Dị ứng nhựa, đừng coi thường!

Dị ứng nhựa, đừng coi thường!

Bạn đang đọc: Dị ứng nhựa, đừng coi thường!

Dị ứng nhựa là một phản ứng xảy ra với những protein nhất định được tìm thấy trong mủ của cây cao su – một dạng chất lỏng màu trắng đục. Dị ứng nhựa nghĩa là cơ thể bạn hoặc cơ thể con bạn đã nhầm lẫn nhựa là một chất có hại.

Dị ứng nhựa có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác nhau từ dị ứng da cho đến sốc phản vệ, một trong những tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng. Bác sĩ có thể giúp bạn xem xét liệu bạn hoặc con bạn có bị dị ứng nhựa không hoặc bạn có đang có nguy cơ tiềm tàng dẫn đến bệnh này không.

Việc tìm hiểu và biết rõ những chất hoặc sản phẩm có thể gây ra dị ứng nhựa có thể giúp bạn và con bạn ngăn ngừa tình trạng này.

Dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng nhựa là gì?

Nếu bị dị ứng nhựa, bạn hoặc con bạn có thể sẽ có phản ứng ngay sau khi bạn tiếp xúc với chất nhựa từ găng tay cao su hoặc hít phải nó từ một người vừa mới gỡ găng tay ra. Triệu chứng dị ứng nhựa có thể diễn ra từ nặng đến nhẹ tùy theo mức độ nhạy cảm của bạn và nồng độ chất nhựa bạn và con bạn tiếp xúc. Những triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn cứ lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc thường xuyên với nhựa.

Các triệu chứng nhẹ của dị ứng nhựa bao gồm:

  • Ngứa;
  • Da bị ửng đỏ;
  • Nổi mẩn hay phát ban.

Các triệu chứng nặng hơn bao gồm:

  • Hắt xì;
  • Chảy nước mũi;
  • Mắt ngứa và chảy nước;
  • Ngứa cổ họng;
  • Khó thở;
  • Thở khò khè;
  • Ho.

Triệu chứng sốc phản vệ. Nếu bạn hoặc con bạn bị sốc phản vệ do dị ứng nhựa, điều này có thể dẫn đến chết người. Sốc phản vệ xuất hiện ngay sau khi cơ thể tiếp xúc với nhựa, đặc biệt nếu bạn là người mẫn cảm, mặc dù hiếm khi sốc phản vệ xảy ra nếu bạn lần đầu tiếp xúc với nhựa. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Khó thở;
  • Phát ban hoặc sưng;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Thở khò khè;
  • Tụt huyết áp;
  • Chóng mặt;
  • Bất tỉnh;
  • Hoang mang;
  • Mạch nhanh và yếu.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì?

Bạn nên tránh tiếp xúc với các sản phẩm từ nhựa cao su. Ngay khi gặp nha sĩ hoặc bác sĩ, hãy báo với nha sĩ hoặc bác sĩ về tình hình bệnh lý và sức khỏe của bạn. Nha sĩ hoặc bác sĩ sẽ tư vấn những biện pháp phòng ngừa cho những lần khám tiếp theo.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gọi cấp cứu nếu bạn nghĩ bạn hoặc con bạn bị sốc phản vệ. Nếu bạn có những phản ứng ít nghiêm trọng hơn sau khi tiếp xúc với nhựa cao su, hãy nói gọi cho bác sĩ. Nếu có thể, hãy đến gặp bác sĩ khi bạn hoặc con bạn đang xảy ra triệu chứng dị ứng để bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán tình hình của bạn.

Bạn nên phòng ngừa dị ứng nhựa như thế nào?

Hầu hết các sản phẩm phổ biến đều có chứa nhựa cao su nhưng đa phần bạn hoặc con bạn có thể chọn những sản phẩm tương tự thay thế. Ngăn ngừa những phản ứng dị ứng với nhựa cao su bằng cách tránh sử dụng những sản phẩm sau:

  • Găng tay rửa chén;
  • Một số loại thảm;
  • Quần áo;
  • Bong bóng;
  • Đồ chơi cao su;
  • Chai nước nóng;
  • Núm vú trong chai sữa của bé;
  • Các loại tã dùng một lần;
  • Các đồ dùng cao su;
  • Cục tẩy;
  • Bao cao su;
  • Màng chắn âm đạo;
  • Kính bơi;
  • Tai vịn của xe;
  • Tay vịn của xe máy và xe đạp;
  • Dây đo huyết áp;
  • Ống nghe;
  • Ống tĩnh mạch;
  • Ống tiêm;
  • Các loại mặt nạ;
  • Miếng điện cực;
  • Khẩu trang y tế;
  • Miếng chặn nha khoa.
  • Nhiều bệnh viện hoặc phòng khám sử dụng những găng tay không chứa nhựa cao su. Tuy nhiên, bởi vì những sản phẩm y tế khác ngoài găng tay có thể chứa nhựa cao su, hãy đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sĩ , y tá, nha sĩ và những người khác trong bệnh viện về tình trạng dị ứng của bạn hoặc con bạn trước khi làm thủ tục và thực hiện các bài kiểm tra y tế. Hãy đeo vòng cảnh báo y tế như là một dấu hiệu để thông báo cho những người khác về tình trạng dị ứng nhựa cao su của bạn và con bạn.

    Nếu quan tâm đến bệnh dị ứng, bạn có thể xem qua các bài viết:

    30 phút vàng để cấp cứu khi sốc phản vệ

    Chất trung gian gây sốc phản vệ

    >>>>>Xem thêm: Hội chứng đầu phẳng ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *