Bạn đang đọc: Hiểu tường tận về cơ quan sinh dục nữ
Có bao nhiêu phần trăm phụ nữ hiểu về hệ thống cơ quan sinh dục của họ? Nhiều người thường chỉ nghĩ đến âm đạo khi nói về chủ đề này nhưng thực chất, hệ thống cơ quan sinh dục nữ còn rất nhiều những bộ phận khác. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về một trong những hệ thống cơ quan quan trọng nhất trên cơ thể bạn.
Nội Dung
Âm hộ
Âm hộ thường bị nhầm lẫn với âm đạo. Trên thực tế, cơ quan sinh dục nữ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau chứ không chỉ có âm đạo. Bộ phận mà bạn vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường được gọi là âm hộ. Nó nằm giữa phần xương mu và hậu môn, được lông bao phủ. Phần lông mu này thường mọc và bao phủ xung quanh môi lớn của bạn. Bên trong môi lớn là môi bé. Đây là phần không được lông che chắn và trông giống như một cánh hoa hay lưỡi nhỏ. Bạn không bao giờ được đánh giá thấp tầm quan trọng của môi bé. Đó là nơi tọa lạc của các dây thần kinh cảm giác khiến bạn cảm thấy hưng phấn khi quan hệ tình dục đồng thời giữ cho bạn tránh vi khuẩn gây bệnh.
Âm vật (điểm nhạy cảm nhất của người phụ nữ)
Âm vật là phần nhạy cảm nhất trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ. Có 3 bộ phận nằm giữa môi nhỏ của bạn mà bạn nên chú ý đến. Đó là âm vật, niệu đạo và tiền đình âm đạo. Âm vật là một bộ phận có kích thước nhỏ như hạt đậu nằm ở phía trên. Còn phía dưới gần về hậu môn là niệu đạo (hay còn gọi là lỗ tiểu) và tiền đình (là lối vào âm đạo).
Bạn rất dễ xác định âm vật là bộ phận nào vì đó chính là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ. Bạn sẽ cảm thấy hơi nhột và thấy hưng phấn khi chạm vào nó. Điều thú vị là âm vật của phụ nữ được tạo thành từ các mô xốp tương tự như dương vật của đàn ông. Vì vậy, khi bạn đang bị kích thích, âm vật của bạn cũng sẽ “cương” lớn lên. Nếu bạn đang cảm thấy lối vào âm đạo và niệu đạo quá gần nhau và lo lắng âm đạo của bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn do chất thải từ nước tiểu thì bạn hãy từ bỏ suy nghĩ ấy đi. Chỉ cần bạn biết cách chăm sóc âm đạo, nó sẽ không bị nhiễm khuẩn. Âm đạo có chất nhầy tự nhiên đóng vai trò như một chất bôi trơn đồng thời là chất bảo vệ cho các mô âm đạo. Cơ chế tự bảo vệ này sẽ giúp giữ cho âm đạo của bạn an toàn và không bị nhiễm khuẩn.
Âm đạo
Ngay dưới lỗ niệu đạo chính là lỗ âm đạo. Âm đạo được tạo thành từ một nhóm cơ và có dạng ống rỗng. Nhìn xung quanh cửa âm đạo, bạn có thể thấy được một phần của màng trinh hay còn gọi là vành âm đạo. Đây là một màng mỏng nằm bên trong cửa âm đạo. Nó chỉ giúp che chắn một phần cửa âm đạo chứ không bao giờ che chắn hoàn toàn. Trong quá trình giao hợp, âm đạo sẽ giãn ra đồng thời được bôi trơn bằng cơ chế tự bôi trơn của nó để dương vật dễ đi vào. Chất bôi trơn này có tính kiềm và ít tính axit hơn so với dịch tiết âm đạo thông thường của bạn. Lí do là môi trường kiềm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tinh trùng và trứng thụ tinh.
Cổ tử cung và tử cung
Tử cung bắt đầu với cổ tử cung. Tử cung là một cơ quan rỗng, có hình quả lê, là nơi em bé phát triển khi người mẹ mang thai. Thành tử cung dày hơn nhiều so với các mô khác trong hệ thống cơ quan sinh dục nữ. Trứng đã thụ tinh sẽ bám lên thành tử cung và phát triển thành em bé. Đó là lí do vì sao thành tử cung phải dày.
Buồng trứng và ống dẫn trứng
Buồng trứng được kết nối với tử cung thông qua ống dẫn trứng. Trứng của người phụ nữ được sản sinh ở buồng trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung, bám lên thành tử cung và tiếp tục phát triển thành em bé. Ngược lại với những gì chúng ta hay nghĩ, thực chất trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng chứ không phải trong buồng trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, nó sẽ vẫn di chuyển vào tử cung và bám vào thành tử cung. Tuy nhiên, bởi vì đây là trứng chưa thụ tinh nên thành tử cung sẽ loại bỏ chúng và đó là khi chu kì kinh nguyệt của bạn bắt đầu. Thời kỳ rụng trứng – thời kì bạn dễ mang thai nhất – là khoảng 14 ngày sau ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt.
Hệ thống cơ quan sinh dục nữ là một bộ phận rất nhạy cảm. Vì thế, bạn cần phải có kiến thức tốt về nó. Khi đó, bạn sẽ biết cách chăm sóc tốt cho chúng và có được một cuộc sống tình dục hạnh phúc hơn.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn mướp đắng được không?