Các loại rau củ là những thực phẩm lành mạnh giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và giúp cải thiện bệnh lý. Vậy người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn rau gì để nhanh chóng hồi phục?
Bạn đang đọc: Top 15 loại rau củ hỗ trợ chữa trị trào ngược dạ dày tốt nhất
Trào ngược dạ dày là chứng bệnh xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Điều này khá dễ hiểu khi cuộc sống hiện đại khiến đời sống tinh thần luôn bị áp lực, căng thẳng và những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống toàn là thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, muối có hại khiến cho tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày ngày càng tăng cao, thậm chí có dấu hiệu trẻ hóa.
Những yếu tố trên chính là nguyên nhân gây ra chứng trào ngược dạ dày. Đối với tình trạng trào ngược dạ dày nhẹ, bạn có thể cải thiện qua chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Dưới đây là các loại rau củ tốt cho dạ dày và có thể giúp cải thiện chứng trào ngược, bạn hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu nhé!
Nội Dung
1. Rau cải bẹ xanh
Rau cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ… Bổ sung thêm rau cải bẹ xanh vào chế độ ăn sẽ giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, điều trị khó tiêu, giảm cảm giác kích thích ở đường ruột và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra, rau cải bẹ xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, chữa viêm họng, chống lão hóa da, hỗ trợ cho người bệnh gout, tiểu đường, tim mạch. Đây là loại rau có vị cay đắng, bạn có thể sử dụng làm món canh, món xào trong bữa ăn.
2. Rau chân vịt
Khi tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, bạn sẽ không thể bỏ qua rau chân vịt. Rau chân vịt hay còn gọi là rau bó xôi, chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt, canxi… Đặc biệt đối với bệnh trào ngược, rau chân vịt còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa.
Rau chân vịt còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, điều hòa huyết áp, giảm stress oxy hóa và hỗ trợ phòng chống ung thư. Bạn có thể chế biến rau bó xôi bằng cách xào, làm salad hay sinh tố.
3. Lá mơ
Lá mơ với các thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin C, carotene, tinh dầu, protein giúp làm giảm triệu chứng sưng viêm tại niêm mạc dạ dày và những tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra. Đây được coi là cách giảm đau dạ dày tự nhiên, an toàn và hiệu quả.
Lá mơ là loại rau gia vị thường được ăn kèm với các thực phẩm nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu… Với khả năng thanh nhiệt, sát trùng, lá mơ còn giúp chữa cảm lạnh, bệnh khớp ở người già, ăn không tiêu, bí tiểu và làm lành vết thương.
4. Rau mùi tây
Mùi tây là thực phẩm luôn nằm trong danh sách các loại rau tốt cho dạ dày. Mùi tây chứa nhiều các vitamin A, B, C, khoáng chất như sắt, canxi, kali… có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau ở dạ dày và ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng… của trào ngược dạ dày. Rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh rối loạn dạ dày.
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rau mùi tây giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa thiếu máu và phòng ngừa ung thư. Rau mùi tây có thể được sử dụng để trang trí món ăn, làm tăng thêm hương vị, đặc biệt là các món cá.
5. Rau bắp cải
Trong rau bắp cải có chứa một nguồn chất xơ tốt và các vitamin, khoáng chất như vitamin C, K, B6, folate, thiamin, canxi, sắt, magie, kali… giúp làm lành vết loét, đặc biệt là trong các trường hợp loét dạ dày, ruột, giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày.
Bạn nên bổ sung rau bắp cải trong bữa ăn hàng ngày giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ giảm cân, tăng cường miễn dịch và tốt cho tim mạch. Bạn hãy lưu ý vitamin U – chất chống loét dạ dày tá tràng dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì thế bạn có thể chế biến thành bắp cải luộc hoặc nước ép rau bắp cải sẽ hiệu quả hơn.
6. Rau thì là
Thì là là một loại rau rất phổ biến nhưng ít người biết nó có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày. Do đó, loại rau này thường bị bỏ qua khi nhắc đến trào ngược dạ dày nên ăn rau gì.
Rau thì là giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm viêm, xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày, bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, loại rau này còn có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, giảm đau, sưng khớp.
Rau thì là có thể được chế biến thành các món canh, món xào, chả thịt.
7. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh, chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, thiamin, riboflavin… vitamin A, C, K, vitamin B6, folate… có lợi cho sức khỏe người bệnh trào ngược. Đặc biệt là sulforaphane có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) – thủ phạm chính gây loét, trào ngược dạ dày.
Súp lơ xanh còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm táo bón, phòng ngừa các bệnh mãn tính và bệnh ung thư. Súp lơ xanh có thể được chế biến thành các món canh, món xào, salad…
8. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi chứa ít calo và chất béo nhưng lại chứa một lượng lớn các vitamin A, C, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ giúp làm giảm các cơn đau dạ dày. Chất nhầy trong rau này giúp kích thích nhu động ruột, nhuận trường tốt, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trơn tru hơn, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Do đó mà loại rau này luôn nằm trong danh sách đáp án cho câu hỏi trào ngược dạ dày nên ăn rau gì.
Ngoài ra, rau mồng tơi còn có tác dụng giảm cholesterol tốt cho người bệnh mỡ máu, thanh nhiệt, giải độc, làm lành vết thương, trị bỏng. Rau mồng tơi có thể chế biến thành món canh, món xào…
9. Rau tía tô
Toàn cây tía tô có chứa tinh dầu gồm terillaldehyd, limonen, dihydrocumin và các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm có khả năng giúp làm lành vết loét, liền sẹo, hạn chế và khắc phục tình trạng tiết axit quá mức, từ đó giúp giảm cơn đau dạ dày thực quản. Nhiều người sử dụng lá tía tô để điều trị các bệnh đường hô hấp, thư giãn tinh thần và trị viêm khớp dạng thấp.
10. Rau xà lách
Rau xà lách có thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin, chất xơ, khoáng chất, protein giúp tăng co bóp, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón và tốt cho hệ tiêu hóa. Đây là thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày nên bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn uống.
Bên cạnh những lợi ích trên, rau xà lách còn giúp giải nhiệt, làm đẹp da, giảm cân, phòng ngừa ung thư. Đối với người bệnh dạ dày không nên ăn rau sống, bạn có thể chế biến bằng cách trộn dầu giấm hoặc làm món canh.
11. Rau cần tây
Tìm hiểu thêm: Vết nhện cắn có nguy hiểm không, xử lý thế nào?
Trong rau cần tây có chứa lượng chất xơ cao và vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, K, canxi, magie, photpho… giúp ngăn ngừa vết loét, bổ sung lượng nhầy lên lớp lót dạ dày, kiểm soát lượng axit dịch vị và cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày.
Rau cần tây có tác dụng tốt cho người rối loạn mỡ máu nhờ khả năng làm giảm cholesterol, giúp hỗ trợ giảm cân và phòng tránh ung thư. Các món ăn có thể chế biến từ rau cần tây như món xào thịt, món trộn, món canh hoặc nước ép hoa quả.
12. Nha đam
Nha đam cũng là một loại rau củ không thể thiếu khi tìm hiểu trào ngược dạ dày nên ăn rau gì. Trong nha đam có chứa vitamin, khoáng chất và có đến 200 hoạt tính sinh học giúp hạn chế tiết axit dịch vị, giảm đau hiệu quả và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Để hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày, bạn có thể kết hợp nha đam với nghệ vàng, mật ong hoặc làm nước ép nha đam. Nha đam được biết đến với công dụng làm đẹp da, kháng khuẩn, thanh nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
13. Củ cà rốt
Cà rốt là loại củ đặc biệt giàu beta-carotene, vitamin K, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa, đồng thời có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Cà rốt còn có khả năng phòng cao huyết áp, ung thư, tốt cho mắt và tim mạch.
Bạn có thể chế biến các món ngon từ cà rốt như canh hầm, món xào hay bạn có thể làm nước ép.
14. Củ khoai lang
>>>>>Xem thêm: 3 cách làm tào phớ tại nhà mềm mịn, thơm ngon và siêu đơn giản
Khoai lang’ width=’750″ height=’420″ srcset=’https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/khoai-lang-giup-giam-nep-nhan.webp 750w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/khoai-lang-giup-giam-nep-nhan-300×168.webp 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/khoai-lang-giup-giam-nep-nhan-107×60.webp 107w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2019/08/khoai-lang-giup-giam-nep-nhan-45×25.webp 45w’ sizes='(max-width: 750px) 100vw, 750px’ />Khoai lang có chứa nhiều loại vitamin B, C, beta-carotene, canxi giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày đồng thời làm giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ, buồn nôn, đau rát thượng vị… Khoai lang còn có chứa lượng chất xơ dồi dào có công dụng lớn giúp ngừa bệnh táo bón.
Bạn có thể luộc, hấp khoai lang hoặc chế biến thành món chè, canh nấu sườn.
15. Củ khoai tây
Trong khoai tây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang nhiều lợi ích cho cơ thể như các loại vitamin C, A, B, canxi, photpho, sắt, kali, chất xơ và protein có khả năng hấp thụ axit dư thừa trong dạ dày, tạo điều kiện làm lành vết loét và tổn thương dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, khoai tây còn có khả năng kháng khuẩn giúp ức chế phát triển vi khuẩn gây hại trong dạ dày.
Bổ sung các loại rau tốt cho dạ dày sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện các triệu chứng trào ngược. Ngoài biết được trào ngược dạ dày nên ăn rau gì, bạn cũng nên tập thể dục đều đặn, loại bỏ các thói quen xấu và sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ để nâng cao hiệu quả chữa trị.