Bạn đang đọc: Cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng
Tìm hiểu chung
Cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là gì?
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là một loại phẫu thuật dùng để cắt toàn bộ hay một phần tử cung bằng cách rạch một đường trên bụng. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ phần cổ tử cung hoặc buồng trứng nếu cần thiết.
Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng?
Các chỉ định thường gặp cho cắt tử cung gồm:
Chỉ định cắt tử cung vì những nguyên nhân không phải ung thư thường được xem xét chỉ khi những phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng?
Trước khi thực hiện thủ thuật này, bạn nên tìm hiểu và cân nhắc thêm một số phương pháp điều trị khác tương tự như là:
- Hiện tượng kinh nguyệt kéo dài và chảy máu nhiều có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc đặt thuốc qua dụng cụ trong tử cung hoặc chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ tổn thương ở nội mạc tử cung.
- Nếu bác sĩ thấy kích thước và vị trí u nang buồng trứng hoặc của tử cung không cần phải phẫu thuật, họ sẽ cho bạn dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng. Nếu không thể dùng thuốc để điều trị, vẫn còn một số phương pháp điều trị khác như là cắt bỏ u nang hoặc làm thuyên tắc động mạch tử cung.
Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?
Có một số biến chứng chung đối với mọi loại phẫu thuật có thể xảy ra là:
- Đau
- Chảy máu
- Nhiễm trùng vết mổ
- Tạo cục máu đông
- Sẹo thiếu thẩm mỹ
- Phản ứng với thuốc mê hoặc thuốc tê.
Còn sau đây là các biến chứng riêng cho loại phẫu thuật này:
- Tiểu không kiểm soát
- Nhiễm trùng hoặc áp xe vùng chậu
- Những cơ quan lân cận bị tổn thương do chấn thương trong quá trình phẫu thuật, đôi khi có thể phải thực hiện cuộc phẫu thuật lần thứ 2 để sửa chữa các cơ quan này
- Xuất hiện lỗ rò giữa âm đạo, trực tràng, bàng quang
- Xuất hiện ổ tụ máu
- Sa âm đạo
- Đau kéo dài
- Dính ruột
- Cảm giác mất mát vì cắt bỏ tử cung sẽ làm cho bạn vô sinh
- Bất kể là còn buồng trứng hay không thì bạn vẫn sẽ không còn chu kỳ kinh nguyệt nữa (mãn kinh).
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng?
Tìm hiểu thêm: Huyết áp bình thường: 5 điều nên biết càng sớm càng tốt!
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để xem bạn có đủ khả năng chịu đựng cuộc phẫu thuật không, đồng thời để cho phẫu thuật viên lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp với bạn. Các xét nghiệm bạn cần làm có thể bao gồm những xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm Pap (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung): Xét nghiệm này giúp phát hiện sự có mặt của các tế bào cổ tử cung bất thường hoặc có ung thư cổ tử cung hay không.
- Sinh thiết nội mạc tử cung: Xét nghiệm này giúp phát hiện các tế bào bất thường ở niêm mạc tử cung hoặc để kiểm tra xem có ung thư nội mạc tử cung không.
- Siêu âm vùng chậu giúp bác sĩ có thể xác định được kích thước của u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.
Những ngày trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn uống một số loại thuốc có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, đây là một quy trình cần thiết trước khi tiến hành phẫu thuật. Bên cạnh đó, bạn cũng phải vệ sinh sạch sẽ vùng âm đạo (thụt rửa âm đạo) để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong và sau khi phẫu thuật.
Ngay trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch cho bạn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Quy trình thực hiện cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là gì?
Phẫu thuật thường được thực hiện bằng cách gây tê vùng hoặc gây mê toàn thân. Phẫu thuật thường mất khoảng một giờ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng của bạn, đường này thường là đường dọc giữa dưới rốn hoặc đường ngang dưới nếp quần bikini. Sau đó bác sĩ sẽ vén thành bụng qua hai bên và đưa dụng cụ vào để cắt bỏ tử cung, đa số trường hợp là bác sĩ sẽ cắt bỏ luôn cả cổ tử cung.
Trong quá trình phẫu thuật, ngoài đường rạch ở bụng, bác sĩ có thể còn thực hiện cắt ở vùng âm đạo để có thể lấy bỏ cổ tử cung dễ dàng hơn.
Hồi phục sức khỏe
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng?
>>>>>Xem thêm: Cách khám phụ khoa cho người chưa quan hệ, chưa lập gia đình
Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ ở lại phòng hồi sức của bệnh viện trong một vài giờ. Các bác sĩ chăm sóc cho bạn sẽ:
Sau khi phẫu thuật, bạn thường nằm lại bệnh viện trong 1-2 ngày, đôi khi cũng có thể lâu hơn. Bạn nên sử dụng băng vệ sinh vì sau phẫu thuật, máu và dịch tiết từ âm đạo sẽ chảy ra khá nhiều. Tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng vài ngày cho đến vài tuần. Và bạn nên lưu ý rằng nếu máu chảy quá nhiều như là bạn đang tới kỳ kinh, thì hãy báo ngay cho bác sĩ phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bạn cần phải nghỉ ngơi một thời gian, thường là 6 tuần. Bạn cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn, không khiêng vác vật nặng, không quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này.
Hòa nhập cuộc sống sau phẫu thuật
Một số thay đổi vĩnh viễn trong cuộc sống sau khi bạn cắt tử cung như:
- Bạn sẽ mất kinh vĩnh viễn
- Bạn không còn các triệu chứng khó chịu do bệnh lý ở tử cung trước đó
- Bạn sẽ không thể có thai
- Nếu bạn chưa hết kinh, việc buồng trứng sẽ làm bạn chuyển sang giai đoạn mãn kinh
- Nếu bạn cắt tử cung 1 phần, vẫn còn cổ tử cung, bạn vẫn có nguy cơ ung thư cổ tử cung. Bạn vẫn cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap định kỳ.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.