Khi mang thai, nhiều mẹ bầu thích nằm võng để nghỉ ngơi, ngủ trưa, hay thậm chí là ngủ qua đêm. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề có bầu nằm võng được không? Nguyên nhân là vì một số ý kiến cho rằng việc nằm võng có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi.
Bạn đang đọc: Có bầu nằm võng được không? Cách nằm võng an toàn cho mẹ bầu
Vậy, bà bầu nằm võng được không? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.
Nội Dung
Vì sao nằm võng giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn?
Trước khi biết được bầu có được nằm võng không, cùng tìm hiểu vì sao thói quen nằm võng lại có thể giúp một số chị em bầu bí ngủ ngon hơn.
Theo nghiên cứu của chuyên gia đến từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ), chuyển động đung đưa của võng có thể khuyến khích giấc ngủ sâu hơn. Khi phân tích điện não đồ và đa ký giấc ngủ của những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy việc nằm võng giúp con người dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Không những thế, thói quen nằm võng còn giúp khắc phục các rối loạn thăng bằng và vận động, đồng thời cải thiện khả năng tập trung, giải phóng căng thẳng, nâng cao khả năng tiếp thu và giải phóng năng lượng dư thừa.
Với những lợi ích trên, liệu bà bầu nằm võng được không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Đọc thêm
Mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ nguy hại ra sao? Cách đổi tư thế ngủ an toàn
Giải đáp: Có bầu nằm võng được không?
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến những biến đổi về thể chất lẫn tâm lý có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ. Lúc này, nhiều thai phụ tìm đến những chiếc võng để ngả lưng nghỉ ngơi và cảm thấy thoải mái, dễ ngủ hơn.
Mặc dù việc nằm võng có thể mang đến một giấc ngủ nhanh chóng và sâu hơn so với nằm trên giường, nhưng đối với vấn đề bầu có nằm võng được không, thì hầu hết các chuyên gia y tế không khuyến khích mẹ bầu nằm võng khi mang thai.
Theo các chuyên gia, khi mới mang thai, kích thước bụng bầu của các chị em vẫn chưa lớn, nên việc nằm võng có thể giúp các mẹ bầu cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, lúc này, vì thai nhi kỳ đang ở giai đoạn nhạy cảm, nên bà bầu 3 tháng đầu được khuyến cáo không được nằm võng để phòng ngừa nguy cơ té ngã gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Không những thế, mẹ bầu nằm võng còn khiến cơ thể bị bó hẹp, phần ngực bị chèn ép, kết hợp với tư thế đầu nằm trên cao, chân cao có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Ngoài ra, đầu nằm quá cao còn có thể gây khó khăn trong việc lưu chuyển máu lên não, dẫn đến thiếu oxy, thiếu máu lên não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.
Do đó, câu trả lời cho vấn đề “Có bầu nằm võng được không?” là “Không nên” mẹ nhé!
Đọc thêm
Mất ngủ khi mang thai nên làm gì? 12 mẹo đưa bạn vào giấc ngủ dễ hơn!
Tại sao có bầu không được nằm võng?
Để hiểu rõ hơn vì sao bà bầu không được nằm võng, cùng đi sâu vào 4 nguyên nhân sau đây:
1. Mẹ bầu nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép
Theo các chuyên gia sản khoa, do vì tư thế khi nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép, nên câu trả lời cho thắc mắc mẹ bầu nằm võng được không là không.
Khi mang thai, bà bầu cần những tư thế ngủ thoải mái cho cả mẹ lẫn bé để đảm bảo sức khỏe của cả hai. Thế nhưng, khi nằm võng, cơ thể của mẹ sẽ bị gò bó, khó thay đổi tư thế hay trở mình. Nếu nằm lâu trong một tư thế còn có thể khiến các mẹ cảm thấy không thoải mái, nhức mỏi tay chân.
Thậm chí, nếu nằm võng trong tư thế gập người và nằm nghiêng, thai nhi sẽ bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn chưa ổn định, nếu phải tiếp nhận những áp lực từ bên ngoài khi mẹ nằm võng thì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2. Nằm võng làm tăng nguy cơ bị ngã khi mang thai
Tìm hiểu thêm: Giúp bạn bỏ túi 8 cách thu nhỏ lỗ chân lông
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bà bầu có được nằm võng không, thì hãy lưu ý đến nguy cơ té ngã khi nằm võng trong thai kỳ. Nguy cơ này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
Đọc thêm
Nằm sấp khi mang thai có sao không? Tư thế ngủ nào có lợi cho mẹ bầu?
3. Có bầu nằm võng được không? Nằm võng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Khi nằm võng, cơ thể bạn sẽ bị bó hẹp, đầu và chân ở trên cao trong khi phần thân ở dưới thấp, gây sức ép lên ngực và bụng. Điều này làm cản trở hoạt động của hệ hô hấp, có thể gây khó thở cho mẹ bầu.
Không những thế, vì tư thế này còn hạn chế máu và oxy lưu thông lên não, nên có thể gây thiếu máu não, thiếu oxy lên não, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé.
4. Bà bầu nằm võng nhiều có thể ảnh hưởng đến cột sống
Lý do cuối cùng lý giải tại sao bà bầu không nên nằm võng là vì nằm võng nhiều có thể tác động tiêu cực đến cột sống.
Khi mang thai, cột sống của phụ nữ bị ảnh hưởng do thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Nếu không được cung cấp đủ canxi, kèm theo một chế độ sinh hoạt kém khoa học và thói quen thường xuyên nằm võng, thì mẹ bầu có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề liên quan đến xương sống, chẳng hạn như đau dây thần kinh cột sống, gai cột sống, đau lưng, thoát vị đĩa đệm…
Đọc thêm
Mẹ bầu thức khuya, ngủ ít có sao không? Làm sao để cải thiện giấc ngủ?
Hướng dẫn cách nằm võng đúng cho mẹ bầu
>>>>>Xem thêm: Tác dụng của dưa hấu: 9 giá trị dinh dưỡng cùng công thức giải nhiệt
Đến đây, hẳn là bạn đã rõ tại sao có bầu không được nằm võng. Mặc dù các chuyên gia không khuyến khích việc nằm võng trong thai kỳ, nhưng trong một số trường hợp, mẹ bầu có nhu cầu nằm võng nghỉ ngơi thì hãy tham khảo hướng dẫn nằm võng đúng cách cho bà bầu sau đây:
- Chỉ nằm võng trong thời gian ngắn: Mẹ bầu chỉ nên nằm võng trong khoảng 20-30 phút, phù hợp khi chợp mắt nghỉ ngơi trong chốc lát hoặc ngủ trưa. Không được nằm võng quá lâu.
- Điều chỉnh độ cong của võng cho phù hợp: Nếu nằm võng trũng sâu có thể gây áp lực cho ngực và bụng, hạn chế hoạt động của hệ hô hấp, tăng nguy cơ chóng mặt. Do đó, mẹ bầu nên điều chỉnh độ cong và độ cao của võng sao cho võng “thoải” hơn và không quá cao.
- Cẩn thận khi nằm xuống hoặc đứng dậy khỏi võng: Hãy đảm bảo rằng mẹ bầu đã kéo võng đủ để ngồi lên và hai chân chạm đất trước khi bước ra khỏi võng để phòng ngừa nguy cơ té ngã.
- Lựa chọn loại võng chắc chắn: Bà bầu nên sử dụng võng có dây buộc chắc chắn, không bị mục hay gỉ sét để tránh những hậu quả đáng tiếc.
- Sử dụng gối hoặc chăn để hỗ trợ lưng: Mẹ bầu có thể đặt gối hoặc chăn cuộn để đỡ phần cổ, dưới lưng và dưới đầu gối.
Đọc thêm
Cách giúp bà bầu ngủ ngon nhờ điều chỉnh những thói quen hàng ngày!
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được câu trả lời cho vấn đề có bầu nằm võng được không và những cách nằm võng đúng và an toàn khi mang thai.