Cholesteatoma là một loại bệnh tích đặc biệt, thường xuất hiện khi tai giữa bị viêm mãn tính. Chúng hình thành các khối và tăng dần kích thước theo thời gian, phá hủy xương tai và tăng nguy cơ gây mất thính lực vĩnh viễn.
Bạn đang đọc: Viêm tai cholesteatoma: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
Nội Dung
- 1 Cholesteatoma là gì?
- 2 Nguyên nhân hình thành khối cholesteatoma
- 3 Cholesteatoma ở trẻ em
- 4 Các triệu chứng của cholesteatoma
- 5 Các biến chứng tiềm ẩn của cholesteatoma
- 6 Tìm hiểu thêm: Cách chọn kem chống nắng tốt nhất cho làn da của bạn
- 7 Phương pháp chẩn đoán cholesteatoma
- 8 Cách điều trị cholesteatoma
- 9 Cách phòng tránh viêm tai cholesteatoma
Cholesteatoma là gì?
Cholesteatoma là một sự phát triển bất thường của da (không phải khối u ung thư), thường hình thành ở vị trí tai giữa, phía sau màng nhĩ. Cholesteatoma có thể là một khuyết tật bẩm sinh. Nhưng đa phần nó xuất hiện là do nhiễm trùng tai giữa tái phát nhiều lần.
Một cholesteatoma thường phát triển như một u nang, cuộn thành từng túi, làm bong các lớp da cũ. Khi các tế bào da chết này tích tụ, cholesteatoma sẽ tăng dần kích thước và phá hủy xương tai giữa. Điều này có thể ảnh hưởng đến thính giác, sự cân bằng và chức năng của cơ mặt.
Nguyên nhân hình thành khối cholesteatoma
Bên cạnh việc nhiễm trùng tai giữa mãn tính, ống eustachian (ống dẫn từ phía sau mũi đến giữa tai) hoạt động kém cũng là một nguyên nhân hình thành khối cholesteatoma. Ống eustachian cho phép không khí lưu thông qua tai và cân bằng áp suất tai. Nó có thể hoạt động yếu do các vấn đề sau:
- Nhiễm trùng tai mãn tính
- Viêm xoang
- Cảm lạnh
- Dị ứng
Nếu ống eustachian hoạt động không chính xác, trạng thái chân không cục bộ có thể xảy ra ở tai giữa của bạn. Điều này khiến một phần màng nhĩ bị kéo vào tai giữa, tạo ra một u nang, từ đó phát triển thành khối cholesteatoma. Theo thời gian, khối cholesteatoma lớn dần lên nhờ các tế bào da cũ, chất lỏng và các chất thải khác.
Cholesteatoma ở trẻ em
Các trường hợp trẻ sơ sinh có khối cholesteatoma là rất hiếm. Đây được coi là một khuyết tật bẩm sinh. Cholesteatoma bẩm sinh có thể hình thành ở tai giữa hoặc các khu vực khác của tai.
Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng tai nhiều lần trong đời, cholesteatoma có thể phát triển từ nhỏ.
Các triệu chứng của cholesteatoma
Các triệu chứng liên quan đến cholesteatoma thường khởi phát nhẹ. Chúng trở nên nghiêm trọng hơn khi u nang phát triển lớn hơn và bắt đầu gây ra các vấn đề khác.
Ban đầu, viêm tai cholesteatoma có thể làm tai chảy dịch có mùi hôi. Khi u nang phát triển, nó bắt đầu tạo áp lực trong tai bạn. Điều này có thể gây ra một số khó chịu. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức ở trong hoặc phía sau tai. Thậm chí, áp lực của khối cholesteatoma phát triển có thể gây nên tình trạng mất thính lực.
Vì vậy, nếu thấy bất kì biểu hiện khác thường nào, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu cholesteatoma tiếp tục phát triển không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến chóng mặt, tê liệt cơ mặt và mất thính lực vĩnh viễn.
Các biến chứng tiềm ẩn của cholesteatoma
Khi không được điều trị, cholesteatoma sẽ phát triển lớn hơn và gây ra các biến chứng từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng.
Các tế bào da chết tích tụ trong tai tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh. Điều này có nghĩa là khối cholesteatoma có thể bị nhiễm trùng, gây viêm và chảy dịch liên tục.
Theo thời gian, cholesteatoma cũng có thể phá hủy xương xung quanh. Nó có thể làm hỏng màng nhĩ, xương bên trong tai, xương gần não và dây thần kinh mặt. Mất thính lực vĩnh viễn có thể xảy ra nếu xương trong tai bị phá hủy.
U nang thậm chí có thể lan vào mặt nếu nó tiếp tục phát triển. Các biến chứng tiềm ẩn khác bao gồm:
- Nhiễm trùng tai mãn tính
- Sưng tai trong
- Tê liệt cơ mặt
- Viêm màng não
- Áp xe não, mủ trong não
Tìm hiểu thêm: Cách chọn kem chống nắng tốt nhất cho làn da của bạn
Phương pháp chẩn đoán cholesteatoma
Để xác định xem bạn có bị cholesteatoma hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong tai của bạn bằng cách sử dụng ống soi tai. Thiết bị này cho phép bác sĩ nhận biết các dấu hiệu của u nang phát triển. Cụ thể, họ sẽ soi và tìm kiếm các tế bào da có thể nhìn thấy được hoặc các khối lớn mạch máu trong tai bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được yêu cầu chụp CT nếu không có dấu hiệu rõ ràng của cholesteatoma. Thông thường, chụp CT sẽ được chỉ định khi bạn có các triệu chứng nhất định, chẳng hạn như chóng mặt và yếu cơ mặt. Chụp cắt lớp cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong tai và hộp sọ của bạn. Điều này giúp họ hình dung rõ hơn về u nang, hoặc loại trừ các bệnh lý khác có biểu hiện tương tự.
Cách điều trị cholesteatoma
Nói chung, cách duy nhất để điều trị cholesteatoma là phẫu thuật cắt bỏ nó. U nang phải được loại bỏ để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong trường hợp nó phát triển lớn hơn.
Một khi đã được chẩn đoán cholesteatoma, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai và hướng dẫn làm sạch tai. Đây là phương án điều trị u nang bị nhiễm trùng, giảm viêm và chảy dịch. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành phân tích đặc điểm phát triển của nang và lên kế hoạch phẫu thuật cắt bỏ.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu ăn vú sữa được không? Khám phá 10 lợi ích tuyệt vời
Theo Healthline, trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ tham gia phẫu thuật ngoại trú, tức là bạn không phải ở lại bệnh viện sau khi làm phẫu thuật. Việc ở lại bệnh viện chỉ cần thiết nếu u nang rất lớn hoặc bạn bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Đối với viêm tai cholesteatoma, bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn phẫu thuật. Giai đoạn đầu là loại bỏ u nang, giai đoạn tiếp theo là phẫu thuật tái tạo các tổn thương ở tai trong và đảm bảo khối cholesteatoma đã được loại bỏ hoàn toàn.
Sau khi loại bỏ cholesteatoma, bạn cần tái khám để đánh giá kết quả phẫu thuật và đảm bảo u nang không quay trở lại. Nếu khối cholesteatoma làm gãy xương trong tai của bạn, bạn sẽ cần một cuộc phẫu thuật thứ hai để điều chỉnh chúng.
Sau phẫu thuật, một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng chóng mặt tạm thời hoặc vị giác bất thường. Những tác dụng phụ này hầu như luôn tự biến mất trong vòng một vài ngày sau đó.
Cách phòng tránh viêm tai cholesteatoma
Bạn không thể phòng ngừa cholesteatoma bẩm sinh ở trẻ, nhưng nên lưu ý để nhanh chóng xác định và điều trị bệnh kịp thời cho bé.
Đối với trường hợp không phải khuyết tật bẩm sinh, bạn có thể ngăn ngừa cholesteatoma bằng cách điều trị nhiễm trùng tai một cách nhanh chóng và triệt để.
Bên cạnh đó, có một vài lưu ý bạn cần nắm để phòng bệnh hiệu quả hơn, bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý. Ăn nhiều trái cây, rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Luôn giữ tai khô thoáng, nhất là sau khi tắm, gội đầu hoặc bơi lội.
- Cẩn trọng khi lấy ráy tai. Vệ sinh dụng cụ lấy ráy tai sạch sẽ, đúng quy trình.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm cao.
- Chữa trị triệt để các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, các bệnh tai mũi họng khác.