Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu (trái rạ) đã giảm đáng kể kể từ khi vaccine thủy đậu ra đời, nhưng vẫn có nhiều trẻ mác phải căn bệnh này hàng năm.
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Những điều cần lưu ý!
Phần lớn nguyên nhân là do chúng chưa đến tuổi chích ngừa, hoặc đã tới ngày đi tiêm mà vaccine chưa có. May mắn thay, có rất nhiều cách bạn có thể làm ở nhà để chăm sóc trẻ bị thủy đậu nhằm giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu mà căn bệnh này gây ra.
Nội Dung
Thủy đậu là gì?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra. Thủy đậu có thể lây lan qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị thủy đậu
- Hắt hơi và ho
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh zona
Giống như thủy đậu, bệnh zona là do virus varicella zoster gây ra. Nếu trước đây bạn bị thủy đậu, virus này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong cơ thể bạn sau khi khỏi bệnh. Nhiều năm sau khi gặp được điều kiện thuận lợi, nó sẽ được kích hoạt trở lại và gây ra bệnh zona.
Triệu chứng thủy đậu
Trẻ bị nhiễm virus thủy đậu thường không có triệu chứng cho đến 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với virus.
Trẻ bị thủy đậu thường bắt đầu bằng cảm giác mệt mỏi nói chung cũng như sốt, ho, nhức đầu, mất cảm giác ngon miệng. Trong 3-5 ngày tiếp theo, các nốt ban bắt đầu bùng phát.
Lúc đầu, tình trạng phát ban này xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ, phát triển thành những mụn nước nhỏ trên ngực, lưng, bụng, mặt. Sau đó, chúng lan sang phần còn lại của cơ thể, thậm chí còn nổi trên miệng, tai, mắt và bộ phận sinh dục. Các mụn nước vô cùng ngứa ngáy. Tình trạng ngứa chỉ hết khi mụn đóng vảy và khô lại, sau vài tuần thì bong ra.
Tuy thế nhưng phát ban không để lại bất kỳ vết sẹo nào trừ khi mụn nước hoặc vảy bị trầy xước hoặc vết loét bị nhiễm trùng. Ngoài ra, các triệu chứng thủy đậu ở trẻ em có xu hướng nhẹ hơn nhiều so với người lớn.
Biến chứng thủy đậu và rủi ro
Đối với những trẻ vốn có thể trạng khỏe mạnh, khi bị thủy đậu thì hầu như không có biến chứng nào khác ngoài phát ban ngứa. Hiếm khi vết loét thủy đậu bị nhiễm vi khuẩn (các vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác như viêm phổi và viêm não).
Ngược lại, những trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ cao nếu tiếp xúc với thủy đậu. Virus có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng. Đối tượng trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh này bao gồm:
- Trẻ sơ sinh
- Trẻ em có hệ thống miễn dịch thấp
- Trẻ bị ung thư
- Trẻ em đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid liều cao
Tìm hiểu thêm: Bạn cần bổ sung lượng calo cần thiết trong 1 ngày như thế nào?
Những nhóm trẻ này cần tránh xa những người bị thủy đậu hoặc các đối tượng có thể đã nhiễm thủy đậu nhưng chưa xuất hiện triệu chứng.
Có cần đưa bé đi khám bác sĩ khi nghi bé bị thủy đậu không?
Bạn nên đưa con đến bác sĩ đa khoa nếu nghi ngờ trẻ bị thủy đậu.
Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn thuộc một trong những nhóm có nguy cơ cao ở trên và đã tiếp xúc với người có thể bị thủy đậu.
Phụ nữ mang thai cũng cần tầm soát thủy đậu kẻo bệnh gây biến chứng cho thai nhi và trẻ sơ sinh.
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Trẻ em bị thủy đậu thường chỉ cần điều trị để giảm các triệu chứng như ngứa và sốt. Đây là lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu:
- Giữ con ở nhà. Vì thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, nên hãy giữ con bạn ở nhà hoặc hạn chế để bé tiếp xúc với người khác cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy và không có mụn nước mới phát triển. Thường mất khoảng một tuần để các mụn nước khô lại thành vảy.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm nước mát cho bé mỗi ngày. Có thể hòa bột yến mạch với nước rồi tắm cho bé để giảm ngứa phát ban. Nhiều người cho rằng khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Việc làm này rất sai lầm. Có nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ nên khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu migraine
- Sau khi tắm, bôi thuốc mỡ tại chỗ, chẳng hạn như kem dưỡng da calamine, dầu thạch hoặc một loại kem chống ngứa, không mùi có chứa pramoxine, tinh dầu bạc hà và long não. Tránh dùng kháng sinh tại chỗ không kê đơn vì chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
- Giảm sốt. Sử dụng thuốc nonaspirin như acetaminophen hoặc ibuprofen. Lưu ý không cho bé uống aspirin để hạ sốt. Việc sử dụng aspirin ở trẻ em bị thủy đậu có liên quan đến hội chứng Reye – một căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan và não, có thể gây tử vong.
- Giảm ngứa. Ngâm miếng gạc trong bicarbonate soda và nước, sau đó đắp lên vết loét. Các loại kem như kem dưỡng da calamine cũng giúp ích trong trường hợp này. Nếu con bạn ngứa đến mức không thể chịu được, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine.
- Cắt ngắn móng tay/chân cho bé. Việc làm này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da do trầy xước mụn nước. Đối với trẻ nhỏ, nên đeo bao tay cho bé.
Với hầu hết trẻ em khỏe mạnh, bệnh thủy đậu sẽ tự khỏi mà không cần điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, hãy gặp bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu trong các trường hợp sau:
- Trẻ sơ sinh bị thủy đậu
- Con bạn có hệ thống miễn dịch yếu
- Bất kỳ mụn nước nào bị nhiễm trùng
Phòng chống thủy đậu
Cách tốt nhất để tránh bệnh thủy đậu là đưa con đi tiêm chủng đúng lịch.
- Trẻ từ 12 tháng – 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tháng. Riêng với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, lịch tiêm được khuyến cáo là: mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ được 4–6 tuổi.
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1,5 tháng. Riêng với phụ nữ có kế hoạch sinh con, nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.
Tiêm phòng thủy đậu có hiệu quả khoảng 98%. Điều này có nghĩa là, vẫn có trường hợp trẻ mắc bệnh thủy đậu dù đã được tiêm chủng. Song bệnh có xu hướng chóng lành hơn và mụn nước trên da không quá nghiêm trọng.
Những người bị bệnh zona nên che chắn các nốt ban để giảm nguy cơ truyền virus cho bất kỳ trẻ em nào.