Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Rối loạn tâm thần là một trong những rối loạn nghiêm trọng không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Rối loạn tâm thần ở trẻ em có thể gây ra những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và cần được điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể trải qua những căng thẳng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Chúng dễ mắc phải các rối loạn tâm thần như ở người lớn mặc dù triệu chứng có khi hơi khác biệt.

Nếu biết cách theo dõi và xác định sớm các triệu chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em, bạn và người thân sẽ có thể chủ động điều chỉnh cách cư xử và hành vi sao cho phù hợp hơn.

Rối loạn tâm thần ở trẻ em là gì?

Rối loạn tâm thần, hay còn gọi là bệnh tâm thần, là một tình trạng sức khỏe mà khi đó, trẻ có những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Điều này có thể dẫn đến những nỗi phiền muộn và các vấn đề trong quá trình tương tác với gia đình, bạn bè hay trong các hoạt động ở xã hội và trường học.

Việc đảm bảo sức khỏe tinh thần tốt là điều không thể thiếu để trẻ khai thác tiềm năng vốn có của mình một cách đầy đủ nhất, đi kèm với sự phát triển xã hội và nhận thức phù hợp.

Các loại rối loạn tâm thần ở trẻ em

Hầu hết bệnh tâm thần có thể điều trị được bằng sự kết hợp giữa việc dùng thuốc và tâm lý trị liệu. Dưới đây là một vài rối loạn tâm thần thường xuất hiện ở trẻ em:

1. Rối loạn lo âu

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng lo âu ở trẻ em, chẳng hạn như áp lực vì bị so sánh với anh chị em hay các trẻ khác, áp lực trong học tập và các đánh giá tại trường học. Tuy nhiên, nếu tình trạng lo âu kéo dài hoặc thường gặp các nhân tố áp lực từ bên ngoài khác, bạn nên cho trẻ đi kiểm tra tâm lý.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), ám ảnh xã hội và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là một vài tình trạng được phân loại vào nhóm rối loạn lo âu.

2. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung và thể hiện hành vi hiếu động quá mức hay bốc đồng có liên quan đến gây hấn, đó có thể là do rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Thế nhưng, có những trường hợp trẻ mắc phải rối loạn nhưng lại không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, việc cho trẻ thực hiện các bài kiểm tra y khoa là cách duy nhất giúp chẩn đoán bệnh.

3. Rối loạn bài tiết là một trong các bệnh tâm thần ở trẻ em

Một số trẻ em có dấu hiệu rối loạn bài tiết, gây ảnh hưởng đến hành vi sử dụng nhà vệ sinh và khả năng thực hiện các chức năng như tiểu tiện hay đại tiện.

Nếu tình trạng này xảy ra ở những trẻ em trên 5 tuổi thì đó là một vấn đề cần được quan tâm và điều trị.

4. Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Rối loạn này trước đây còn có tên gọi là rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive development disorders) và có nhiều nguy cơ xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi. Trẻ mắc phải rối loạn này thường khó giao tiếp và tương tác với người khác một cách hiệu quả.

5. Rối loạn ăn uống

Chán ăn tâm thần (biếng ăn tâm lý do mong muốn nỗ lực giảm cân) và chứng cuồng ăn (thường bị kích thích bởi các tình huống đau khổ) là hai dạng rối loạn ăn uống phổ biến nhất, biểu hiện ở trẻ em ở mọi lứa tuổi.

6. Rối loạn khí sắc (Mood disorders)

Trầm cảm (trạng thái phải chịu đựng những nỗi buồn thường xuyên) và rối loạn lưỡng cực (cảm xúc biến đổi nhanh chóng từ cực kỳ năng động và vui vẻ chuyển sang yên lặng và buồn bã) là hai bệnh tâm thần được xếp vào loại rối loạn khí sắc.

Rối loạn khí sắc gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mắc phải, từ việc mất ngủ, giảm tập trung đến tự tin và khuynh hướng tự sát.

7. Tâm thần phân liệt

Đây là một rối loạn não nghiêm trọng, khi mà nhận thức và suy nghĩ của trẻ lệch lạc khiến chúng gặp khó khăn trong các hoạt động ở xã hội, trường học…

Khi bị tâm thần phân liệt, trẻ thường nghe thấy những lời nói hoặc tưởng tượng ra những hình ảnh trong đầu mình. Điều này có thể dẫn đến những hành vi như tự cô lập bản thân, khó bộc lộ cảm xúc, trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh tâm thần phân liệt còn có xu hướng bạo lực và có thể làm hại đến người khác.

8. Rối loạn tic là một loại rối loạn tâm thần ở trẻ

Trường hợp này, trẻ sẽ thực hiện các hành động hay phát ra âm thanh đột ngột, không tự chủ, lặp đi lặp lại và thường không mang ý nghĩa gì.

Các triệu chứng tic hay co giật có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường được nhìn thấy nhất ở mí mắt và các cơ mặt.

Nếu chưa có nhiều thông tin về hội chứng này, bạn hãy tìm hiểu thêm qua bài viết:

Cảnh giác với hội chứng rối loạn tic ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

Các nguyên nhân gây rối loạn tâm thần ở trẻ em

Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Phần lớn các bệnh rối loạn tâm thần đều không xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có sự kết hợp của nhiều yếu tố như di truyền, các yếu tố sinh học, rối loạn tâm lý và các áp lực từ môi trường bên ngoài.

1. Di truyền

Chứng rối loạn tâm thần có thể được di truyền qua các thế hệ. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình mà cha mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh tâm thần sẽ dễ bị tổn thương hơn.

2. Yếu tố sinh học

Sự mất cân bằng giữa các chất hóa học (hay còn gọi là chất dẫn truyền thần kinh) trong não bộ là nguyên nhân của một số rối loạn tâm thần, cũng như chấn thương não hay dị tật bẩm sinh.

3. Chấn thương tâm lý

Tình trạng từng bị ngược đãi tâm lý, bị bỏ rơi, lạm dụng thể chất hay tình dục có thể là nguyên nhân dẫn đến chấn thương tâm lý và gây ra bệnh tâm thần ở một số trẻ em.

4. Môi trường căng thẳng

Một số sự cố gây chấn thương nghiêm trọng về thể chất hay tinh thần như việc mất đi người thân yêu hoặc gặp tai nạn nguy hiểm cũng có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao mắc các bệnh tâm thần.

Dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em

Tìm hiểu thêm: “Giải mã” những nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chưa biết nói

Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

Nhiều bệnh tâm thần ở trẻ em thường bị bỏ qua và không được điều trị kịp thời. Sau đây là một số triệu chứng và dấu hiệu bệnh tâm thần ở trẻ em mà bạn cần để tâm đến để có thể phát hiện ra các chứng rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ ngay từ những giai đoạn sớm.

  • Thay đổi tâm trạng: Trẻ có những nỗi buồn kéo dài hơn một vài tuần và tâm trạng thay đổi liên tục là dấu hiệu bệnh tâm thần ở trẻ em.
  • Có những cảm giác mãnh liệt: Trẻ thường bị bao vây bởi những cảm giác rất mãnh liệt và xuất hiện không có cơ sở.
  • Thay đổi hành vi: Những thay đổi bất ngờ trong hành vi có thể xảy ra, nhất là các hành vi bạo lực hay nguy hiểm.
  • Vấn đề về khả năng tập trung: Trẻ có xu hướng không thể ngồi yên hoặc tập trung vào một thứ nào đó quá lâu.
  • Giảm cân không có lý do: Giảm cân, nôn mửa thường xuyên hoặc phải sử dụng thuốc nhuận tràng có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống.
  • Xuất hiện những cơn đau, nhức không giải thích được: Không giống như người lớn, rối loạn tâm thần ở trẻ em có thể gây ra đau đầu và đau dạ dày nhiều hơn là các triệu chứng về cảm xúc.
  • Tự làm hại chính bản thân: Trong một số trường hợp rối loạn tâm thần, trẻ có thể tự làm hại đến bản thân bằng cách tự cắt hay làm bỏng da thịt. Những đứa trẻ này có thể nuôi suy nghĩ muốn tự tử hay nỗ lực tự kết thúc cuộc sống của mình. 
  • Lạm dụng các chất kích thích: Việc sử dụng chất gây nghiện hay rượu được xem là cơ chế đối phó ở một số trẻ em bị rối loạn tâm thần. Bé có thể sử dụng các chất kích thích này để giải tỏa tâm trạng của bản thân.
  • Mệt mỏi: Mất đi động lực để thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc theo đuổi các sở thích và có xu hướng mệt mỏi, chán nản không rõ nguyên nhân cũng là những dấu hiệu cảnh báo cho rối loạn tâm thần ở trẻ em.
  • Ám ảnh hay phủ nhận ngoại hình bản thân: Quá chú ý đến ngoại hình, dáng vóc hay cân nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến lo âu quá mức.
  • Khó ngủ: Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc hay thường xuyên gặp ác mộng trong khoảng thời gian dài cũng có nguy cơ là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tâm thần.
  • Né tránh các tiếp xúc xã hội: Không hòa nhập với gia đình và bạn bè, tránh xa tất cả các phương thức tương tác với xã hội có thể là dấu hiệu đáng báo động.
  • Gia tăng khiếu nại về hành vi: Khi trẻ bắt đầu bắt nạt hoặc đánh những đứa trẻ khác ở trường và đối mặt với nhiều khó khăn khác ở môi trường mới, bạn cần phải chú ý, quan tâm đến trẻ nhiều hơn vì đây có thể là nguyên nhân và biểu hiện của các rối loạn tâm thần.
  • Đọc thêm

    12 dấu hiệu bệnh tâm thần ở trẻ em: Cha mẹ cần cảnh giác ngay hôm nay

    Chẩn đoán rối loạn tâm thần ở trẻ

    Trẻ em dễ mắc phải các bệnh tâm thần tương tự như người lớn. Tuy nhiên, việc chẩn đoán thường gặp nhiều khó khăn hơn vì trẻ em vẫn đang trải qua giai đoạn tăng trưởng và phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.

    Bác sĩ sẽ tập trung vào các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng nhận thấy được ở trẻ, đồng thời cũng tham khảo các đánh giá từ bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý hoặc nhà trị liệu hành vi để đưa ra chẩn đoán.

    Không có cách kiểm tra đơn giản nào để chẩn đoán các rối loạn tâm thần, bác sĩ sẽ cần thêm thông tin về tiền sử bệnh, khả năng chịu chấn thương và bệnh sử về tâm thần của các thành viên trong gia đình.

    Điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ

    Tổng quan các rối loạn tâm thần ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết

    >>>>>Xem thêm: Cây bạch hoa

    Quá trình điều trị sẽ được tiến hành tùy thuộc vào sự chẩn đoán bệnh cũng như lợi ích mang lại của phương pháp điều trị. Việc kết hợp các phương pháp điều trị sau có thể mang lại hiệu quả tốt hơn cho trẻ:

    1. Sử dụng thuốc điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ

    Chỉ sử dụng thuốc hoặc phối hợp dùng thuốc với phương pháp trị liệu khác đều có thể mang lại hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em. 

    Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giảm lo âu, thuốc kích thích và ổn định tâm trạng thường được sử dụng cho trẻ em bị rối loạn tâm thần.

    2. Tâm lý trị liệu

    Hình thức này liên quan đến quá trình tư vấn thực hiện bởi chuyên gia về sức khỏe tâm thần để giúp trẻ đối diện với các triệu chứng, suy nghĩ và hành vi của mình.

    Liệu pháp hỗ trợ, nhận thức hành vi, kết nối với gia đình, cá nhân và hội nhóm đều được xếp vào nhóm tâm lý trị liệu.

    3. Trị liệu sáng tạo

    Cách này đặc biệt hữu ích vì trẻ nhỏ không có khả năng biểu đạt như người lớn. Phương pháp này liên quan đến trị liệu nghệ thuật (art therapy) hoặc trị liệu bằng trò chơi (play therapy), giúp trẻ truyền đạt được suy nghĩ và cảm xúc của mình tốt hơn.

    Phòng ngừa rối loạn tâm thần ở trẻ em

    Vì có nhiều yếu tố khác nhau kết hợp lại gây nên rối loạn tâm thần ở trẻ em nên việc phòng ngừa hoàn toàn khó có thể thực hiện. Thế nhưng, nếu xác định sớm các triệu chứng và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt thì chúng ta có thể kiểm soát các rối loạn tâm thần, ngăn ngừa những tác động xấu trong tương lai.

    Đọc thêm

    Hỏi-đáp bác sĩ: Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?

    Làm sao để giúp trẻ đối mặt với rối loạn tâm thần?

    Gia đình và nhà trường đóng vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn, đồng cảm và hỗ trợ trẻ đối diện với tình trạng rối loạn tâm thần.

    Đồng thời, hãy tìm kiếm những chương trình hướng dẫn cách giải quyết các tình huống khó khăn và hành vi liên quan đến trường hợp của trẻ. Việc tham gia vào các hội nhóm hỗ trợ cũng giúp trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trên.

    Triển vọng cho trẻ bị rối loạn tâm thần

    Việc chẩn đoán sớm và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp có thể mang lại kết quả phục hồi hoàn toàn hoặc thành công trong việc hạn chế các triệu chứng rối loạn tâm thần xuất hiện ở trẻ. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn mạn tính hoặc nghiêm trọng có thể tồn tại suốt đời ở một vài trẻ.

    Nếu không tìm cách kiểm soát, điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em sớm thì khi trưởng thành, chúng có thể có xu hướng lạm dụng chất kích thích như rượu, ma túy và có các hành vi bạo lực hay tự hủy hoại bản thân (tự tử).

    Đọc thêm

    Rối loạn tâm lý ở trẻ em, bố mẹ đừng xem thường!

    Rối loạn tâm thần ở trẻ em là một tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn nên quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ để giúp trẻ phòng tránh những rối loạn này.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *