Có rất nhiều mẹ thắc mắc: Trẻ sốt có nên tắm không? Theo quan niệm dân gian, trẻ bị sốt thì không nên tắm vì sẽ làm bệnh trở nặng. Tuy nhiên, liệu đây có phải là quan niệm đúng đắn?
Bạn đang đọc: Trẻ bị sốt có nên tắm không? Cách tắm đúng cho bé bị sốt
Để biết được trẻ bị sốt có nên tắm không, mời bạn tham khảo bài viết tổng hợp thông tin dưới đây của Kenshin.vn.
Nội Dung
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Trước khi biết được trẻ có nên tắm khi bị sốt không, cùng khám phá những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ em. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị sốt, điển hình như:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt
Để có được câu trả lời hoàn chỉnh cho vấn đề bé bị sốt có nên tắm không, cha mẹ cần nhận biết rõ như thế nào là sốt ở trẻ em. Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trung bình vào khoảng 37.5℃ khi đo ở hậu môn. Khi nhiệt độ của trẻ tăng ở mức 38 độ C (hậu môn) hoặc hơn thì trẻ đã bị sốt.
Trên thực tế, trẻ bị sốt có thể có biểu hiện sốt rõ ràng hoặc không rõ ràng. Với trẻ càng nhỏ, các biểu hiện càng khó nhận ra. Vậy, trẻ bao nhiêu độ thì bị sốt? Trẻ có thể đã bị sốt nếu như:
- Nhiệt độ hậu môn và tai từ 38 độ C trở lên
- Nhiệt độ miệng từ 37,8 độ C trở lên
- Nhiệt độ vùng nách từ 37,2 độ C trở lên.
Ngoài ra, cha mẹ có thể phát hiện con đang sốt khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như:
- Ngủ li bì
- Bú kém
- Quấy khóc nhiều
- Nhịp thở nhanh
- Bé cảm thấy ấm hoặc nóng hơn bình thường, hoặc bạn sờ vào người bé thấy nóng hơn bình thường
- Một số bé có thể bị co giật.
Đọc thêm
Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt
Giải đáp: Trẻ bị sốt có nên tắm không?
Rất nhiều người, đặc biệt là những người lần đầu làm cha mẹ, thắc mắc không biết “Trẻ bị sốt có nên tắm không?”, “Nếu trẻ sốt 38-39 độ C có tắm được không?”, “Trẻ sốt mọc răng có nên tắm không?”… Những câu hỏi này đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều.
Có quan điểm cho rằng, việc tắm gội khi trẻ đang bị sốt là không nên vì sẽ khiến tình trạng này nặng hơn. Một số người lại cảm thấy việc tắm gội không ảnh hưởng gì đến cơn sốt của trẻ. Thực tế, lời đáp cho vấn đề trẻ bị sốt có nên tắm không là còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ bị sốt sẽ đổ rất nhiều mồ hôi, khiến các bé ngứa ngáy, khó chịu. Việc kiêng tắm gội cho bé có thể dẫn đến các bệnh về da, khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn, lâu hết bệnh hơn.
Do đó, câu trả lời đối với băn khoăn “Trẻ bị sốt có nên tắm không?” là cha mẹ nên tắm cho trẻ để cơ thể bé sạch sẽ, mau hạ nhiệt hơn nhé! Cụ thể:
- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Cha mẹ có thể tắm cho bé khi cơn sốt không quá 38 độ C.
- Với trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Cha mẹ có thể tắm cho con khi bé sốt dưới 39 độ C.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần đảm bảo tắm rửa đúng cách cho bé bị sốt để tránh bệnh trở nặng.
Lưu ý
Đặc biệt, những trẻ có bệnh lý nhiễm trùng trên da như thủy đậu, tay chân miệng, chốc lở, mụn nhọt cần được tắm rửa, không kiêng nước, đảm bảo da sạch sẽ, thoáng mát. Cha mẹ chỉ cần tránh gây trầy xước tổn thương thêm trên da bé là được.
Việc tắm sạch cho trẻ mắc những bệnh này giúp bé thoải mái hơn, đỡ ngứa, tránh gãi nhiều gây trầy xước da nặng hơn, đỡ lây truyền bệnh hoặc gặp phải các biến chứng da nặng hơn.
Những trường hợp không nên tắm cho trẻ bị sốt
Như vậy là bạn đã biết được trẻ sốt có tắm được không. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải trẻ nào bị sốt cũng nên tắm gội. Vậy trẻ bị sốt không được tắm khi nào? Dưới đây là một số trường hợp mà cha mẹ cần lưu ý không tắm cho bé:
- Khi trẻ sốt quá cao, cụ thể:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38°C trở lên
- Trẻ 3-6 tháng tuổi sốt từ 39°C trở lên
- Trẻ ở mọi lứa tuổi sốt từ 40°C trở lên
- Trẻ vừa mới ăn no hoặc bú xong
- Trẻ mới tiêm phòng
- Trẻ bị sốt kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc nhiều, nôn nhiều, đau đầu dữ dội, gáy cứng, sợ ánh sáng, phát ban mới trên da… Những trường hợp này cần đưa bé đi khám ngay lập tức.
Bạn có thể quan tâm:
Hướng dẫn tắm cho trẻ bị sốt đúng chuẩn y khoa
Tìm hiểu thêm: Tác dụng phụ của thuốc phá thai nguy hiểm thế nào?
>>>>>Xem thêm: U não lành tính
Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn băn khoăn “Trẻ bị sốt có nên tắm không?” nữa rồi. Việc tắm cho trẻ bị sốt sẽ đòi hỏi bạn phải cẩn thận hơn trong quy trình và luôn phải quan sát, lưu ý đến các biểu hiện của trẻ. Bạn hãy tham khảo hướng dẫn tắm cho trẻ bị sốt đúng cách như sau:
- Bước 1: Đo nhiệt độ cơ thể bé, đảm bảo thân nhiệt của bé trong phạm vi được phép tắm.
- Bước 2: Chuẩn bị khăn tắm, áo quần và những vật dụng khác.
- Bước 3: Đóng tất cả các cửa lại, tránh để gió lùa vào phòng tắm.
- Bước 4: Chuẩn bị nước tắm và sữa tắm cho trẻ. Nhiệt độ nước nên thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt của trẻ. Thông thường, nhiệt độ tắm an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là từ 37°C đến 38°C.
- Bước 5: Tiến hành tắm cho trẻ, và đảm bảo duy trì nhiệt độ nước như ban đầu.
- Bước 6: Lau khô người bé bằng khăn mềm, sạch rồi mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé.
Lưu ý khi tắm cho trẻ bị sốt
Bên cạnh băn khoăn “Trẻ bị sốt có nên tắm không?”, một số cha mẹ cũng thắc mắc trong quá trình tắm cho trẻ cần lưu ý những gì. Sau đây là một số điều cần lưu ý:
- Luôn để ý các biểu hiện của trẻ trong quá trình tắm. Nếu trẻ rùng mình, bạn hãy ngừng tắm ngay lập tức và dùng khăn nhẹ nhàng lau khô cơ thể trẻ.
- Việc tắm nước ấm sẽ có tác dụng tốt hơn nếu trẻ cũng được dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng theo cân nặng và độ tuổi. Nếu không, nhiệt độ cơ thể bé có thể tăng trở lại.
- Không tắm nước lạnh, chườm đá hoặc sử dụng cồn với mục đích hạ sốt cho trẻ. Những điều này thường khiến trẻ rùng mình, dễ sốt cao hơn.
Ngoài tắm rửa ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Hãy bổ sung nhiều chất lỏng cho trẻ để bù lại lượng nước cho trẻ trong lúc sốt:
- Với trẻ sơ sinh, bạn có thể bổ sung chất lỏng cho bé bằng cách tăng số lần bú.
- Với các bé đã lớn, bố mẹ nên cho bé ăn đồ lỏng, mát, cho uống thêm nước loct hoặc các nước hoa quả như nước cam, nước dừa,… để giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ bị sốt có nên tắm không. Nếu đã áp dụng phương pháp dùng thuốc, tắm rửa nhưng trẻ vẫn không đỡ thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để được hỗ trợ điều trị đúng cách và kịp thời.