11 cách khắc phục da mặt bị bong tróc tại nhà

11 cách khắc phục da mặt bị bong tróc tại nhà

11 cách khắc phục da mặt bị bong tróc tại nhà

Da mặt bị bong tróc có thể vì một số yếu tố từ bên trong cơ thể lẫn từ ngoại cảnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân, chúng ta sẽ có các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bong tróc da mặt hiệu quả.

Bạn đang đọc: 11 cách khắc phục da mặt bị bong tróc tại nhà

Cùng tìm hiểu da mặt bong tróc và cách điều trị qua bài viết dưới đây!

Da mặt bị bong trong là tình trạng như thế nào?

Da mặt bị bong tróc là tình trạng da xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Da mặt xuất hiện các mảng bong tróc, thậm chí là tróc vảy.
  • Xuất hiện các đường nứt nẻ, gây đau rát, thậm chí là chảy máu.
  • Da mặt bị khô rát và căng sau khi tắm hoặc bơi.
  • Làn da thô ráp, cảm giác căng da rít khi sờ vào và có cảm giác ngứa ngáy.
  • Da có thể bị mẩn đỏ trên da.

>>> Đọc thêm: Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì và cách xử lý tróc da tay

Nguyên nhân da mặt bị bong tróc 

Để có cách trị da khô bong tróc chiệu quả, bạn cần biết tại sao da mặt bị bong tróc. Một số nguyên nhân sau có thể gây da bị khô bong tróc như:

  • Do lão hóa da: Theo thời gian, da bị thiếu hụt collagen, các liên kết elastin bị yếu đi khiến da bị khô hơn và xảy xệ gây ra tình trạng như nám, nếp nhăn. Việc thiếu độ ẩm trên da cũng khiến tình trạng bị tróc da mặt trầm trọng hơn.
  • Do thời tiết: Trong thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm trong không khí cũng sẽ da mặt của bạn dễ bị khô và da mặt bị bong tróc và ngứa.
  • Một số bệnh lý khác: Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh thái đáo đường hay tuyến giáp, bạn có thể gặp tác dụng phụ khiến da bị sạm hơn, bị ngứa và bong tróc da mặt.
  • Do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (tia UV):  Các bức xạ mặt trời không những làm da bị sạm màu mà còn tăng nguy cơ các vấn đề lão hóa da như nám, tàn nhang, vết chân chim, đốm nâu cho da,…
  • Chế độ sinh hoạt không hợp lý: Việc tắm nước nóng hay ngâm mình dưới bồn tắm quá lâu cũng khiến da mất đi độ ẩm trên da và gây bong tróc da mặt. Ngoài ra với chế độ ăn uống, bạn cần uống đủ lượng nước để cơ thể không bị rơi vào tình trạng thiếu nước khiến da mặt bị nẻ bong tróc.

>>> Đọc thêm: Các bước chăm sóc da khô mà các nàng nên biết

11 biện pháp khắc phục khi bong tróc da mặt

Da bị khô bong tróc phải làm sao? Bạn hãy cùng tìm hiểu 11 bí quyết chăm sóc da bị bong tróc ở mặt dưới đây để ngăn ngừa những cơn ngứa ngáy khó chịu vì bong da mặt nhé.

1. Thoa kem dưỡng ẩm để trị da mặt bị bong tróc

Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao? Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa và lau khô mặt có thể giúp khóa ẩm, độ ẩm tự nhiên của da nhờ đó sẽ không mất đi vì tình trạng mất cân bằng độ pH. Phương pháp này hạn chế đáng kể tình trạng da mặt khô bong tróc vì khô. Tốt nhất bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm không có mùi hương thơm.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, các loại kem dưỡng ẩm có chứa một hoặc nhiều thành phần sau đây có thể giúp làm dịu da khô:

  • Bơ hạt mỡ (bơ shea)
  • Axit lactic
  • Axit hyaluronic
  • Dimethicone
  • Glycerin
  • Lanolin
  • Dầu khoáng.

Nếu da bị cháy nắng, bạn nên tránh sử dụng kem dưỡng ẩm và các sản phẩm có chứa dầu hoặc gốc dầu mỏ. Những thành phần này có thể giữ nhiệt dưới da.

Các sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu cũng có thể góp phần hình thành mụn trứng cá. Do đó, hãy chọn các sản phẩm chăm sóc da mặt không gây dị ứng và không chứa dầu.

2. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không mùi hương

Da mặt khô bong tróc nên dùng gì? Nếu đang gặp phải tình trạng da mặt bị bong tróc, bạn hãy thử chuyển sang dùng các loại xà phòng rửa mặt hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ hơn, không quá kiềm dầu và vẫn cân bằng độ pH cho da. Tránh sử dụng các sản phẩm rửa mặt có tính năng kháng khuẩn hoặc quá thơm hương liệu, vì những dòng này có thể làm da khô, căng hơn.

>>> Tham khảo thêm: Cách chọn sữa rửa mặt dành cho da khô

3. Dùng lô hội (nha đam) để chăm sóc da mặt bị bong tróc 

Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao? Gel lô hội hay còn gọi là nha đam được xem như một vị cứu tính khi da bị bỏng rộp do nắng. Khi bị cháy nắng, bạn hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian da lành thương tổn. Nếu cần ra ngoài, hãy mặc quần áo có chỉ số chống tia UV (UPF) cao.

Các bác sĩ cũng khuyên nên sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 – 45 trở lên. Nếu đã bị bỏng vì nắng, bạn có thể thoa gel lô hội trước, đợi gel thấm hẳn rồi sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài.

4. Tránh các sản phẩm làm khô da mặt

Khi da mặt bị bong tróc, bạn hãy sử dụng các sản phẩm không làm bong da dầu. Tránh sử dụng chất làm se hoặc các sản phẩm có chứa các thành phần như:

  • Cồn
  • Alpha hydroxy axid (AHA)
  • Benzoyl peroxide

Retinoid bôi da cũng có thể góp phần gây khô và bong tróc da mặt. Đây là một thành phần tổng hợp của vitamin A và chúng thường xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc da. Bạn nên cân nhắc dùng sản phẩm khác có retinoid ít mạnh hơn hoặc sử dụng retinoid ít thường xuyên hơn nếu da quá khô.

11 cách khắc phục da mặt bị bong tróc tại nhà

5. Làm khô mặt nhẹ nhàng để chăm sóc da sau khi bong tróc

Sau khi rửa mặt, hãy dùng khăn sạch và mềm thấm nhẹ cho khô, tuyệt đối không chà xát. Cách tiếp cận da nhẹ nhàng hơn này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng bong tróc hoặc đau nhức vùng mặt.

6. Rửa mặt nhanh bằng nước ấm

Hạn chế rửa mặt bằng nước ấm quá nhiều lần trong ngày hoặc chỉ rửa trong 5 – 10 phút có thể giúp da đỡ bị khô hơn. Ngoài ra, bạn hãy thử sử dụng nước ấm thay vì nước nóng, vì nước nóng có thể làm lớp dầu tự nhiên bảo vệ da nhanh chóng hao hụt. Nếu có thể, rửa mặt bằng nước mát sẽ giúp làm mát da và giảm đau do cháy nắng. 

7. Uống nhiều nước giúp chữa da mặt bị bong tróc

Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp giữ cho da ngậm nước, có sức sống và ngăn ngừa bong tróc da mặt. Những người bị cháy nắng càng cần uống nhiều nước để ngăn ngừa hiện tượng mất nước.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội

11 cách khắc phục da mặt bị bong tróc tại nhà

>>>>>Xem thêm: 9 loại thực phẩm con bạn nên tránh ăn

8. Cân nhắc sử dụng các loại kem cortisone

Da mặt khô bong tróc nên dùng gì? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bong tróc da mặt, kem bôi cortisone không kê đơn như hydrocortisone có thể giúp giảm viêm và làm lành da. Phương pháp này rất hữu ích khi bạn mắc các bệnh về da liễu như vảy nến hoặc viêm da dị ứng gây bong tróc.

Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị mới nào, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu.

9. Bôi kem chống nắng mỗi ngày

Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa những tổn thương da. Từ đó có thể làm chậm quá trình lão hóa da, hạn chế tình trạng bong tróc da mặt. Kem chống nắng còn có khả năng chống lại các triệu chứng bệnh da liễu khác như bệnh hồng ban.

Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng, chống nước với SPF 30 hoặc cao hơn. Bạn nên có nhiều loại kem chống nắng tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng.

>>> Đọc thêm: Kem chống nắng cho da khô: Chọn sao cho đúng?

10. Sử dụng máy tạo độ ẩm để chữa da mặt bị bong tróc

Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí, có thể giúp ngăn ngừa da bị khô. Những người thường xuyên làm việc, sinh sống trong môi trường lạnh hoặc dùng máy lạnh nên trang bị một máy tạo ẩm. Ngoài ra, bạn cần tránh ngồi trực tiếp trước nguồn nhiệt như lò sưởi hay bếp củi vì điều này có thể làm da khô bong tróc hơn. Cần lưu ý vấn đề vệ sinh máy tạo độ ẩm, vì khi không được làm sạch thường xuyên, máy sẽ dễ dàng trở thành nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

11. Điều trị nguyên nhân cơ bản

Tình trạng sức khỏe khác nhau có thể gây da bị khô bong tróc trên mặt. Do đó, mỗi người có những triệu chứng và phương pháp điều trị cụ thể riêng.

Nếu nguyên nhân gây ra bong tróc da mặt là nấm da, bạn có thể sử dụng thuốc chống nấm. Loại thuốc này thường là thuốc mỡ bôi ngoài da hoặc dạng viên uống. Nếu da bong tróc quá mức do suy giáp, bạn cần chú ý điều chỉnh liều lượng hormone tuyến giáp.

Tình trạng da mặt bị bong tróc và rát đôi khi là hậu quả của không khí quá khô hoặc da bị cháy nắng. Để phục hồi sức khỏe da, hãy giữ ẩm và chăm sóc da nhẹ nhàng. Trong vài trường hợp, da mặt bị khô bong tróc có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý về da. Hãy đến phòng khám da liễu nếu tình trạng này không đáp ứng với các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc gây nhiều khó chịu. Ngoài ra, hãy nhanh chóng đi khám nếu bạn gặp các tình trạng sau:

  • Da bị cháy nắng diện rộng hoặc phồng rộp nghiêm trọng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Bị sốt
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc mất tỉnh táo.

Phòng ngừa da mặt bị bong tróc như thế nào?

Mốt số cách ngăn ngừa da mặt bị bong tróc xuất hiện như:

  • Luôn thoa kem dưỡng để da được cân bằng độ ẩm. Ưu tiên loại dưỡng ẩm không mùi thơm.
  • Ưu sử dụng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có mùi hương để tránh kích ứng da và làm da khô hơn.

  • Để dưỡng bẩm, bạn có thể sử dụng một số dưỡng tự nhiên từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu,… để làm dịu, ngăn ngừa bong tróc da.

  • Luôn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.

  • Da mặt bị bong tróc nên dùng gì?

    Da mặt bị khô bong tróc phải làm sao?

    • Bạn có thể ngăn ngừa da có vảy, bong tróc da mặt bằng cách sử dụng các sản phẩm có chứa chất chống oxy hóa hoặc axit alpha hydroxy.
    • Bạn có thể muốn sử dụng kem: Kem dưỡng ẩm thường có bổ sung retinoids, chất chống oxy hóa, peptide và các thành phần khác.
    • Nếu bạn dễ bị mụn trứng cá: Hãy tránh dùng các sản phẩm có chứa dầu khoáng, bơ ca cao hoặc dầu dừa trên mặt.
    • Nếu da bạn rất nhờn: hãy thử sử dụng kem chống nắng thay vì kem dưỡng ẩm.
    • Nếu da mặt rất khô, bạn có thể muốn sử dụng kem dưỡng ẩm đặc hơn (Eucerin, Cetaphil, các loại khác) hoặc một loại dầu, chẳng hạn như dầu em bé.
    • Một số loại khác như cho da tay, cổ: Vaseline, Aquaphor, những loại khác.

    Khi nào da mặt bị bong tróc nên đi khám bác sĩ?

    Hầu hết tình trạng da mặt bị bong tróc có thể cải thiện ngay tại nhà, tuy vậy một số trường hợp bạn nên đi thăm khám bác sĩ như:

    • Tình trạng da khô bong tróc ngày càng trầm trọng dù bạn đã thử nhiều cách điều trị

      Mẩn đỏ trên da kèm theo những đợt ngứa ảnh hưởng đến giấc ngủ mỗi đêm của bạn

    • Da có tình trạng lở loét và có nguy cơ nhiễm trùng do cạy gãi mạnh
    • Da bắt đầu đóng vảy

    Da mặt bị bong tróc không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến bạn khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ viêm da. Với 11 cách xử lý vừa gợi ý, Kenshin.vn hy vọng bạn đã tìm được cách xử lý phù hợp để áp dụng ngay. Mong bạn nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *