về thính giác và các biến chứng nghiêm trọng khác. Cùng tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa trong bài viết sau.
Các phương pháp chẩn đoán viêm tai giữa
Khi đến thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và thông tin bệnh sử của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ khám chi tiết khu vực tai, mũi, họng bằng một dụng cụ đặc biệt gọi là ống soi tai (otoscope). Nếu khám cho trẻ em, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp thở của bé bằng ống nghe.
Kiểm tra tai bằng đèn soi khí nén (pneumatic otoscope)
Thông thường, bác sĩ chỉ cần kiểm tra tai bằng đèn soi khí nén là đã chẩn đoán được tình trạng nhiễm trùng tai. Dụng cụ này cho phép bác sĩ nhìn vào trong tai và quan sát xem có dịch tụ phía sau màng nhĩ không.
Với cấu tạo và hoạt động đặc biệt, đèn soi khí nén sẽ đẩy một luồng không khí vào màng nhĩ, khiến màng nhĩ di chuyển. Nếu tai giữa bị tích tụ chất lỏng, màng nhĩ sẽ chuyển động rất ít hoặc không chuyển động.
Các bài kiểm tra bổ sung
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác nhận lại chẩn đoán ban đầu. Việc này cũng có thể xảy ra khi bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị trước đó hoặc có các vấn đề nghiêm trọng khác cần được lưu ý hơn.
Các xét nghiệm bổ sung bao gồm:
Kết quả chẩn đoán
Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và cách điều trị viêm tai giữa dựa vào đặc điểm của từng dạng viêm tai giữa, cụ thể như:
- Viêm tai giữa cấp tính: Có hiện tượng tích tụ dịch trong tai giữa, có dấu hiệu của nhiễm trùng và các triệu chứng bắt đầu tương đối đột ngột.
- Viêm tai giữa ứ dịch: Có hiện tượng tích tụ dịch trong tai giữa nhưng chưa có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính: Viêm tai kéo dài dẫn đến rách màng nhĩ, gây chảy mủ nhiều đợt ở tai.
Điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh sau khoảng thời gian ngắn tự theo dõi tại nhà hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Phương pháp phẫu thuật ngăn dịch tích tụ chỉ được áp dụng trong trường hợp viêm tai giữa cấp tính đã trở thành mãn tính và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Loại bỏ 10 nguyên nhân gây táo bón này, bạn sẽ dễ đi tiêu ngay!
Theo dõi tại nhà
Các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ thường có thể tự cải thiện trong vòng 1-2 tuần mà không cần điều trị bằng kháng sinh. Bạn có thể theo dõi các triệu chứng của bệnh viêm tai tại nhà nếu:
- Trẻ từ 6-23 tháng tuổi bị đau nhẹ ở một bên tai dưới 48 giờ và có mức thân nhiệt dưới 39ºC.
- Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên bị đau nhẹ ở một hoặc cả hai tai dưới 48 giờ và có mức thân nhiệt dưới 39ºC.
Các biện pháp kiểm soát cơn đau
Một số phương pháp điều trị giúp giảm đau do viêm tai giữa gây ra bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng acetaminophen không kê đơn (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB) để giảm đau. Đối với aspirin, bạn phải thật cẩn trọng khi dùng loại thuốc này cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Nó có thể gây tác dụng phụ liên quan đến hội chứng Reye.
- Thuốc nhỏ gây tê: Thuốc gây tê có thể được sử dụng để giảm đau, miễn là màng nhĩ của bạn không bị thủng.
Liệu pháp kháng sinh điều trị viêm tai giữa
Sau thời gian quan sát ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị viêm tai giữa bằng thuốc kháng sinh cho các trường hợp trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bị đau tai từ trung bình đến nặng ở một hoặc cả hai tai trong ít nhất 48 giờ hoặc có thân nhiệt từ 39ºC.
>>>>>Xem thêm: Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Những điều cần biết
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi bị viêm tai giữa cấp tính có khả năng được điều trị bằng kháng sinh luôn mà không cần thời gian quan sát ban đầu.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh, bạn cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ liều lượng sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng dùng thuốc kể cả khi các dấu hiệu viêm tai giữa đã thuyên giảm. Điều này có thể khiến nhiễm trùng tái phát hoặc gây ra tình trạng kháng thuốc.
Điều trị viêm tai giữa sinh mủ mạn tính
Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính là căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Phương pháp chữa bệnh chủ yếu là sử dụng kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ. Bạn có thể được hướng dẫn cách hút chất lỏng ra khỏi ống tai trước khi nhỏ thuốc.
Viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở tai, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
Dung Nguyễn / Kenshin.vn