Bà bầu bị đau chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng phù nề, sưng hoặc giãn tĩnh mạch…, từ đó ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc đi lại.
Bạn đang đọc: Bà bầu bị đau chân khi mang thai và 4 vấn đề liên quan
Ốm nghén, mệt mỏi và đau lưng là những triệu chứng thường gặp nhất trong thời gian mang thai. Ngoài ra, các vấn đề về chân, chẳng hạn bà bầu bị đau chân hay đau bắp chân khi mang thai cũng rất phổ biến, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Thế nhưng, đừng quá lo bởi những điều này sẽ biến mất sau khi bạn sinh con.
Nội Dung
1. Bà bầu bị đau chân và sưng
Nồng độ hormone tăng lên, kích thích cơ thể sản xuất thêm chất lỏng trong thời gian mang thai, có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau chân, sưng hoặc thậm chí phù nề. Thế nhưng, cơ thể bạn cần lượng chất lỏng này để có thể vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy cho bé.
Đây là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu thấy mặt, tay bị sưng, thị lực giảm, đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục và tăng hơn 0,5kg một ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ bởi chúng ngầm báo hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng.
Bật mí cách giảm đau chân và sưng cho bà bầu
- Nâng cao chân càng nhiều càng tốt: Cố gắng nâng cao chân cách tim khoảng từ 15 – 30cm trong 15 – 20 phút để giúp máu lưu thông vào tim và phổi.
- Nằm nghiêng thay vì nằm ngửa khi ngủ: Điều này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch lớn nhất dẫn đến tim.
- Bổ sung nước: Mất nước sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Theo dõi cân nặng: Trong thời gian mang thai, bạn sẽ tăng từ 10 – 15kg. Nếu tăng cân quá nhiều, tình trạng sưng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
- Cải thiện sự lưu thông máu trong mắt cá chân bằng các bài tập xoay chân: Thử ngồi với một chân nhấc lên. Xoay mắt cá chân 10 lần sang phải, sau đó sang trái. Đổi chân và lặp lại 10 lần.
- Chườm đá mắt cá chân: Chườm đá vào mắt cá chân trong 15 – 20 phút mỗi 30 phút đến một giờ.
2. Đau chân khi mang thai do chuột rút
Không ít bà bầu bị đau chân khi mang thai do cơn chuột rút gây ra. Nguyên nhân có thể là do thiếu canxi và dư phốt pho. Chứng chuột rút thường xuất hiện vào ban đêm khi chân và bàn chân mệt mỏi do đã hoạt động suốt cả ngày dài.
Để tránh tình trạng đau chân khi mang thai do chuột rút, bạn nên ăn nhiều thực phẩm làm từ sữa hoặc nhờ bác sĩ kê toa về việc bổ sung canxi. Những phụ nữ bị chuột rút chân còn do thiếu kali. Chuối và mơ sấy khô đều rất giàu kali mà bạn nên thử.
Bên cạnh những thay đổi về chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể ngăn ngừa chứng chuột rút khi mang thai bằng cách tăng tuần hoàn máu như đi bộ từ 15 – 20 phút vào mỗi tối. Tránh đứng hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu vì điều này khiến chất lỏng bị tích tụ, làm cho chân bạn cảm thấy nặng nề.
Nếu nguyên nhân bà bầu bị đau bắp chân là do chuột rút gây ra, hãy cố gắng giảm đau bằng cách chườm nóng lên bắp chân. Cách tốt nhất để giảm bớt cơn đau là di chuyển nhẹ nhàng. Nếu là giữa ban đêm và bạn không thể ra khỏi giường, hãy thử nắm bàn chân bằng cả hai tay và nhẹ nhàng nhấn ngón tay cái vào lòng bàn chân.
3. Bà bầu bị đau chân và giãn tĩnh mạch
Tìm hiểu thêm: Ăn ổi có tác dụng gì? 8 lợi ích không ngờ đến từ loại trái cây dân dã
>>>>>Xem thêm: Được gì và mất gì nếu bạn muốn sinh con thứ ba?
Khoảng 20% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch khi mang thai, tình trạng này bao gồm những mạch máu xấu xí, màu xanh và sưng lên. Nguyên nhân đến từ việc cơ thể sản xuất thêm máu trong hệ tuần hoàn, từ đó làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch bị kéo giãn. Bạn có nhiều khả năng bị đau chân khi mang thai do giãn tĩnh mạch hơn nếu tăng cân nhiều, đứng lâu hoặc có thể do di truyền.
Khi bị giãn tĩnh mạch, thai phụ thường cảm thấy đau chân, nặng nề, mệt mỏi và áp lực. Các triệu chứng này thường giảm dần sau khi sinh nhưng chúng có xu hướng tồi tệ hơn mỗi lần mang thai.
Giống như các vấn đề về chân khác, việc tăng lưu thông máu có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và thậm chí ngăn ngừa được chứng giãn tĩnh mạch. Vì vậy, bạn nên đi bộ mỗi ngày hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội hoặc đi xe đạp. Nếu bạn không thể tập thể dục, cố gắng ngồi trên ghế vững chãi vài lần một ngày và đá chân qua lại, điều này cũng khuyến khích lưu thông máu tốt hơn. Sau khi sinh, bạn có thể chọn liệu pháp laser hoặc phẫu thuật để loại bỏ giãn tĩnh mạch.
4. Bàn chân bị phù nề do đau chân
Bên cạnh việc khó chịu do đau chân khi mang thai, bạn cũng sẽ nhận ra bàn chân mình trở nên lớn hơn, múp míp hơn và không thể đi vừa những đôi giày thông thường. Không có gì bất thường khi kích thước giày của phụ nữ mang thai tăng lên.
Ngoài việc cần giày lớn hơn, bàn chân của bạn cũng cần thêm sự hỗ trợ. Trọng tâm liên tục chuyển đổi khi bạn tăng cân nên bạn cần một đôi giày vừa vặn, có độ bám dính tốt và không nên đi giày cao gót.
Một số mẹo mua giày cho bà bầu bị đau chân
- Nên đi mua giày vào cuối ngày vì bàn chân có xu hướng sưng vào buổi tối.
- Kiểm tra kích thước của giày thật kỹ xem đã thật sự phù hợp với chân mình hay chưa trước khi rời khỏi cửa hàng.
- Chọn giày có mũi vuông hoặc tròn. Tránh những đôi giày có mũi nhọn.
- Mua giày ống thoải mái ở vùng bắp chân bởi vì bắp chân của bạn có thể sưng lên.