Đau mắt kiêng ăn gì? Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Đau mắt kiêng ăn gì? Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Đau mắt kiêng ăn gì? Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Đôi mắt là bộ phận quan trọng và dễ bị tổn thương. Thế nhưng, chúng ta thường chỉ tập trung vào việc ăn gì bổ mắt mà lại quên đi vấn đề bị đỏ mắt hoặc đau mắt kiêng ăn gì?

Bạn đang đọc: Đau mắt kiêng ăn gì? Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hơn nữa, với tình trạng ô nhiễm không khí, nắng nóng nhiều khói bụi độc hại như hiện nay thì bạn sẽ khó tránh được việc thường xuyên bị đau mắt. Vì vậy, nếu muốn bảo vệ đôi mắt toàn diện hơn, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu những thực phẩm có hại cho mắt mà bạn cần hạn chế ăn nhé!

Vì sao bạn bị đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là tình trạng các mạch máu trên bề mặt của đôi mắt bị phồng giãn. Điều này xảy ra khi có vật thể hoặc vật chất lạ xâm nhập vào mắt. Nguy hiểm hơn là khi nhiễm trùng đã hình thành sẽ càng khiến đôi mắt của bạn đỏ lên và đau nhức.

Một vài trường hợp khác cũng khiến bạn bị đau mắt như bạn bị dị ứng, viêm bờ mi (Blepharitis), viêm kết mạc (Conjunctivitis)…

Đau mắt kiêng ăn gì?

Thông thường, tình trạng đau mắt không kéo dài quá lâu và bạn có thể xử lý tại nhà bằng thuốc nhỏ mắt không kê toa hay nước muối sinh lý. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe đôi mắt hiệu quả hơn, bạn vẫn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và hạn chế những chất hoặc thực phẩm có hại sau đây.

Đau mắt kiêng ăn gì? Bạn nên hạn chế chất béo bão hòa

Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu nên đây được xem là loại chất béo không lành mạnh. Do đó, không chỉ khi đang đau mắt đỏ mà ngay cả chế độ ăn hàng ngày, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn (bao gồm xúc xích, thịt xông khói, giăm bông…), sữa và các chế phẩm từ sữa…

Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn thịt nạc, cá (giàu omega-3), rau, trái cây tươi và các món ít chất béo cho mỗi bữa ăn của mình để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.

Chú ý đến gia vị, nước chấm và các loại sốt

Một vài loại sốt như sốt mayonnaise, nước trộn salad, thạch (jelly) hay bất cứ loại sốt nào chứa nhiều chất béo thì đều không tốt cho tình trạng đau mắt đỏ.

Do đó, thay vì sử dụng những loại sốt hoặc nước chấm trên để ăn chung với sandwich, bánh mì kẹp thịt hay salad, bạn có thể làm nước sốt có hương vị tự nhiên từ rau xanh hoặc nước sốt nhiều vitamin C từ một quả chanh.

Sự thay đổi này sẽ giúp bạn có được bữa ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những gia vị có tính cay nóng như ớt, hành, tỏi… để làm giảm sự khó chịu vì đau mắt đỏ.

Đau mắt kiêng ăn gì? Bạn nên thay thế bơ thực vật

Đối với vấn đề đau mắt kiêng ăn gì, bạn cũng nên lưu ý đến bơ thực vật (còn gọi là margarine). Vì được chế biến từ dầu thực vật nên margarine được đánh giá là lành mạnh hơn bơ (butter) được sản xuất từ mỡ động vật.

Tuy nhiên, bơ thực vật vẫn chứa nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng cholesterol xấu trong máu. Vì vậy, bạn nên thay thế bơ thực vật và bơ từ mỡ động vật bằng dầu dừa hay dầu ô liu khi nấu ăn để tránh chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe và tình trạng đau mắt đỏ.

Các thực phẩm gây viêm khác

Tìm hiểu thêm: Những thói quen tốt cho sức khỏe mẹ mới mang thai nên nằm lòng

Đau mắt kiêng ăn gì? Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

>>>>>Xem thêm: Chóng mặt

Nhìn chung, khi lưu ý về chế độ dinh dưỡng cũng như hiểu rõ đau mắt kiêng ăn gì, bạn buộc phải tránh các thực phẩm có khả năng gây viêm để giúp mắt nhanh hồi phục. Có thể kể đến một vài chất hoặc thực phẩm gây viêm bạn cần tránh như:

  • Thực phẩm hoặc đồ uống chứa hàm lượng đường sucrose và đường HFCS cao.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Thông thường là các loại thịt chế biến sẵn.
  • Thực phẩm giàu Carbohydrate tinh chế. Chẳng hạn như bánh kẹo, bánh mì, một số loại ngũ cốc, nước ngọt…
  • Rượu bia và đồ uống chứa chất kích thích. Uống nhiều rượu bia có thể gây viêm hoặc khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu đang bị đau mắt đỏ thì bạn cũng nên đưa rượu bia vào “danh sách đen” và cần hạn chế dùng.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bị đau mắt đỏ là tình trạng tương đối phổ biến nên nhiều người thường có tâm lý chủ quan và coi nhẹ. Tuy nhiên, nếu rơi vào một trong những hợp sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

  • Đau mắt diễn ra nghiêm trọng.
  • Bạn cảm nhận được mình đang mất thị lực.
  • Bạn bị đau mắt sau khi chấn thương đầu.
  • Mắt của bạn gặp tai nạn liên quan đến hóa chất.
  • Đau mắt sau khi mới phẫu thuật mắt.
  • Bạn có tiền sử bị đau mắt.

Ngoài những trường hợp khẩn cấp và nghiêm trọng cần đến bệnh viện thì bạn cũng nên chăm sóc mắt tại nhà một cách cẩn thận. Đặc biệt là nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh kiêng ăn những thực phẩm có hại thì bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 có khả năng chống viêm như cá hồi, cá thu, hạt lanh, quả óc chó… để cải thiện tình trạng đau mắt đỏ hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *