Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? 6 nguyên nhân phổ biến

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? 6 nguyên nhân phổ biến

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? 6 nguyên nhân phổ biến

Khi mang thai, phụ nữ thường gặp các triệu chứng thai kỳ phổ biến như mệt mỏi, ốm nghén, thèm ăn, táo bón… Thế nhưng, có một số trường hợp mang thai nhưng không có dấu hiệu gì, khiến các mẹ bầu hoang mang, lo lắng. Vậy, tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Đây có phải là điều đáng lo ngại?

Bạn đang đọc: Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? 6 nguyên nhân phổ biến

Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng mang thai không có dấu hiệu gì và thắc mắc tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai, hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Đây có thể là điều bình thường

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu trải qua rất nhiều thay đổi với những dấu hiệu đặc trưng như buồn nôn, ốm nghén, đi tiểu thường xuyên… Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột khi mang thai.

Thế nhưng, đôi khi, ta vẫn bắt gặp những câu hỏi như thế này trên các diễn đàn mẹ và bé: “Có mẹ nào có thai mà không có dấu hiệu gì không?”. Những băn khoăn này phản ánh thực trạng nhiều mẹ bầu có thai nhưng không có dấu hiệu gì.

Vậy, liệu mang thai mà không có dấu hiệu gì có phải là điều bất thường? Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? 

Thực chất, vì cơ địa của mỗi người là khác nhau nên không phải thai phụ nào cũng có tất cả những dấu hiệu mang thai điển hình. 

Thậm chí, có những phụ nữ mang thai nhưng không hề cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào của thai kỳ, nhưng cả mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh và phát triển tốt – thường xảy ra ở các trường hợp sau:

1. Mẹ bầu vừa mới thụ thai

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? 6 nguyên nhân phổ biến

Nếu như quá trình thụ thai vừa mới diễn ra, thì đây chính là nguyên nhân tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai.

Khi mới chậm kinh được khoảng 1-2 tuần, mặc dù dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch, nhưng các dấu hiệu mang thai có thể vẫn chưa xuất hiện, khiến nữ giới không nhận biết được bản thân đang có em bé. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân là vì trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, sự phát triển của bào thai chỉ mới bắt đầu. Cũng vì vậy mà các triệu chứng đặc trưng khi mang thai thường chưa xuất hiện. Hãy kiên nhẫn chờ đợi một thời gian, đến khi thai lớn tuổi hơn thì các dấu hiệu mang thai có thể xuất hiện.

Đọc thêm

Mách bạn 8 dấu hiệu trứng bám vào tử cung (thai làm tổ) dễ nhận thấy

2. Dấu hiệu mang thai mờ nhạt, khó nhận biết

Mặc dù các dấu hiệu mang thai thường xuất hiện sau một vài tuần đầu của thai kỳ, nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu không cảm nhận được các triệu chứng mang thai. Điều này khiến không ít người đặt ra câu hỏi: Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai?

Nguyên nhân là vì các triệu chứng này khá mờ nhạt, khó có thể nhận biết một cách rõ ràng. Điển hình nhất là triệu chứng mệt mỏi. Khi mang thai, tình trạng mệt mỏi gia tăng là một dấu hiệu đặc trưng nhưng thường bị rất nhiều mẹ bầu bỏ qua. 

Cũng vì vậy mà không ít chị em bán tín bán nghi, không rõ là bản thân có thật sự đang mang bầu hay không. Chỉ cho đến khi siêu âm thấy em bé đang dần hình thành trong bụng thì các mẹ mới thật sự tin tưởng.

Ngoài ra, cũng có trường hợp, khi tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu, các dấu hiệu mang thai đã từng xuất hiện có thể biến mất, chẳng hạn như triệu chứng ốm nghén. Đừng quá lo lắng vì đây là điều bình thường, cho thấy sức khỏe mẹ bầu ổn định, thai nhi phát triển bình thường.

Đọc thêm

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều – Làm sao để nhận biết?

3. Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Các dấu hiệu mang thai đến muộn

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có nên kiêng caffeine không?

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? 6 nguyên nhân phổ biến

Tình trạng không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai cũng có thể xảy ra ở những mẹ bầu đã mang thai được nhiều tuần. Điều này khiến không ít chị em hoang mang, lo lắng.

Thực tế, có thể do một số tác nhân đã khiến các dấu hiệu mang thai xuất hiện muộn hơn bình thường. Trong đó, khói thuốc lá chính là tác nhân điển hình lý giải tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai.

Các chuyên gia về sức khỏe đều nhận định, một số chất trong khói thuốc lá rất độc hại, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Việc phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động có thể khiến các triệu chứng thai kỳ đến muộn hoặc có thể xảy ra nhưng lại quá mờ nhạt, không đặc trưng.

Đọc thêm

Mang thai không nghén có sao không? Bật mí thông tin giúp mẹ yên tâm!

4. Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Thai phụ có sức khỏe tốt

Trong khi nhiều bà bầu chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các triệu chứng thai kỳ, không ít thai phụ không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu mang thai nào trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên.

Thực tế, cơ địa và sức khỏe của phụ nữ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các triệu chứng thai kỳ. Điều này cũng lý giải vì sao những dấu hiệu mang thai lại khác nhau ở mỗi mẹ bầu.

Nếu mẹ bầu có sức khỏe tốt, các triệu chứng như ốm nghén, táo bón… có thể không xuất hiện trong suốt 3 tháng đầu mang thai. Bên cạnh đó, nếu có cơ địa khỏe mạnh, thai phụ gần như không cảm thấy mệt mỏi trong thai kỳ.

Nếu bạn nằm trong trường hợp này thì xin chúc mừng bạn! Bạn có thể sẽ trải nghiệm 9 tháng 10 ngày mang thai trong vui vẻ và thoải mái. Chỉ cần đảm bảo “ăn ngon – ngủ kỹ”, giữ cho tinh thần luôn phấn chấn thì bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Lưu ý

Dù không bị ốm nghén, mệt mỏi trong thai kỳ, mẹ bầu vẫn cần khám thai đều đặn và chăm sóc sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đến khi bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng thai kỳ mới có thể xuất hiện bên cạnh việc mẹ bầu cảm nhận rõ sự lớn dần của thai nhi.

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? Có thể cảnh báo bệnh lý

Như vậy, trong phần lớn các trường hợp, lý do tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai có thể là bình thường. Thế nhưng, đôi khi, phụ nữ mang thai nhưng không có dấu hiệu gì cũng có thể báo hiệu những bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe bất thường của mẹ bầu.

1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai? 6 nguyên nhân phổ biến

>>>>>Xem thêm: Số lần quan hệ trong 1 tuần tiết lộ gì về tình cảm cặp đôi?

Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn lý giải tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai mà các bác sĩ thường xem xét đến là hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này khiến mẹ bầu không thể cảm nhận rõ ràng các triệu chứng thai kỳ.

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, mẹ bầu bị PCOS cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ.

Đọc thêm

Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang khi muốn mang thai

2. Mang thai không có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai

Mặc dù các triệu chứng mang thai như ốm nghén, đi tiểu thường xuyên… khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, nhưng nếu mang thai mà không có dấu hiệu gì thì lại làm bà bầu lo lắng. Nguyên nhân là vì thai phụ không cảm nhận được sự liên kết với thai nhi.

Do đó, khi có em bé, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, theo dõi kỹ các dấu hiệu mang thai. Nếu nhận thấy các triệu chứng thai kỳ đột ngột biến mất, hãy cẩn thận. Đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo nguy cơ sảy thai.

Nếu các dấu hiệu mang thai đã từng xuất hiện rồi đột nhiên biến mất hoặc phụ nữ mang thai nhưng không có dấu hiệu gì, bỗng nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. 

Tuy nhiên, cũng có trường hợp sảy thai không kèm bất kỳ dấu hiệu nào. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nếu thấy những dấu hiệu bất thường khi mang thai, hãy đi khám ngay nhé!

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được tại sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai, từ đó có kế hoạch chăm sóc thai phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *