Rối loạn kinh nguyệt là gì? Tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe phụ nữ không? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu các thông tin xoay quanh vấn đề này để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh, bình thường.
Bạn đang đọc: Rối loạn kinh nguyệt
Nội Dung
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Hầu hết thời gian hành kinh ở phụ nữ kéo dài từ 4–7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại sau mỗi 28 ngày nhưng khoảng thời gian này bình thường có thể dao động từ 21–35 ngày.
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Đây là một nhóm các vấn đề gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Cụ thể là:
- Đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt
- Kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh (mất kinh)
- Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hay kéo dài (rong kinh)
- Chảy máu hoặc xuất hiện những đốm máu ở giữa các kỳ kinh, sau khi mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục
Các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt có thể can thiệp đến cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ và có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Các triệu chứng khác có thể kèm theo của rối loạn kinh nguyệt
Các triệu chứng khác có thể kèm theo của rối loạn kinh nguyệt gồm:
- Đau bụng, đau quặn
- Đau đầu
- Rối loạn cảm xúc, thay đổi tâm trạng
- Cảm thấy đầy bụng hay đầy hơi
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đến quá thường xuyên (mỗi đợt hành kinh cách nhau dưới 21 ngày) hoặc không thường xuyên (cách nhau quá 3 tháng) hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì?
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố tác động, có thể kể đến như:
- U xơ tử cung hay polyp tử cung
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Rối loạn đông máu
- Ung thư tử cung hay cổ tử cung
- Bệnh lây qua đường tình dục (STI)
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Di truyền
- Uống thuốc tránh thai
- Lạc nội mạc tử cung
- Bệnh viêm vùng chậu
- Suy buồng trứng sớm (xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi)
- Các bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến yên…
Ngoài ra, lối sống và tình trạng căng thẳng (stress) cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc tăng hay giảm cân nhanh chóng, ăn kiêng, thay đổi thói quen tập thể dục, đi du lịch hay các yếu tố khác trong cuộc sống đều có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt
Để đưa ra chẩn đoán, trước hết bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và thăm khám sức khỏe, bao gồm khám phụ khoa và làm xét nghiệm Pap. Bạn sẽ phải thông báo cho bác sĩ biết về chu kỳ kinh nguyệt của mình, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt, lượng máu kinh chảy trong mỗi đợt hành kinh và các triệu chứng khác gặp phải.
Tìm hiểu thêm: Chứng rối loạn cương dương có liên quan đến bệnh tim mạch?
>>>>>Xem thêm: Ma hoàng
Bên cạnh đó, bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác như:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nội tiết tố (hormone)
- Siêu âm
- Siêu âm qua đường âm đạo có truyền nước muối (hysterosonography)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Nội soi buồng tử cung (hysteroscopy)
- Nội soi ổ bụng
- Sinh thiết nội mạc tử cung
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?
Việc lựa chọn cách chữa trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này, ý định mang thai và các yếu tố khác.
Rối loạn kinh nguyệt nên làm gì? Bạn có thể điều chỉnh lại chu kỳ kinh bằng cách thay đổi lối sống cho đến những phương pháp y khoa khác như phẫu thuật.
Làm sao để giảm nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt?
Sau đây là một vài lời khuyên giúp giảm bớt khả năng bị hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mà bạn nên áp dụng thử:
- Cố gắng duy trì lối sống lành bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, vừa phải cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ
- Thực hiện các biện pháp giúp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Thay băng vệ sinh sau khoảng 4–6 giờ để tránh nhiễm trùng và hội chứng sốc độc tố
- Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ