Thông tin hữu ích về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ

Thông tin hữu ích về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ

Thông tin hữu ích về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ

Ngày nay, các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là giải pháp có thể giúp bạn cải thiện nhan sắc, lấy lại sự tự tin và niềm vui trong cuộc sống.

Bạn đang đọc: Thông tin hữu ích về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ

Bất cứ ai cũng muốn có một vẻ đẹp tự nhiên, được nhiều người yêu mến, nhưng không phải ai sinh ra cũng xinh đẹp hoàn hảo. Nếu không sở hữu vẻ ngoài như mong muốn, đừng lo lắng vì phẫu thuật thẩm mỹ có thể là “cứu tinh” của bạn. Những phương pháp này sẽ giúp các cô gái trở nên xinh đẹp và tự tin hơn trong cuộc sống. Hiểu rõ về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp cho mình.

Phẫu thuật thẩm mỹ là gì?

Phẫu thuật thẩm mỹ là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các thủ thuật y tế với mục tiêu chính là thay đổi và cải thiện ngoại hình của một người [1]. Các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phổ biến và nhu cầu phẫu thuật cũng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ và các thủ thuật liên quan đều cần được xem xét cẩn thận vì kết quả của chúng thường rất khó đảo ngược hoặc không thể đảo ngược [2].

Hơn nữa, bạn nên nhớ rằng, luôn có những rủi ro nhất định liên quan đến bất kỳ loại phẫu thuật xâm lấn nào, bao gồm cả các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ. Do đó, khi cân nhắc phẫu thuật thẩm mỹ, bạn nên chắc chắn về sự lựa chọn của mình [2].

Các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ

Các thủ thuật thẩm mỹ hiện nay có thể được thực hiện ở hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể, tùy thuộc vào nhu cầu của từng người. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật phổ biến.

Phẫu thuật ngực

Thông tin hữu ích về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ

Phẫu thuật này thường được thực hiện nhiều ở nữ giới. Tùy thuộc vào vóc dáng và mong muốn của mỗi bệnh nhân, họ có thể lựa chọn thực hiện một trong các thủ thuật tạo hình vú sau đây [3]:

  • Tăng kích thước vú: Phẫu thuật này là một thủ thuật tạo hình vú nhằm mục đích làm vú của phụ nữ to hơn, giúp họ tăng sự tự tin. Bạn có thể chọn thực hiện thủ thuật này nếu cảm thấy ngực quá nhỏ, không đều hoặc chảy xệ. Trong một số trường hợp, người cần phẫu thuật cũng có thể cân nhắc thủ thuật này nếu cảm thấy ngực bị thay đổi sau khi mang thai. Một số phụ nữ nên đến gặp chuyên gia tư vấn trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.
  • Làm vú nhỏ lại: Những phụ nữ cảm thấy khó chịu về kích thước ngực có thể chọn phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ này. Làm vú nhỏ lại thường sẽ giúp những người có phần ngực quá lớn cảm thấy thoải mái và cơ thể bớt nặng nề hơn. Trong một số trường hợp, phương pháp này còn giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ cao. Những người đàn ông có vú to cũng có thể lựa chọn thủ thuật giảm kích thước vú như một phương pháp điều trị.
  • Phẫu thuật nâng ngực: Đây là một thủ thuật liên quan đến việc loại bỏ da và một số mô vú trước khi nâng ngực. Bạn có thể chọn đặt túi ngực sau khi nâng ngực nếu có quá nhiều da và mô bị loại bỏ. Nâng ngực tương tự như làm nhỏ vú về mặt loại bỏ mô, nhưng không được coi là cần thiết về mặt y tế và do đó thường không được bảo hiểm y tế chi trả.

Phẫu thuật vùng mông [3]

Những người muốn cải thiện hình dạng mông có thể cân nhắc các loại phẫu thuật mông khác nhau như tăng kích thước mông hoặc nâng mông. Mục đích chính của thủ thuật tăng kích thước mông là làm mông to hơn. Tuy nhiên, nâng mông lại liên quan đến việc loại bỏ các mô dư khỏi mông, làm cho mông săn chắc hơn. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể chọn nâng mông sau khi giảm nhiều cân trong một khoảng thời gian ngắn, khiến da xung quanh mông bị nhão và chảy xệ.

Phẫu thuật khuôn mặt

Tìm hiểu thêm: Giải đáp mối lo: Các vấn đề về ngực sau sinh có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ

>>>>>Xem thêm: Eczestop

Tùy thuộc vào nhu cầu của từng người, bác sĩ có thể chọn một hoặc nhiều loại phẫu thuật sau đây [3]:

  • Phẫu thuật mí mắt: Thủ thuật này liên quan đến việc loại bỏ và tái định vị da cũng như chất béo dư ở khu vực này. Những người có mí mắt rủ hoặc mí mắt sụp có thể làm phẫu thuật mí mắt.
  • Tạo hình mũi: Còn được gọi là “sửa mũi”, thủ thuật liên quan đến việc định hình lại mũi qua một vết rạch nhỏ, bên trong lỗ mũi.
  • Phẫu thuật tai: Đây là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ liên quan đến việc định hình lại tai bằng cách định hướng tai về phía đầu hoặc định hình lại sụn. Những người chọn phẫu thuật tai có thể thực hiện thủ thuật ở một hoặc cả hai tai.
  • Căng da mặt: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ ở phía trước và sau tai để tiến hành ‘kéo’ da mặt của bệnh nhân. Sau khi nâng và định vị da mặt, bác sĩ phẫu thuật sẽ khép các vết mổ lại.
  • Phẫu thuật nâng chân mày: còn được gọi nâng trán. Thủ thuật này liên quan đến việc loại bỏ các vấn đề xung quanh lông mày như lông mày rủ, nếp nhăn trán.
  • Độn cằm: độn cằm là một thủ thuật làm cho cằm của bạn nổi bật hơn và giúp khuôn mặt cân đối hơn.
  • Độn gò má: Thủ thuật giúp xương gò má trở nên nổi bật và dễ thấy hơn, tăng cường diện mạo khuôn mặt.

Hút mỡ [3]

Hút mỡ là một thủ thuật liên quan đến việc sử dụng ống thông mỏng để hút mô mỡ ra khỏi các bộ phận khác nhau trên cơ thể như bụng, đùi, mông, hông, mu bàn tay và cổ. Trong một số trường hợp, hút mỡ cũng được thực hiện để thay thế cho phẫu thuật cắt giảm vú ở nam.

Mặc dù hút mỡ giúp loại bỏ chất béo, nhưng nó không được coi là một phương pháp giảm cân. Phương pháp này cũng không làm giảm nguy cơ gặp phải các bệnh liên quan đến chuyển hóa chất béo như đái tháo đường, bệnh tim hoặc cao huyết áp.

Các biến chứng có thể xảy ra liên quan đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ này bao gồm tụ máu (tức là tích tụ máu dưới da), nhiễm trùng, phản ứng dị ứng và tổn thương các cấu trúc bên dưới của da.

Cấy ghép tóc [3]

Một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ ít phổ biến hơn là cấy ghép tóc. Thủ thuật này giúp cải thiện bề ngoài bằng cách thay đổi sự phát triển của tóc ở những vùng tóc rụng không mọc lại được. Cụ thể, bác sĩ phẫu thuật lấy nang lông từ vùng da đầu còn mọc tóc dày và cấy ghép vào các khu vực bị ảnh hưởng do rụng tóc.

Quá trình lành thương và cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ

Quá trình lành thương sau phẫu thuật thẩm mỹ thường trải qua 4 giai đoạn chính là cầm máu, viêm phù nề, tăng sinh và tái tạo vết thương. Các giai đoạn này có thể diễn ra tuần tự hay cùng một lúc và đều có tầm quan trọng như nhau trong suốt quá trình liền thương. Tuy nhiên, trong phẫu thuật thẩm mỹ, giai đoạn 2 – viêm và phù nề thường được quan tâm nhiều hơn [4], [5].

Theo chia sẻ từ Bác sĩ Chuyên khoa II – Vũ Hữu Thịnh, Quản lý và Điều hành khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, giai đoạn viêm, phù nề là giai đoạn giúp dọn dẹp, làm sạch vết thương và thường diễn ra cao nhất trong ngày đầu đến ngày 3. Giai đoạn này kéo dài thường sẽ không lợi. Do đó, đối với các vết thương do phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ sẽ cố gắng để giai đoạn này diễn ra không quá mạnh và trong thời gian ngắn để quá trình liền thương diễn ra nhẹ nhàng hơn cũng như đảm bảo kết quả thẩm mỹ.

Để giúp quá trình phù nề giảm nhanh sau phẫu thuật, bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:

  • Cố định vùng mổ
  • Tập vật lý trị liệu, vận động chủ động sớm
  • Kê tư thế
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, chống phù nề

Trong quá trình chăm sóc vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ, để quá trình lành thương diễn ra nhanh và đảm bảo kết quả thẩm mỹ, điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ [8], [9]. Trường hợp bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng viêm, chống phù nề thì bạn cần dùng đúng theo liều lượng và thời gian được chỉ định. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau [10], [11]:

  • Giữ gìn vệ sinh vết thương sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, chú ý hỏi ý kiến bác sĩ về tần suất thay băng gạc, thun, nẹp vì nhiều loại vết thương cần được định hình và hạn chế bị xê dịch.
  • Thực hiện các biện pháp giảm đau và giảm phù nề theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể là bằng thuốc hoặc bằng việc tập vật lý trị liệu, chủ động vận động sớm sau phẫu thuật.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật, tránh kiêng nhem quá mức làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
  • Chú ý theo dõi sức khoẻ, thăm khám ngay nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường.

Để hiểu thêm về quá trình liền thương sau phẫu thuật và phẫu thuật thẩm mỹ, bạn có thể tham khảo thêm thông tin mà Bác sĩ Chuyên khoa II – Vũ Hữu Thịnh, Quản lý và Điều hành khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ tại video sau:

Trên đây là một số thông tin về phẫu thuật thẩm mỹ mà Kenshin.vn chia sẻ cùng bạn. Nếu có ý định thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện ngoại hình, bạn nên cân nhắc thật kỹ và đừng ngại tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè hoặc một người mà bạn tin cậy nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *