Đầu nhỏ

Đầu nhỏ

Đầu nhỏ

Tìm hiểu chung

Bệnh đầu nhỏ là gì?

Bệnh đầu nhỏ là một tình trạng vòng đầu của trẻ nhỏ hơn nhiều so với dự kiến. Trong giai đoạn thai kỳ, đầu của thai nhi phát triển theo sự tăng trưởng về kích thước của não bộ. Nếu não không phát triển đúng cách trong suốt thời kỳ bào thai hoặc ngưng phát triển sau khi chào đời, kích thước đầu cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Bạn đang đọc: Đầu nhỏ

Theo nhiều chuyên gia, tật đầu nhỏ có thể xảy ra riêng biệt hoặc đi kèm với một số dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đầu nhỏ?

Trong trường hợp nhẹ, vòng đầu của bé vẫn sẽ phát triển theo thời gian. Tuy nhiên, so với những trẻ nhỏ bình thường, kích cỡ đầu của trẻ bị tật đầu nhỏ vẫn nhỏ hơn. Trí thông minh của một số bé gặp phải vấn đề này có thể bình thường. Mặc dù vậy, không ít trẻ có thể gặp khó khăn trong học tập nhưng không quá mức nghiêm trọng.

Ngoài ra, trẻ bị bệnh đầu nhỏ còn có thể bắt gặp các triệu chứng khác như:

  • Khả năng cân bằng và phối hợp
  • Chậm phát triển (trì hoãn giai đoạn tập ngồi, đứng, đi)
  • Gặp khó khăn trong việc ăn uống
  • Nghe kém
  • Hiếu động thái quá (khả năng tập trung kém hoặc không ngồi yên được)
  • Co giật
  • Chiều cao phát triển không tốt
  • Khả năng ngôn ngữ
  • Các vấn đề về thị giác
  • Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

    Bác sĩ có thể phát hiện bệnh đầu nhỏ của con bạn khi trẻ mới sinh hoặc tại các lần kiểm tra sức khỏe định kì. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng đầu con bạn nhỏ hơn bình thường hoặc không phát triển như mong muốn, hãy nói chuyện với bác sĩ.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Nguyên nhân nào gây ra bệnh đầu nhỏ?

    Đầu nhỏ thường là kết quả của sự phát triển bất thường của não bộ, có thể xảy ra trong tử cung (bẩm sinh) hoặc trong giai đoạn nhũ nhi. Đầu nhỏ có thể mang tính di truyền. Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra bởi một số tác nhân khác, bao gồm:

    • Dính khớp sọ: các khớp sọ giữa các tấm xương hình thành nên hộp sọ dính vào nhau quá sớm ở trẻ nhũ nhi làm hạn chế sự phát triển của não bộ. Trẻ cần phẫu thuật để tách các xương dính vào nhau. Ngoài ra, phẫu thuật này còn giúp nới rộng không gian để não lớn lên và phát triển.
    • Đột biến nhiễm sắc thể: hội chứng Down và các tình trạng liên quan có thể dẫn đến đầu nhỏ
    • Thiếu oxy não trong bào thai: một số biến chứng của thai kỳ hoặc chuyển dạ có thể làm giảm cung cấp oxy cho não của thai nhi
    • Nhiễm trùng bào thai trong quá trình mang thai: chúng bao gồm toxoplasmosis, cytomegalovirus, rubella và thủy đậu 
    • Tiếp xúc với ma túy, rượu hoặc một số độc tố trong bụng mẹ: bất kỳ tiếp xúc nào trong số này cũng gây cho trẻ các nguy cơ bất thường về não
    • Suy dinh dưỡng nặng: không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
    • Mẹ bầu mắc bệnh phenylketo niệu (PKU): PKU là một dị tật bẩm sinh cản trở việc phân rã các axit amin phenylalanine

    Nguy cơ mắc phải

    Mức độ phổ biến của bệnh đầu nhỏ như thế nào?

    Thực tế, tỷ lệ bị tật đầu nhỏ ở trẻ em rất thấp. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đầu nhỏ?

    Để xác định liệu trẻ có bị bệnh đầu nhỏ không, bác sĩ có thể hỏi kĩ lưỡng về toàn bộ quá trình mang thai, sinh đẻ của mẹ bầu và bệnh sử gia đình. Sau đó, họ sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện thăm khám lâm sàng.

    Bác sĩ sẽ đo chu vi đầu của bé, so sánh với biểu đồ tăng trưởng, tính toán và phỏng đoán số đo của các lần khám trong tương lai. Bên cạnh đó, việc đo vòng đầu của bố mẹ cũng cần thiết xác định nguyên nhân tật đầu nhỏ ở trẻ có liên quan đến yếu tố di truyền hay không.

    Trong một số trường hợp, ví dụ như trẻ chậm phát triển, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm như chụp CT hoặc MRI và xét nghiệm máu nhằm giúp xác định nguyên nhân gây nên vấn đề này.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đầu nhỏ?

    Y học vẫn chưa có cách chữa trị bệnh đầu nhỏ nhưng chúng ta vẫn còn có những phương pháp để giúp trẻ kiểm soát hành vi, cải thiện quá trình phát triển hay điều trị động kinh.

    Nếu trẻ không may mắc phải bệnh đầu nhỏ, gia đình cần thường xuyên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được kiểm tra về quá trình phát triển.

    Với những trường hợp nặng, bé sẽ cần được điều trị suốt đời để kiểm soát triệu chứng. Một số triệu chứng bệnh đầu nhỏ như co giật có thể đe dọa đến tính mạng. Bác sĩ sẽ tham vấn cho bố mẹ các phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn cho con và cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Tìm hiểu thêm: 8 cách xử lý khi bị chóng mặt hiệu quả chỉ trong 5 phút

    Đầu nhỏ

    >>>>>Xem thêm: Cách nấu cháo cua đồng cho bé ngon bổ, không tanh, nhanh tăng cân

    Ngoài ra, trẻ mắc bệnh còn có thể cần:

    • Thuốc để kiểm soát cơn co giật, động kinh và cải thiện chức năng thần kinh, cơ bắp
    • Trị liệu ngôn ngữ
    • Vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đầu nhỏ?

    Khi đang mang thai, mẹ có thể thực hiện các bước sau để phòng ngừa chứng đầu nhỏ mắc phải cho con:

    • Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lí và bổ sung vitamin
    • Không dùng đồ uống có cồn và chất gây nghiện
    • Tránh xa các hóa chất
    • Rửa tay thường xuyên và điều trị các bệnh thông thường một cách kịp thời
    • Không tiếp xúc với nơi đựng rác bẩn. Bạn nên lưu ý phân mèo có thể làm lây lan ký sinh trùng gây bệnh.
    • Sử dụng thuốc chống côn trùng an toàn cho thai phụ khi ở các khu vực nhiều cây cối hoặc nhiều muỗi
    • Tham vấn bác sĩ chuyên khoa

    Nếu gia đình đã có một trẻ mắc bệnh đầu nhỏ và muốn sinh thêm thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tư vấn về di truyền có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ di truyền đối với bệnh này.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *