Nếu một người không có bạn bè giúp đỡ, chơi đùa, cuộc sống của họ sẽ rất buồn chán, tẻ nhạt. Vì vậy, mọi người đều cần có bạn bè, kể cả trẻ nhỏ. Đôi khi trẻ nhỏ không biết cách kết bạn, đặc biệt là với trẻ rụt rè, nhút nhát. Nếu con không biết cách làm quen bạn mới, bạn hãy chủ động giúp trẻ nhút nhát kết bạn nhé.
Bạn đang đọc: Giúp trẻ nhút nhát kết bạn, bạn đã mang lại cho con niềm vui sống
Bố mẹ luôn là người dạy con cách kết bạn, chọn ra bạn nào nên chơi, bạn nào không. Với những trẻ có tính hay ngại ngùng, bố mẹ cần giúp đỡ con tích cực hơn. Nếu con bạn hay rụt rè và bạn chưa biết cách nào để giúp con, vậy hãy giúp trẻ nhút nhát kết bạn theo những hướng dẫn sau của Kenshin.vn nhé.
Nguyên tắc đầu tiên: Tạo cơ hội cho con
1. Tâm sự với trẻ
Hãy trò chuyện với bé thường xuyên để biết con có muốn bố mẹ giúp đỡ trong việc kết bạn không. Đa số trường hợp, trẻ sẽ không biết mình có cần bố mẹ hỗ trợ không nhưng bạn cần quan sát để nhận ra con có cảm thấy thoải mái khi có ít bạn. Một số trẻ em nhút nhát hay hướng nội thường cảm thấy hạnh phúc khi không có bạn bè hoặc chỉ có từ 2 – 3 người bạn.
Đôi khi những nỗ lực giúp trẻ nhút nhát kết bạn mang lại tác dụng ngược và khiến bé không thoải mái, thậm chí chán nản. Do vậy, bạn nên chú ý đến những hành động kèm theo ngôn ngữ cơ thể của bé. Nếu con cảm thấy ổn dù có ít bạn, người lớn nên tập trung cho trẻ tham gia vào các hoạt động mà bé thích thú và tự tin thể hiện bản thân mình.
2. Dạy con về sự quan trọng của tình bạn
Hãy dạy cho con biết về tầm quan trọng của tình bạn cũng như làm cách nào để trở thành người bạn tốt. Trẻ cũng nên biết rằng có nhiều hay ít bạn cũng không sao bởi “chất lượng quan trọng hơn số lượng”. Người lớn nên đưa ra một vài dẫn chứng cụ thể về bản thân để giúp bé dễ liên tưởng.
Tập trung vào việc giúp con phát triển các kỹ năng giao tiếp, cách tự kiểm soát cảm xúc của mình để tự kết bạn. Cho con biết rằng khi con có bạn bè, con sẽ bớt cô đơn, cảm thấy hạnh phúc và được hỗ trợ mỗi khi gặp khó khăn. Thảo luận với con về chủ đề thế nào là người bạn tốt và thế nào là người bạn xấu.
3. Tạo ra một cuộc hẹn
Khi giúp trẻ nhút nhát kết bạn, bạn không nên để bé cảm thấy choáng ngợp vì có quá nhiều người xung quanh. Các nhóm chơi từ 3 – 4 người đôi khi cũng khiến bé không thoải mái. Do đó, tốt nhất, bạn cho con chơi với một người bạn.
- Nếu bé nhỏ hơn 7 tuổi, bạn hãy chủ động tạo ra những cuộc hẹn cho con với bạn bè
- Khuyến khích con mạnh dạn hơn theo cách gián tiếp như: “Con có muốn rủ bạn An đi chơi với gia đình mình vào tối nay không?”
- Cho bé được thoải mái trong môi trường của riêng mình và không cảm thấy lo lắng khi tương tác với những người khác để trẻ dần phát triển nhu cầu kết bạn.
4. Cho bé chơi với bạn nhỏ tuổi hơn
Đôi khi trẻ nhút nhát có thể cảm thấy lúng túng hoặc lo lắng hơn khi chơi với bạn cùng tuổi nhưng lại dễ bộc lộ cảm xúc với bé nhỏ tuổi hơn mình. Do vậy, hãy để bé chơi với các bạn hàng xóm nhưng sinh sau con vài năm. Bạn cũng có thể đưa con đến thăm anh chị em họ nhỏ tuổi hơn.
Nguyên tắc thứ hai: Xây dựng cho con lòng tự tin
5. Cho trẻ cơ hội để xây dựng kỹ năng xã hội ở nơi công cộng
Tìm hiểu thêm: 4 loại thực phẩm giúp bạn tăng cường khả năng tập trung
>>>>>Xem thêm: Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu giúp mẹ phát hiện sớm để xử lý kịp thời
Để giúp trẻ nhút nhát kết bạn, bạn có thể chơi trò đóng vai với bé ở vài nơi cụ thể, ví dụ như:
- Đóng giả với con như khi đang ở siêu thị, công viên, khu vui chơi, trường học và nơi hội họp gia đình. Sử dụng các tình huống khác nhau khi con có thể gặp người thân thiện và không
- Hướng dẫn con biết cách phản ứng trong các trường hợp xảy ra nhưng hầu hết nên là tình huống vui vẻ để bé bạo dạn hơn trước đám đông
- Khi con ra ngoài chơi, bạn hãy nhắc lại những gì bé được dạy ở nhà và khuyến khích con tự tin hơn.
6. Xây dựng tính cách cởi mở, lịch sự
Trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn để biết cách thực hiện những việc phải làm. Do đó, bạn hãy trở thành hình mẫu cho bé bằng cách luôn ứng xử, thể hiện sự tôn trọng với mọi người theo hướng tích cực dù ở bất cứ đâu.
Dạy con biết chia sẻ và giúp đỡ người khác, sau đó giải thích cho trẻ hiểu những thói quen này sẽ đem đến một tình bạn vững bền. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý để con không bị người khác lợi dụng nhé.
7. Tránh tập trung vào những điều tiêu cực
Bạn chẳng thể giúp trẻ nhút nhát kết bạn nếu liên tục chú ý đến các hành động bẽn lẽn khi bé không có bạn bè và điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân thật vô dụng, ví dụ:
- Khi đón con tan học, không nên hỏi bé các câu như: “Hôm nay con lại chơi một mình trong giờ nghỉ đấy hả?”
- Hãy nghĩ đến nhiều câu hỏi mang tính cởi mở hơn như: “Hôm nay học vui không con?”, “Con đã làm gì vào giờ giải lao?”
- Bản thân bố mẹ cũng không nên nói về những điều tiêu cực. Nếu bạn thường xuyên than vãn, nhận xét tiêu cực về người khác, trẻ sẽ nhìn nhận bạn bè giống như vậy và cho rằng bạn bè không tốt và ít tin cậy.
8. Cổ vũ, động viên con thật nhiều
Những đứa trẻ cảm nhận được tình yêu thương, sự hỗ trợ sẽ tự tin hơn khi làm những điều mới mẻ, chẳng hạn như kết bạn hay phải hòa nhập vào một môi trường mới. Hãy giúp con mạnh dạn hơn bằng những lời khen ngợi như: “Con thật tốt bụng khi giúp bạn Bin lấy giày”, “Khi nãy mẹ thấy con đỡ em gái đứng dậy, điều này thật đáng khen”.
9. Xác định tình huống khiến bé nhút nhát
Môi trường xã hội có thể tác động đến hành vi của con. Hãy nghĩ đến những lúc con bạn nhút nhát nhất và khi nào bé nói nhiều nhất, từ đó tạo ra các tình huống để giúp bé mạnh dạn hơn.