Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Lựu là loại quả rất giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, vị chua ngọt của trái lựu lại khiến không ít người thắc mắc: “Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?”.

Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Để biết được tiểu đường thai kỳ có ăn được quả lựu không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.

Lợi ích của lựu đối với sức khỏe mẹ bầu

Trước khi biết được câu trả lời của vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không, cùng tìm hiểu về việc tại sao các bà bầu lại mê ăn lựu và những lợi ích sức khỏe của loại trái cây này đối với phụ nữ mang thai. 

Trong dân gian có không ít lời đồn cho rằng bầu ăn lựu sinh ra con có má lúm đồng tiền. Tuy nhiên trong thực tế lời đồn này chưa có bằng chứng khoa học nào xác định cả. Theo khoa học hiện đại, quả lựu giàu chất dinh dưỡng, điều này khiến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho thai phụ. Đối với bà bầu, quả lựu nổi tiếng với những công dụng và lợi ích sau:

  • Ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai như sinh non, tiền sản giật… nhờ chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin K, folate tuyệt vời.
  • Giúp ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch, có lợi cho mẹ bầu, đặc biệt là những người có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc huyết áp cao.
  • Ngăn chặn hoặc làm giảm quá trình oxy hóa trong cơ thể mẹ bầu, bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và giảm viêm nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp 3 lần rượu vang và trà xanh.
  • Tăng cường sức đề kháng nhờ chứa nhiều vitamin C.
  • Phòng ngừa và cải thiện trình trạng táo bón khi mang thai vì chứa nhiều chất xơ.
  • Hỗ trợ quản lý và điều chỉnh nội tiết tố nhờ chứa kali đóng vai trò quan trọng như một chất khoáng và chất điện giải.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Giảm viêm và loét trong viêm đại tràng
  • Bạn có thể xem thêm

    Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường là gì? Ăn bao nhiêu 1 ngày là đủ?

    Lợi ích của lựu đối với sức khỏe thai nhi

    Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

    Không ít phụ nữ mang thai quan tâm đến chủ đề tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không còn vì lựu mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi, bao gồm:

    • Giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi (như dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống) nhờ chứa nhiều folate.
    • Có tác dụng bảo vệ thần kinh cho thai nhi, làm giảm tổn thương não thai nhi trong trường hợp cơ thể thai phụ bị viêm bằng cách ức chế phản ứng viêm của mẹ.
    • Được cho là có tiềm năng hạn chế tổn thương ngoại sinh đối với nhau thai người nhờ khả năng ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy gây ra stress oxy hóa.
    • Giúp xương của thai nhi phát triển tốt nhờ chứa nhiều vitamin K.

    Bạn có thể xem thêm

    Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Cách uống an toàn là gì?

    Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?

    Như vậy là bạn đã biết được những lợi ích của lựu đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?

    Đối với vấn đề tiểu đường thai kỳ có được ăn lựu không, câu trả lời của các chuyên gia là “Có”. Nguyên nhân là vì:

  • Nghiên cứu ở chuột mang thai và chuột trong bào thai cho thấy, hợp chất polyphenol ellagic trong lựu giúp cải thiện cân nặng và mức độ glucose trong máu. Polyphenol ellagic có trong lựu còn giúp khắc phục tình trạng kháng insulin ở chuột mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Do đó, các nhà nghiên cứu tin vào lợi ích của polyphenol ellagic trong lựu đối với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Lựu chứa nhiều chất xơ góp phần làm cho mẹ bầu no lâu, từ đó hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Nhiều tài liệu cho thấy lựu có chỉ số đường huyết (GI) là 53, một số cho rằng GI của lựu là 35. Các chuyên gia nhận định rằng thực phẩm có chỉ số đường huyết dưới 55 là phù hợp đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Do đó, lời đáp cho băn khoăn tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không là “Có”.
  • Các chuyên gia cũng cho biết, polyphenol ellagic trong lựu khi được dùng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống có thể giúp bảo vệ chống lại rối loạn chuyển hóa glucose và rối loạn chuyển hóa glucose mãn tính.
  • Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Lựu làm giảm cholesterol xấu, giúp phòng ngừa biến chứng về tim mạch và tiểu đường cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Bạn có thể xem thêm

    Gợi ý 9 đồ ăn vặt lành mạnh, bổ dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường

    Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Cần lưu ý gì?

    Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

    Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

    >>>>>Xem thêm: Những triệu chứng nhận biết xơ khớp và phương pháp điều trị hiệu quả

    Chắc hẳn là bạn không còn băn khoăn về việc tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không. Lựu là loại trái cây khá an toàn để mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thưởng thức. Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý mà thai phụ cần nhớ:

  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn lựu thay vì uống nước ép lựu, vì nước ép lựu loại bỏ chất xơ – một chất dinh dưỡng quan trọng giúp làm chậm tốc độ tăng lượng đường trong máu.
  • Cân đối lượng đường và carbohydrate nạp vào cơ thể giữa lựu và các món ăn khác trong thực đơn hàng ngày.
  • Thai phụ có thể ăn lựu trong bất kỳ tam cá nguyệt nào của thai kỳ, nhưng tốt nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên – thời điểm mà dưỡng chất folate đặc biệt quan trọng đối với thai nhi.
  • Quả lựu có thể tương tác với một số loại thuốc. Do đó, nếu mẹ bầu đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc statin, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
  • Bạn có thể xem thêm:

    Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì để tránh tổn hại sức khỏe

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không, từ đó có kế hoạch ăn uống lành mạnh trong quá trình mang thai.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *