Đau bầu vú ở phụ nữ – đừng coi thường!

Đau bầu vú ở phụ nữ – đừng coi thường!

Bạn đang đọc: Đau bầu vú ở phụ nữ – đừng coi thường!

Đau bầu vú là những cơn đau xuất hiện ngay trước chu kì kinh nguyệt (là một phần của các dấu hiệu kinh nguyệt), hoặc khi bạn mới có thai. Ngoài ra, uống thuốc ngừa thai hay dùng các liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh cũng có thể bị đau vú. Nguyên nhân của cơn đau được cho là do sự thay đổi hormone của cơ thể. Khi nồng độ các hormone estrogen và progesterone tăng, các tuyến và ống dẫn sữa có thể to lên làm vú cũng gia tăng kích thước, lúc này vú trở nên sưng và đau.

Những nguyên nhân khác có thể bao gồm u nang, nhiễm trùng vú hoặc áp xe vú. Thay đổi sợi bọc tuyến vú cũng có thể gây đau vú. Cơn đau vú kéo dài hơn 1 tháng cần được chẩn đoán và kiểm tra.

Làm thế nào biết được bạn đang bị đau bầu vú?

Đau bầu vú có các dạng đau khác nhau, từ cơn đau thoáng qua đến cơn đau trầm trọng. Tùy vào tình trạng sức khỏe, nếu bạn thấy các cơn đau là bất thường, và kéo dài hơn 1 tháng, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Làm thế nào để tránh đau bầu vú?

Không có phương pháp cụ thể để phòng ngừa đau bầu vú bởi bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, các phương pháp sau đây có thể giúp bạn phát hiện sớm tình trạng bệnh:

  • Tự kiểm tra vú: bạn có thể dùng tay để kiểm tra các bất thường ở vú. Thời điểm kiểm tra tốt nhất là sau chu kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày.
  • Khi phát hiện hoặc nhận thấy có dấu hiệu đau ở bầu vú hoặc dưới cánh tay, bạn nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám.
  • Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

    Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm những nguyên nhân gây đau vú ở phụ nữ:

    Khi nào thì nên chụp nhũ ảnh?

    Những điều cần biết về quy trình xét nghiệm vú

    >>>>>Xem thêm: Viêm da liên cầu là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *