Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể khiến bố mẹ lo lắng. Thế nhưng, ít ai biết rằng nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân thường rất đơn giản và ít ai để ý.
Bạn đang đọc: “Giật mình” với 4 nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân – Giải pháp là gì?
Bạn đang lo lắng vì trẻ sơ sinh tháng đầu tăng cân ít, trẻ sơ sinh tháng đầu tăng 7 lạng, trẻ sơ sinh tháng thứ 2 không tăng cân hay trẻ sơ sinh tháng thứ 3 không tăng cân? Việc bé cưng phát triển chậm hơn so với con nhà hàng xóm là điều khiến không ít các bậc cha mẹ băn khoăn, lo lắng. Thực tế là có rất nhiều yếu tố khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm hay trẻ sơ sinh tăng cân quá ít hơn so với trẻ cùng độ tuổi.
Vậy trẻ sơ sinh chậm tăng cân có nguy hiểm không, trẻ sơ sinh chậm tăng cân phải làm sao, trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì và làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Nếu bạn đang có thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh chậm tăng cân thì hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Nội Dung
- 1 Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân hoặc không tăng cân
- 2 4 nguyên nhân khiến bé sơ sinh chậm tăng cân
- 3 Trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao?
- 4 Trẻ sơ sinh chậm tăng cân: Khi nào cần lo lắng?
- 5 Những trường hợp có khả năng gặp khó khăn khi tăng cân
- 6 Có nên cân trẻ sơ sinh tại nhà thường xuyên không?
- 7 Trẻ sơ sinh tăng cân ít có sao không?
Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân hoặc không tăng cân
Cách duy nhất để biết nếu em bé tăng cân hay không là thông qua việc kiểm tra cân nặng ở các buổi khám sức khỏe định kỳ. Bạn cũng nên theo dõi phân, nước tiểu, thói quen bú của con và ghi chú lại. Ngoài ra, một số biểu hiện bé chậm hoặc không tăng cân cũng có thể bao gồm việc bé tỏ ra mệt mỏi, uể oải…
Thông thường, từ khi chào đời cho đến khoảng 4 ngày tuổi, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
Sau khoảng thời gian này, mức tăng cân của trẻ sơ sinh trung bình của trẻ là khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của bé sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc sinh và có thể khiến mẹ lầm tưởng trẻ sơ sinh không tăng cân trong tháng đầu. Sau sinh khoảng 3 tháng, cân nặng của bé có thể tăng từ 1 – 1,2kg.
Càng về sau, mức tăng cân của bé sẽ càng chậm. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, mỗi 2 tuần bé tăng khoảng 225g, khi 6 tháng cân nặng của bé sẽ gấp đôi lúc mới sinh.
Tuy nhiên, mức tăng cân của trẻ sơ sinh ở mỗi bé là không giống nhau, có bé sẽ tăng nhanh hoặc chậm hơn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu cân nặng của bé không xê xích quá nhiều.
>>> Bạn có thể xem thêm: Nhiệt độ trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là sốt?
4 nguyên nhân khiến bé sơ sinh chậm tăng cân
Có khá nhiều lý do khiến bé không đạt được mức cân nặng như kỳ vọng, bao gồm:
- Không ngậm vú mẹ đúng cách
Ngậm ti mẹ đúng cách sẽ giúp bé lấy được sữa mẹ ra khỏi bầu ngực mà không cảm thấy mệt mỏi và bực bội. Nếu trẻ sơ sinh không thể thực hiện điều này, bé sẽ tăng cân chậm hoặc thậm chí trẻ sơ sinh không tăng cân.
- Thời gian bú thiếu hợp lý
Trẻ sơ sinh nên được cho bú mỗi 2 – 3 tiếng mỗi ngày trong 6 – 8 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Nếu bé tỏ ra muốn được bú mẹ thường xuyên hơn, hãy đáp ứng nhu cầu này của con và đừng đợi cho đến lúc bé khóc.
- Bé đang gặp vấn đề về sức khỏe
Nếu em bé không thoải mái vì những chấn thương khi sinh hoặc bị nhiễm trùng chẳng hạn như tưa miệng, con yêu có thể không muốn bú mẹ. Điều này dẫn đến việc trẻ sơ sinh chậm tăng cân.
- Nguồn sữa mẹ thấp
Sữa mẹ không đủ dồi dào có thể khiến bé bị đói, dẫn đến việc chậm tăng cân. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện khá dễ dàng nếu bạn biết cách tăng lượng sữa. Trong trường hợp thiếu sữa mẹ do gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và chữa trị.
>>> Bạn có thể xem thêm: Sữa mẹ để ngoài được bao lâu, để tủ lạnh được bao lâu? Mẹ cần lưu ý gì?
Trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao?
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân phải làm sao? Trẻ sơ sinh chậm tăng cân nên bổ sung gì? Trẻ sơ sinh tăng cân chậm, trẻ sơ sinh tăng cân quá ít có thể khiến mẹ lo lắng, căng thẳng và luôn mãi suy nghĩ, tìm cách không biết làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân.
Nếu trẻ sơ sinh tăng cân quá ít hoặc thậm chí trẻ sơ sinh không tăng cân, bạn có thể thử các cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân sau:
- Cho bé dùng thêm sữa bột hay sữa công thức
- Sử dụng núm vú hỗ trợ cho bú để giúp con nhận được đủ lượng sữa cho quá trình phát triển
- Đưa trẻ đi khám để kiểm tra và phát hiện nguyên nhân cũng như chỉ định sử dụng thuốc nếu cần
- Chắc chắn rằng bé đang ngậm núm vú mẹ một cách chính xác. Bạn có thể nhờ một người có kinh nghiệm trong việc cho con bú, bác sĩ, chuyên gia tư vấn để được giúp đỡ nếu cần
- Trẻ sơ sinh chậm tăng cân phải làm sao? Cho bé bú mẹ mỗi 2 – 3 tiếng và bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói. Đừng giãn cách thời gian cho bú (khoảng 3 – 4 tiếng cho 1 cữ) giống như những bé bú sữa công thức vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn nên bé được nuôi bằng sữa mẹ cần ăn thường xuyên hơn
- Tránh sử dụng núm vú giả trong 4 – 6 tuần đầu sau sinh. Nếu em bé ngậm núm vú giả thường xuyên có thể làm con mệt mỏi, bú kém khiến lượng sữa mẹ nhận được không nhiều như mong muốn. Sau khi bé bú mẹ và tăng cân tốt, bạn có thể cho con dùng lại núm vú giả.
>>> Bạn có thể xem thêm: Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn: 7 nguyên nhân phổ biến và phương pháp vệ sinh mắt đúng cách
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân: Khi nào cần lo lắng?
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể giảm tới 10% trọng lượng cơ thể trong tuần đầu tiên sau sinh. Bé sẽ lấy lại cân nặng đã giảm sau khi được hai tuần tuổi, do đó bạn có thể thấy trẻ sơ sinh tháng đầu tăng cân ít. Trong ba tháng tiếp theo, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ tăng khoảng 29g/ngày.
Tăng cân là dấu hiệu tốt nhất cho thấy trẻ sơ sinh đang bú đủ sữa. Khi trẻ sơ sinh lên cân chậm hơn dự kiến, điều đó có nghĩa rằng bé chưa nhận được lượng thức ăn cần thiết.
Vì vậy, nếu sau hai tuần mà trẻ sơ sinh không có mức cân nặng như thời điểm chào đời, trẻ sơ sinh tháng đầu tăng cân ít, trẻ sơ sinh tháng thứ 2 không tăng cân, trẻ sơ sinh tháng thứ 3 không tăng cân hoặc không tăng cân đều đặn, đó có thể là vấn đề cần được quan tâm.
Nếu trẻ sơ sinh tăng cân chậm nhưng vẫn tự thức dậy và đòi bú 8 đến 12 lần một ngày, phát triển với tốc độ ổn định, có số tã bẩn như những đứa trẻ khác. Bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhưng không cần quá lo.
Những trường hợp có khả năng gặp khó khăn khi tăng cân
Tìm hiểu thêm: Nên uống gì cho mát gan hết mụn tại nhà?
>>>>>Xem thêm: Bạn cần bổ sung lượng calo cần thiết trong 1 ngày như thế nào?
Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bú sữa mẹ và tăng cân đều đặn, một số bé bú sữa mẹ mà không tăng cân thì có thể là do các vấn đề như:
- Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Căn bệnh này sẽ khiến bé rất buồn ngủ và lười bú
- Trẻ sinh non: Trẻ sinh non trước 37 tuần có thể không đủ sức hoặc năng lượng để bú mẹ. Bé cũng có nhiều khả năng buồn ngủ và gặp các vấn đề y tế như mất nước, từ đó càng khiến quá trình bú sữa diễn ra khó khăn hơn
- Trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh thường xuyên nôn sau khi bú không chỉ khiến làm mất một lượng sữa trong dạ dày mà axit từ dạ dày còn có thể gây kích thích cổ họng và thực quản, khiến bé gặp khó khăn khi bú.
Trong một số ít trường hợp, việc không tăng cân có thể là do vấn đề về:
- Bệnh tim thiếu máu
- Phổi (chẳng hạn như bệnh xơ nang)
- Nhiễm sắc thể (chẳng hạn như hội chứng Down)
- Hệ thống thần kinh (chẳng hạn như bệnh bại não)
- Rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết (chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng)
Nếu bé yêu nhà bạn có một trong số các vấn đề được liệt kê bên trên, bạn nên đưa con đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Có nên cân trẻ sơ sinh tại nhà thường xuyên không?
Đối với một số bà mẹ, cân trẻ sơ sinh tại nhà có thể giúp giảm bớt một số lo lắng khi cho con bú nếu bé tăng cân chậm. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tốt hơn nếu có một thang đo chính xác và bạn biết cách sử dụng.
>>> Bạn hãy xem thêm bài viết Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và 6 yếu tố quyết định tầm vóc
Trẻ sơ sinh tăng cân ít có sao không?
Nếu không được kiểm soát, tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân, trẻ sơ sinh tăng cân quá ít hoặc trẻ sơ sinh không tăng cân có thể gây ra các tác động tiêu cực, chẳng hạn như:
- Suy dinh dưỡng
- Cấu trúc cơ yếu
- Vấn đề tim mạch
- Tăng trưởng bất ổn
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Luôn mệt mỏi do thiếu năng lượng.