Tìm hiểu về hiện tượng răng sơ sinh khi bé chào đời

Tìm hiểu về hiện tượng răng sơ sinh khi bé chào đời

Tìm hiểu về hiện tượng răng sơ sinh khi bé chào đời

Không ít người bất ngờ khi thấy trẻ vừa chào đời đã có răng sơ sinh. Một số người còn cho rằng miệng bé ngậm ngọc, sau này bé sẽ sung sướng. Tuy nhiên, có một số rắc rối khi trẻ có răng sơ sinh, bạn cần chú ý theo dõi và chăm sóc chiếc răng này để kịp thời xử lý nếu răng bị gãy.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về hiện tượng răng sơ sinh khi bé chào đời

Bé đã bắt đầu hình thành những chiếc răng đầu tiên khi được 6 tuần tuổi trong bụng mẹ. Răng sẽ phát triển trong nướu và thường bạn sẽ không thấy được cho đến khi chúng được hình thành đầy đủ vài tháng sau sinh. Thỉnh thoảng, bé mới sinh đã có vài chiếc răng nhú lên. Những chiếc răng này được gọi là răng sơ sinh và hiếm khi xảy ra.

1. Răng sơ sinh là gì và có phổ biến không?

Răng sơ sinh là răng đã có từ khi bé chào đời. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ gặp phải hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh như vậy là khoảng 1/7.000 đến 1/30.000. Thông thường bé sẽ không có nhiều hơn 3 chiếc răng sơ sinh cũng như không phân biệt bé trai hay gái.

2. Răng sơ sinh có gây hại cho bé không?

Tìm hiểu về hiện tượng răng sơ sinh khi bé chào đời

Câu trả lời là có. Hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh này có thể dẫn đến những biến chứng như:

  • Khó ngậm bắt vú: Đây là một trong những biến chứng hàng đầu ở những bé có răng sơ sinh. Sự hiện diện của những chiếc răng này khiến bé khó ngậm bắt vú đúng cách, kể cả vú bình hay vú mẹ. Vì thế, bé sẽ khó bú liên tục được
  • Bú kém và ảnh hưởng đến sức khỏe bé: Vì em bé không thể bú đúng cách và liên tục nên bé không được cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển
  • Gắt gỏng, quấy khóc: Trong trường hợp răng mọc lên ở nướu sẽ làm bé bị đau, kích thích và khiến bé hay quấy khóc
  • Cắn núm vú: Bé có răng sơ sinh có thể cắn ti mẹ khi bú hay vú bình. Việc này có thể khiến mẹ bị đau hay núm vú bình dễ hư hỏng và ảnh hưởng đến việc cho con bú
  • Gây ngạt: Răng sơ sinh lỏng lẻo có thể bị vỡ và rơi vào đường thở của bé, khiến bé bị ngạt thở và có thể tử vong nếu mẹ không phát hiện kịp thời.
  • 3. Loại bỏ chiếc răng này như thế nào?

    Phẫu thuật là biện pháp duy nhất để nhổ răng ở trẻ mới sinh.

    • Chuẩn bị trước phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được thực hiện sau khi bé được ít nhất 10 ngày tuổi. Lúc này, bé đã có hệ vi khuẩn đường ruột, sản sinh vitamin K giúp máu đông lại. Vì thế, khi phẫu thuật chảy máu, cơ thể bé có thể cầm máu và lành vết thương tốt hơn. Thông thường trước phẫu thuật, bé sẽ được bổ sung vitamin K
    • Nhổ răng: Phẫu thuật được tiến hành bằng phương pháp gây tê, đủ để bé giữ yên lặng khi tiến hành
    • Chăm sóc sau phẫu thuật: Vitamin K sẽ được tiêm bắp cho bé tùy thuộc vào mức độ lành của vết thương. Em bé sẽ được về nhà sau vài giờ và theo dõi tiếp trong vài tuần tiếp theo.

    Bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa khám để quyết định có nhổ răng hay không và xem xét mức độ ảnh hưởng của răng với sự phát triển của bé. Nếu răng đã mọc chắc chắn và không có tác động gì đến bé thì không cần thiết nhổ răng.

    4. Răng sữa có thay thế răng sơ sinh không?

    Khoảng 90 – 99% răng sơ sinh là răng sữa đã mọc trước thời hạn. Chỉ có khoảng 1 – 10% là răng thừa. Nếu chiếc răng này của bé là răng sữa thì chúng sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn sau khi bé lớn lên.

    5. Các loại răng sơ sinh

    Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tan máu bẩm sinh

    Tìm hiểu về hiện tượng răng sơ sinh khi bé chào đời

    >>>>>Xem thêm: “Quay tay”, thủ dâm có ảnh hưởng đến chiều cao không?

    Có 4 loại răng sơ sinh ở bé:

  • Nhú lên hoàn toàn: Răng này đã mọc ra khỏi nướu hoàn toàn và dễ dàng thấy được. Bạn không thể lấy răng ra vì đã được gắn chặt vào nướu
  • Lỏng lẻo và nhú hoàn toàn: Răng thấy được hoàn toàn nhưng gắn khá lỏng lẻo với nướu, răng này thiếu hay chỉ có một phần chân răng
  • Nhú một phần: Bạn sẽ thấy một phần của đỉnh răng nhú lên khỏi nướu, phần còn lại của răng vẫn còn nằm trong nướu
  • Chưa nhú nhưng thấy được: Răng hoàn toàn nằm trong nướu nhưng bạn vẫn thấy được vết trắng trên nướu.
  • 6. Có phải mọi chiếc răng đều mọc thành răng sơ sinh?

    Chỉ có những răng sau mới mọc lên và hình thành răng sơ sinh:

    • Răng giữa hàm dưới – 85%
    • Răng hàm trên – 11%
    • Răng nanh hàm dưới – 3%
    • Răng nanh hàm trên – 1%

    7. Vì sao nhiều trẻ sinh ra đã có răng?

    Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khi trẻ sơ sinh có răng:

    • Di truyền: Em bé mới sinh ra có răng nếu ba mẹ, anh chị em hay họ hàng trực hệ cũng có tình trạng như vậy
    • Hội chứng Ellis-van Creveld (loạn sản sụn ngoại bì): Đây là một rối loạn xương bẩm sinh ở trẻ gây nhiều bất thường như thừa ngón tay, không mọc lông tóc và có răng khi mới sinh. Hội chứng này hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện ở những dân số đặc biệt
    • Hội chứng Pierre Robin: Một rối loạn bẩm sinh ở trẻ khiến trẻ mới sinh có xương hàm dưới nhỏ bất thường. Một trong những biến chứng của hội chứng này là có răng khi mới sinh
    • Hội chứng Hallermann-Streiff hay loạn sản xương hàm mắt: Đây là một hội chứng hiếm gây sự bất thường của xương sọ như hàm ngắn, vòm miệng cong và răng sơ sinh. Do hội chứng này rất hiếm nên nguyên nhân và biện pháp điều trị vẫn còn giới hạn
    • Hội chứng Sotos: Bệnh bẩm sinh dẫn đến sự tăng trưởng nhanh trong suốt thời kỳ sơ sinh và nhũ nhi. Em bé có hội chứng này thường có răng lúc mới sinh
    • Hội chứng Jadassohn-Lewandowski: Còn được gọi là dày móng bẩm sinh, do sự đột biến gen. Bé mắc hội chứng này sẽ có móng tay hay chân dày và có răng khi vừa chào đời
    • Dị dạng xương hàm: Răng này cũng xuất hiện trong trường hợp dị dạng xương hàm như sứt môi, hở hàm ếch
    • Bất thường nội tiết: Các rối loạn nội tiết bẩm sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ mới sinh có răng
    • Nhiễm trùng: Nếu bé được sinh ra đã bị nhiễm trùng (lây từ mẹ), bé có thể mọc răng do tác dụng phụ của hiện tượng trên, ví dụ như giang mai bẩm sinh. Bên cạnh đó, nếu mẹ có bệnh nặng hay sốt trong quá trình mang thai, bé cũng có thể mọc răng sớm.

    Nếu bé có răng sơ sinh, bạn cũng cần chăm sóc răng bé cẩn thận. Nếu muốn biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo bài Bạn có biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh chưa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *