Rửa bàng quang là kỹ thuật hỗ trợ trong việc kiểm soát nhiều vấn đề bàng quang khác nhau. Một bệnh nhân có thể cần sử dụng kỹ thuật này nhiều lần trong ngày.
Bạn đang đọc: Kỹ thuật bơm rửa bàng quang là gì? Quy trình và những lưu ý khi thực hiện
Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn về rửa bàng quang trong bài viết ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu chung
Rửa bàng quang là gì?
Kỹ thuật rửa bàng quang đưa dung dịch vô trùng (nước muối sinh lý hoặc dung dịch thuốc theo kê đơn của bác sĩ) vào bên trong bàng quang thông qua một ống thông rồi dẫn lưu chất thải ra ngoài sau một thời gian ngắn.
Kỹ thuật này nhằm mục đích rửa sạch bàng quang hoặc giữ cho nước tiểu thoát ra ngoài qua ống thông một cách dễ dàng và ngăn tình trạng ống thông bị tắc nghẽn.
Tần suất rửa bàng quang có thể tùy từng trường hợp, có bệnh nhân cần phải thực hiện 5 lần/ngày, một số khác thì chỉ cần mỗi ngày 1 lần.
Khi nào cần thực hiện rửa bàng quang?
Súc rửa bàng quang có thể cần được thực hiện trong những trường hợp sau:
Bơm rửa bàng quang và bơm hoá chất được chỉ định trong điều trị ung thư bàng quang, đái máu sau xạ trị ung thư tiểu khung.
Thận trọng
Những điều bạn cần biết trước khi tiến hành rửa bàng quang
Ngoài nước muối sinh lý, dung dịch rửa bàng quang duy nhất được FDA chấp thuận là dimethyl sulfoxide (DMSO). Dung dịch này giúp thư giãn các cơ vùng chậu xung quanh, tăng sức chứa bàng quang, giảm viêm. Ngoài ra, một số bác sĩ có thể kê đơn thêm các loại thuốc khác như heparin để cho thêm vào dung dịch DMSO nhằm giúp làm dịu tổn thương niêm mạc bàng quang.
Các biến chứng và tác dụng phụ từ rửa bàng quang
Rửa bàng quang có thể gây ra một số rủi ro sau đây:
- Nhiễm trùng có thể xảy ra mỗi khi ống dẫn lưu đưa dịch ra túi nước tiểu bị tắc nghẽn.
- Gây chảy máu và hình thành cục máu đông nếu không thực hiện cẩn thận.
- Tăng nguy cơ làm hỏng lớp biểu mô của bàng quang.
- Gây ra chứng rối loạn phản xạ tự động ở một số người bị chấn thương tủy sống.
- Nếu sử dụng dung dịch DMSO là xuất hiện mùi khó chịu, giống như tỏi có thể kéo dài trong vài ngày sau khi rửa bàng quang.
- Chấn thương, rách niệu đạo.
Các tác dụng phụ tiềm ẩn khác liên quan đến kỹ thuật rửa bàng quang là rất hiếm gặp.
Quy trình
Chuẩn bị trước khi rửa bàng quang
Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Biết để sớm khỏi bệnh mẹ nhé!
- Nhân viên y tế chuẩn bị các dụng cụ y tế cần thiết như dung dịch rửa bàng quang, cốc vô trùng, ống tiêm, bể đựng nước thải, găng tay, dung dịch sát khuẩn tay…
- Bệnh nhân vệ sinh vùng bụng dưới và vùng kín sạch sẽ, đi tiểu để làm rỗng bàng quang trước khi rửa.
- Bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm hoặc thức uống có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu.
- Hãy nói cho bác sĩ biết về các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng trước khi tiến hành.
Quá trình rửa bàng quang diễn ra như thế nào?
Các bước trong quy trình rửa bàng quang được tiến hành như sau:
- Rửa tay và đeo găng tay vô trùng trước khi thực hiện.
- Bệnh nhân cần được đặt ống thông tiểu nếu trước đó chưa có ống dẫn lưu bàng quang. Nếu đã có rồi, cần lót gạc xung quanh ống ở vị trí đầu nối với túi đựng nước tiểu, dùng kẹp kẹp lại và tách túi đựng nước tiểu ra ngoài, sau đó sát khuẩn đầu ống dẫn lưu.
- Chuẩn bị nước muối sinh lý hoặc dung dịch thuốc được chỉ định trong cốc vô trùng.
- Cho khoảng 50 đến 60 cc dung dịch rửa bàng quang vào ống tiêm. (Lưu ý: Liều lượng cần thiết sẽ khác nhau đối với mỗi người).
- Gắn ống tiêm vào ống dẫn lưu, tháo kẹp (nếu có) và nhẹ nhàng đẩy dung dịch vào bàng quang. Không ép chất lỏng vào bàng quang.
- Sau khoảng 10 đến 15 phút, lấy chất lỏng ra khỏi bàng quang bằng cách kéo ống tiêm ngược lại. Tuyệt đối không kéo mạnh về phía sau nhiều hơn mức đã tiêm vào.
- Đổ chất lỏng thu được ra chậu hoặc bồn cầu.
- Nếu chất lỏng thu được từ bàng quang có chứa nhiều chất nhầy, hãy tiếp tục rửa bàng quang cho đến khi chất nhầy được loại bỏ gần hết.
- Lắp lại túi đựng nước tiểu (nếu có).
- Rửa tay và làm sạch các vật dụng y tế đã sử dụng.
Quy trình rửa bàng quang thường được lặp lại tùy theo tình trạng bệnh.
Điều gì xảy ra sau khi rửa bàng quang?
Kết quả sau khi thực hiện kỹ thuật này sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân nhận thấy triệu chứng thuyên giảm trong vòng một tháng sau khi bắt đầu điều trị.
Nếu việc điều trị kéo dài, các xét nghiệm theo dõi thường được thực hiện 6 tháng một lần. Các xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần
- Xét nghiệm nước tiểu
- Các xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan và thận.
Ngoài ra, bệnh nhân có vấn đề về bàng quang và hệ tiết niệu cũng cần tiến hành nội soi bàng quang để xem có nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
>>>>>Xem thêm: Dị ứng hóa chất: Cẩn thận với sản phẩm bạn hay sử dụng
Kỹ thuật bơm rửa bàng quang có thể đạt hiệu quả cao hơn khi bệnh nhân kết hợp với việc thay đổi lối sống. Hãy tránh xa các loại thực phẩm và thức uống có thể gây kích thích bàng quang như đồ có tính axit và vị cay; vận động nhẹ nhàng.
Một số bệnh nhân cũng cần luyện tập các bài tập cho cơ sàn chậu, rèn luyện bàng quang, tiêm botox, sử dụng thuốc làm giãn cơ bàng quang và áp dụng các kỹ thuật kích thích điện như TENS (kích thích dây thần kinh điện qua da) theo hướng dẫn của bác sĩ.