Bệnh bạch tạng sống được bao lâu? Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không? Bên cạnh nỗi lo lắng khi mắc phải căn bệnh hiếm gặp, người bệnh còn muốn biết tiên lượng sống của chính mình. Hơn nữa, người mắc bệnh bạch tạng thường phải chịu những ánh nhìn tò mò, kì thị từ những người xung quanh dù họ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào và bệnh này không hề lây truyền.
Bạn đang đọc: Bị bệnh bạch tạng sống được bao lâu?
Hãy cùng giải đáp những thắc mắc thường gặp xung quanh bệnh lý này như bệnh bạch tạng sống được bao lâu hoặc bệnh bạch tạng có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
Nguyên nhân gây bệnh bạch tạng
Trước khi biết bị bệnh bạch tạng sống được bao lâu và liệu có nguy hiểm không thì bạn nên hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh này. Khi một khiếm khuyết xảy ra ở một trong số các gen sản xuất hoặc phân phối melanin, cơ thể sẽ không sản xuất hoặc giảm sản xuất melanin. Các gen bị khiếm khuyết này truyền từ cha, mẹ sang con và dẫn đến di truyền bệnh bạch tạng qua các thế hệ.
Có 4 loại bệnh bạch tạng khác nhau và bệnh bạch tạng sống được bao lâu, bệnh bạch tạng có nguy hiểm không cũng sẽ phụ thuộc vào việc bạn gặp phải dạng bạch tạng nào. 4 loại đó là:
- Bạch tạng da – mắt: Đây là dạng nghiêm trọng và phổ biến nhất. Người bệnh không có sắc tố ở tóc, da và cả mắt.
- Bạch tạng ở mắt: Dạng này ít phổ biến hơn, người bệnh thường có mắt xanh, đôi khi là đỏ hoặc hồng. Trong khi đó, màu da và màu mắt hoàn toàn bình thường.
- Hội chứng Hermansky – Pudlak: Nó vừa có bạch tạng da – mắt kèm theo rối loạn máu, các vấn đề gây ra tình trạng bầm tím, bệnh về phổi, bệnh về thận hoặc ruột.
- Hội chứng Chediak – Higashi: Cũng bao gồm bạch tạng da – mắt kèm theo các vấn đề về hệ miễn dịch và thần kinh.
Bệnh bạch tạng thường có đặc điểm gì?
Những thắc mắc liên quan đến bệnh bạch tạng
1. Người bị bệnh bạch tạng sống được bao lâu?
Người bị bạch tạng sống được bao lâu?
Người mắc một trong hai loại bạch tạng da – mắt và bạch tạng ở mắt đều có tuổi thọ bình thường. Tuy nhiên, hai hội chứng hiếm gặp là Hermansky – Pudlak và Chediak – Higashi có ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh, nhưng là do các vấn đề sức khỏe liên quan gây ra.
Vậy nên, bạn không nên quá lo lắng về việc bệnh bạch tạng sống được bao lâu. Hãy cứ lạc quan và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh như mọi người.
Lưu ý là người bạch tạng phải hạn chế các hoạt động ngoài trời vì da và mắt rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, da dễ bị cháy nắng. Tia cực tím (UV) từ mặt trời có thể gây ung thư da và giảm thị lực ở một số người bệnh.
2. Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?
Dù ít nguy cơ ảnh hưởng tới tuổi thọ người bạch tạng nhưng một số dạng bệnh có thể gây tác động tiêu cực như:
- Biến chứng về mắt: Cận thị, viễn thị, loạn thị, suy giảm thị lực không điều chỉnh được; sợ ánh sáng; rung giật nhãn cầu; lác mắt cản trở học tập, làm việc và khả năng lái xe.
- Biến chứng về da: Cháy nắng, tăng nguy cơ ung thư da và dày da.
- Về cảm xúc và mối quan hệ xã hội: Người bệnh có thể bị phân biệt đối xử, trêu chọc, bắt nạt khiến cho họ tự ti, cô lập, stress.
3. Bệnh bạch tạng có lây không?
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối cần lưu ý những gì?
>>>>>Xem thêm: Ăn cháo giảm cân đúng cách: Gợi ý 4 công thức cháo giảm cân giàu dinh dưỡng
Bạch tạng di truyền nhưng nó không lây lan qua tiếp xúc giữa người với người. Một người sinh ra với bệnh bạch tạng vì họ thừa hưởng gen gây bệnh từ cha hoặc mẹ.
Ở các dạng phổ biến nhất của bệnh bạch tạng, cả cha và mẹ đều phải mang gen bệnh rồi truyền cho đứa trẻ. Ngay cả khi cả hai người đều mang đột biến gen, nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh bạch tạng chỉ là 25%.
4. Bệnh bạch tạng có chữa được không?
Khi đã yên tâm với việc bệnh bạch tạng sống được bao lâu, có nguy hiểm không, bạn cũng nên biết về khả năng chữa khỏi của bệnh này để xác định tinh thần cho bản thân. Không có cách nào có thể chữa khỏi bệnh bạch tạng, nghĩa là màu da, tóc và mắt người bệnh không thể trở về như tự nhiên. Tuy nhiên, có các cách điều trị để giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa tác hại từ ánh nắng mặt trời, bao gồm:
- Sử dụng kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia cực tím
- Mặc quần áo dài tay và dùng kem chống nắng để bảo vệ da
- Sử dụng kính thuốc theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục các vấn đề về thị lực
- Phẫu thuật cơ mắt để điều chỉnh cử động mắt bất thường (nếu có)
Đọc thêm
Bệnh bạch tạng có chữa được không? Cách sống chung với bệnh
Nguyên nhân của bệnh bạch tạng là do đâu?
Tìm hiểu sự thật về bệnh bạch biến có lây không?
Biểu hiện của bệnh bạch tạng là gì? Đâu là cách ngăn ngừa bệnh?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết bệnh bạch tạng sống được bao lâu và hiểu rõ hơn về bệnh bạch tạng có nguy hiểm không. Từ đó, bạn có thể thông cảm hơn cho những người không may mắn gặp phải đột biến này, hoặc tự tin sống vui khỏe nếu đang mang bệnh, bạn nhé!