Có rất nhiều thói quen hàng ngày khiến da xấu dần đi mà bạn không hề hay biết. Cùng Kenshin.vn kiểm tra xem bạn có mắc phải các lỗi chăm sóc da dưới đây không nhé.
Bạn đang đọc: 10 thói quen thường gặp vô tình khiến da xấu đi
Bác sĩ da liễu Tô Lan Phương chia sẻ 10 thói quen thường gặp có thể hủy hoại làn da của bạn.
Nội Dung
- 1 1. Da xấu do rửa mặt sai cách
- 2 2. Không kiên trì điều trị chăm sóc da, hiểu sai về làn da
- 3 3. Da xấu do nặn mụn
- 4 4. Xử lý nhiều vấn đề da cùng một lúc
- 5 5. Bỏ quên vùng da mắt
- 6 6. Hiểu sai về các phương pháp “cải lão hoàn đồng”
- 7 7. Thường xuyên tán gẫu qua điện thoại
- 8 8. Ngủ muộn khiến da xấu đi
- 9 9. Ăn uống không lành mạnh
- 10 10. Lười tập thể dục
1. Da xấu do rửa mặt sai cách
Một trong những thói quen vô tình khiến da xấu đi là rửa mặt quá ít hoặc quá nhiều, sử dụng sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh. Rửa mặt không đúng cách có thể làm mất đi hàng rào tự nhiên, khiến da trở nên mỏng manh và dễ kích ứng hơn.
Bạn cũng cần rửa tay sạch sẽ trước khi thoa sữa rửa mặt để tránh đưa vi khuẩn lên da, khiến mụn có cơ hội sinh sôi và phát triển. Đây là bước chăm sóc da cơ bản nhất, nhưng không có nghĩa bạn nên làm qua loa đâu nhé.
2. Không kiên trì điều trị chăm sóc da, hiểu sai về làn da
Quá trình điều trị không phải một sớm một chiều mà có thể cho ngay kết quả. Theo kinh nghiệm hơn 11 năm của Bác sĩ da liễu Tô Lan Phương, mụn trứng cá khởi phát muộn là dạng bệnh mạn tính, cần được điều trị lâu dài kết hợp kiêng khem nghiêm ngặt. Tương tự với quá trình điều trị các tình trang da khác, bạn cần có sự theo dõi của bác sĩ cùng thay đổi trong lối sống sinh hoạt để đạt được kết quả toàn diện. Có những kỳ vọng sai lệch sẽ khiến cho việc sở hữu làn da khỏe đẹp trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, khi bị mụn, các cô gái thường tra cứu trên mạng các sản phẩm đặc trị như AHA, BHA… dùng trong một thời gian mà không thấy hiệu quả. Sau đó đi khám da liễu, bác sĩ khuyến nghị dùng các sản phẩm mà họ đã từng thử qua rồi. Bắt đầu cảm thấy thiếu tin tưởng, họ quyết định bỏ bác sĩ mà tìm vào các diễn đàn dò hỏi kinh nghiệm… Đây là một vòng luẩn quẩn trong việc điều trị.
Vấn đề bắt đầu là do bạn thiếu kiến thức chăm sóc da cần thiết. Bạn cần sử dụng đúng liều lượng, đúng thứ tự, tránh dùng các chất triệt tiêu tác dụng của nhau và quan trọng là kiên trì đi theo lộ trình của bác sĩ. Họ là những người có chuyên môn, thấu hiểu cặn kẽ vấn đề và từng trải qua nhiều ca điều trị khác nhau nên bác sĩ sẽ tư vấn được phương pháp phù hợp nhất cho bạn.
3. Da xấu do nặn mụn
Cảm giác nặn nốt mụn đáng ghét ra khỏi mặt có thể khiến bạn thỏa mãn nhưng đó không phải là cách bạn nên chăm sóc da mụn. Thực chất, thói quen này đưa vi khuẩn vào sâu lỗ chân lông hơn, gây viêm nhiễm, để lại sẹo cho da và gần như tăng gấp đôi tuổi thọ của mụn.
Hơn nữa, không rửa tay trước khi nặn mụn hoặc thoa dưỡng cũng là thói quen gây hại cho da bạn nên lưu ý. Tay là nơi ẩn chứa nhiều vi sinh vật gây hại trong quá trình sinh hoạt, trong khi sản phẩm dưỡng da lại là môi trường giàu dinh dưỡng cho vi khuẩn phát triển.
Thay vào đó, bạn nên dùng sản phẩm đặc trị với nồng độ benzoyl peroxide không quá 2.5% để thoa trực tiếp lên các nốt mụn vào buổi tối và thoa lại cho các nốt mụn lớn vào buổi sáng. Dùng quá liều sẽ gây tổn thương vùng da xung quanh vết mụn và kích ứng da nhiều hơn.
4. Xử lý nhiều vấn đề da cùng một lúc
Bạn có thể mua các sản phẩm dưỡng da mà không để ý xem chúng có thành phần trùng lặp hoặc không tương thích hay không. Các thành phần có thể triệt tiêu lẫn nhau hoặc làm tăng gấp đôi các kích ứng và tổn thương da. Điều này dễ xảy ra nếu bạn cố gắng điều trị nhiều vấn đề da khác nhau cùng một lúc, ví dụ như da cháy nắng và bị mụn trứng cá. Các chất đặc trị với tính chất khắc nghiệt như retinol, axit glycolic (AHA), vitamin C và benzoyl peroxide nên được sử dụng vào các thời điểm khác nhau trong ngày, tránh thoa chồng lớp chúng lên nhau.
5. Bỏ quên vùng da mắt
Vùng da quanh mắt rất nhạy cảm, đến mức nếu bạn dụi mắt thường xuyên, bạn có nguy cơ làm vỡ các mạch máu mỏng manh, khiến vùng da này trở nên tối màu và xuất hiện quầng thâm, sạm. Do đó, để chống lão hóa cho mắt, bạn nên sử dụng các sản phẩm chứa retinol, peptide hoặc kẽm (zinc). Chúng kích thích sản xuất elastin, làm giảm nhăn nheo ở da mắt.
6. Hiểu sai về các phương pháp “cải lão hoàn đồng”
Tìm hiểu thêm: Tế bào gốc cải thiện làn da của bạn như thế nào?
Không ít phụ nữ có những lầm tưởng sai lệch về các phương pháp làm đẹp. Ban đầu họ tìm đến các viện thẩm mỹ uy tín và được tư vấn sử dụng công nghệ điều trị hiện đại như Ultherapy, Thermage. Tuy nhiên, sau liệu trình họ thấy không trẻ lại được 10 tuổi, rãnh mũi má vẫn còn và thời gian kéo dài chỉ được 1 năm. Thế là họ quyết tâm truy tìm qua mạng xã hội và internet những phương pháp “cải lão hoàn đồng” như căng chỉ vàng 24k, căng chỉ kim cương với những lời hứa hẹn bảo hành suốt đời…
Không có điều gì có thể đi ngược với quy luật lão hóa của tự nhiên. Ở mỗi giai đoạn cuộc đời, diện mạo của bạn sẽ có những thay đổi nhất định. Bạn không thể cải lão hoàn đồng nhưng bạn hoàn toàn có thể trông trẻ hơn so với tuổi thật nếu biết cách chăm sóc cơ thể từ bên trong. Bên cạnh đó, bạn cần có những phương pháp làm đẹp khoa học, phù hợp với bản thân.
7. Thường xuyên tán gẫu qua điện thoại
Bề mặt điện thoại chứa vô số vi khuẩn nếu bạn không vệ sinh màn hình thường xuyên. Chỉ cần vài tiếng “nấu cháo” điện thoại mỗi ngày cũng sẽ tặng thêm những người “bạn mới” trên khuôn mặt bạn. Nói lời chào tạm biệt với vi khuẩn bằng cách giữ vệ sinh và dùng tai nghe khi nói chuyện, bạn nhé.
8. Ngủ muộn khiến da xấu đi
Tình trạng thiếu ngủ thường xuyên gây ức chế căng thẳng, có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng da như mụn trứng cá, bệnh chàm và vảy nến. Khi ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi và “tranh thủ” bảo dưỡng những tổn thương trong ngày. Nếu quá trình này bị gián đoạn, nó sẽ chậm lại quá trình luân chuyển tế bào, gây rối loạn lưu thông máu tạm thời và khiến cho da bị sạm đi.
9. Ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu cân bằng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe làn da. Ví dụ như khi bạn ăn nhiều carb tinh chế, chúng sẽ được hấp thụ nhanh chóng và làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tăng vọt nồng độ insulin trong cơ thể. Lượng insulin dư thừa khiến các tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn, từ đó làm tăng sự xuất hiện của mụn trứng cá. Các thực phẩm có nguồn gốc từ carb tinh chế là bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt, v.v.
Thay vào đó, để cải thiện da mặt xấu, bạn nên ăn nhiều rau xanh, uống nước, bổ sung các thực phẩm tốt cho da, tóc, móng tay và nâng cao hệ miễn dịch nói chung như hạnh nhân, bơ, đậu hũ, cá hồi…
10. Lười tập thể dục
>>>>>Xem thêm: Bệnh Alzheimer có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa?
Tập thể dục thường xuyên không chỉ làm tăng lưu lượng máu đến da, khiến làn da có vẻ ngoài ửng hồng, khỏe mạnh mà còn giúp nâng cao tâm trạng của bạn. Khi bạn bị căng thẳng, nồng độ cortisol trong cơ thể tăng cao, dẫn đến mụn trứng cá và các tình trạng da trầm trọng khác.
Hy vọng qua bài viết bạn đã nhận biết được các thói quen xấu trong chăm sóc da cơ bản để tránh làm tổn thương và gia tăng tốc độ lão hóa của da.