Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

Vi khuẩn chlamydia trachomatis thường được biết đến là thủ phạm gây bệnh chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, nhưng một khi xuất hiện triệu chứng thì có khả năng ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, mắt, phổi, cổ họng, trực tràng…

Bạn đang đọc: Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

Vi khuẩn chlamydia trachomatis là gì?

Chlamydia là vi khuẩn gram gì hay chlamydia là vi khuẩn gì? Chlamydia trachomatis là một loại vi khuẩn gram âm, nằm trong chi chlamydia – một nhóm ký sinh trùng nội bào bắt buộc của các tế bào nhân chuẩn. Vi khuẩn chlamydia trachomatis gây bệnh chlamydia, một loại bệnh lây qua đường tình dục (STD). Chlamydia trachomatis chỉ có thể nhân bản khi tồn tại bên trong tế bào chủ. Nó không có khả năng phát triển bên ngoài tế bào sống.

Theo hệ thống phân loại hiện tại thì chi chlamydia có 3 loài: chlamydia trachomatis, chlamydia suis, chlamydia muridarum. Hai loài vi khuẩn kia không có khả năng gây bệnh cho người, trong khi vi khuẩn chlamydia trachomatis thì có.

Vi khuẩn chlamydia trachomatis gây bệnh gì?

Vi khuẩn chlamydia trachomatis được tìm thấy ở người bệnh đau mắt hột, bệnh u hạt lympho sinh dục (hay còn gọi là bệnh hột xoài), viêm niệu đạo không do lậu (Nongonococcal urethritis – N.G.U), viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng, chứng viêm vùng chậu (PID). Chlamydia trachomatis là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù do truyền nhiễm và cũng là vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.

Các loại vi khuẩn chlamydia trachomatis khác nhau gây ra các bệnh khác nhau. Dựa trên loại bệnh mà chúng gây ra, các chủng chlamydia trachomatis được phân thành 3 loại:

  • Serovar A đến C gây ra bệnh đau mắt hột – một trong những nguyên nhân gây mù lòa. Tuy nhiên, bệnh đau mắt hột này có khả năng chữa được.
  • Serovar D đến K gây nhiễm trùng đường sinh dục. Chlamydia trachomatis gây ra bệnh chlamydia. Ở nam giới, chlamydia và bệnh lậu mủ là hai trong số các bệnh gây nhiễm trùng ống dẫn tiểu thường gặp nhất. Nhiễm trùng dễ lan theo ống dẫn tinh, nhiễm vào tinh hoàn. Chlamydia ở nữ giới thì làm viêm cổ tử cung và ống dẫn tiểu. Tình trạng viêm nhiễm này có thể nhiễm lan lên tử cung, qua ống dẫn trứng vào vùng chậu gây viêm vùng chậu (PID). Viêm vùng chậu nếu không được điều trị sẽ khiến vùng chậu bị đau, đồng thời làm hư thai, dễ mang thai ngoài tử cung, hiếm muộn.
  • Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

  • Serovar L1 đến L3 gây nhiễm trùng xâm lấn các hạch bạch huyết gần bộ phận sinh dục, được gọi là bệnh u hạt lympho sinh dục (bệnh hột xoài).
  • Các chủng gây bệnh đường sinh dục là phổ biến nhất.

    Lưu ý:

    Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis vào mắt hoặc phổi nếu người mẹ bị nhiễm chlamydia ở đường sinh dục.

    Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh chlamydia ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào

    Người trưởng thành cũng có khả năng bị nhiễm chlamydia ở các cơ quan khác ngoài đường sinh dục như cổ họng, trực tràng. Nguyên nhân là do lây nhiễm khi quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

    Xét nghiệm để biết mình có bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis hay không

    Tìm hiểu thêm: Liên cầu khuẩn nhóm B là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

    Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

    Việc đầu tiên cần làm khi tiến hành xét nghiệm chlamydia là lấy mẫu thử.

    • Đối với người mắc bệnh đường sinh dục, mẫu được lấy là chất nhờn từ cổ tử cung của ống dẫn tiểu. Một số trường hợp có thể dùng nước tiểu (nước tiểu dùng làm mẫu thử phải là nước tiểu đoạn đầu, không phải nước tiểu đoạn giữa).
    • Đối với những trường hợp bị bệnh mắt nghi do vi khuẩn chlamydia trachomatis thì sẽ lấy ghèn mắt.
    • Trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh phổi thì hút chất nhờn từ khí quản.

    Các chủng chlamydia dễ dàng được xác định và phân biệt nhờ các xét nghiệm dựa trên DNA (DNA – based tests) như:

    • Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (Nucleic acid amplification tests – NAAT)
    • Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR)
    • Xét nghiệm lai axit nucleic (Nucleic acid hybridization tests)
    • Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme (Enzyme-linked immunosorbent assay – ELISA, còn có tên khác là Enzyme Immuno Assay – EIA
    • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (Direct fluorescent antibody test)

    Điều trị nhiễm khuẩn chlamydia trachomatis

    Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

    >>>>>Xem thêm: 4 dưỡng chất nên có trong bữa ăn của bé

    Khi bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis, bạn sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh như:

    • Doxycycline
    • Azithromycin
    • Erythromycin
    • Ofloxacin
    • Penicillin

    Trong đó, hai loại thuốc phổ biến nhất là azithromycin và doxycycline. Hai loại này được cho là có hiệu quả tương đương với tỷ lệ thành công lần lượt là 97% và 98%.

    Đối với trường hợp người bệnh là thai phụ, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc azithromycin, amoxicillin và erythromycin.

    Trong quá trình mang thai, xét nghiệm được thực hiện lại 3 tuần sau khi điều trị. Nếu nguy cơ tái nhiễm trùng cao thì việc theo dõi, tầm soát cần được lặp lại trong suốt thai kỳ.

    Nếu nhiễm trùng đã tiến triển, lan rộng ở cơ quan sinh sản và chứng viêm vùng chậu đã phát triển thì có khả năng ống dẫn trứng cũng đã bị tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm chlamydia trachomatis sau đó được điều trị ngoại trú bằng azithromycin hoặc doxycycline.

    Nếu mẹ bầu bị bệnh chlamydia, trẻ sinh ra có khả năng bị nhiễmvi khuẩn chlamydia trachomatis ở mắt và dễ tiến triển thành viêm phổi. Lúc này nên điều trị cho người mẹ và phương pháp được đề xuất là dùng erythromycin đường uống, đồng thời theo dõi các triệu chứng hẹp môn vị (IHPS) ở trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *